Sự phẫn nộ của người dân đối với trường hợp gần đây của Christine Fang, một công dân Trung Quốc, người dần dần thu thập được quyền tiếp cận chính trị bí mật thông qua các mối quan hệ tình ái với ít nhất hai thị trưởng Mỹ, cho thấy nhiều người dân Mỹ không biết rằng đây là một thủ đoạn phổ biến của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Có một thuật ngữ dành riêng cho điều này gọi là “honeytrapping (theo nghĩa đen là bẫy mật ong, hay thường được gọi là mỹ nhân kế)”, nghe có vẻ giống thứ gì đó tương tự trong phim điệp viên của Hollywood. Trên thực chất đây là một chiến lược gián điệp được ĐCSTQ sử dụng vô cùng rộng rãi và đại trà.
Mỹ nhân kế là một trong những thủ đoạn mà ĐCSTQ sử dụng để khai thác thông tin quan trọng hoặc nhạy cảm, hoặc dùng để tống tiền các nhân vật có tầm ảnh hưởng của một quốc gia. Các chính trị gia Mỹ ở các vị trí quyền lực khác nhau, bao gồm những người trong cộng đồng tình báo và đặc biệt là các thành viên Quốc hội, là các mục tiêu hàng đầu, theo các chuyên gia. Mức độ phổ biến của các vụ việc như vậy chưa được thống kê đầy đủ do tính chất nhạy cảm của chúng.
Theo tờ Axios, Christine Fang, người bị nghi là gián điệp Trung Quốc, đã thiết lập một mối quan hệ thân mật với thành viên Ủy ban Tình báo Hạ viện, Dân biểu từ tiểu bang California Eric Swalwell. Cô này đã bị tình báo Hoa Kỳ tình nghi là gián điệp nằm vùng của Trung Quốc.
“Mỹ nhân kế vẫn là một thủ thuật có tự lâu đời”, Dân biểu Jim Banks từ tiểu bang Indinana trao đổi với The Epoch Times.
Ông cho biết: “Sự cả tin và liều lĩnh của Swalwell không chỉ khiến ông ta mất ghế trong Ủy ban Tình báo Hạ viện, mà còn bị khai trừ khỏi Quốc hội”.
Và nó không chỉ xảy ra ở Mỹ. Tại Vương quốc Anh các điệp viên Trung Quốc cũng giăng ra cạm bẫy tương tự.
Chen Yonglin, một cựu quan chức ngoại giao cấp cao tại lãnh sự quán Trung Quốc ở Sydney (Australia), người đã đào tẩu năm 2005, tuyên bố Trung Quốc đang điều hành một mạng lưới “hơn 1.000 mật vụ ở Australia”.