Tin tức Đa Chiều
Tâm Linh

Tiên tri ngày tận thế (P1): Thảm họa tự nhiên và dịch bệnh

Thánh Gioan, Nostradamus, người Maya, Aztec và Hopi cổ đại… đã nhìn thấy và dự đoán như thế nào về dấu hiệu của ngày tận thế? Điểm giống nhau của những lời tiên tri thời cổ đại là gì?  

Nhìn lại những gì đã xảy ra cho tới ngày hôm nay, mọi người đều bất ngờ khi phát hiện ra rằng những lời tiên tri trong quá khứ đã lần lượt ứng nghiệm một cách thần kỳ. Tại sao những điều vốn bị cho là mê tín và viển vông, được dự đoán cách đây hàng nghìn năm lại có thể trở thành sự thật? Còn điều gì sắp sửa xảy ra? Hãy cùng chúng tôi khám phá những dự ngôn nổi tiếng tự Đông Tây kim cổ qua chuyên đề “Tiên tri về ngày tận thế”.

1. Nước sông chuyển đỏ

Mấy năm gần đây, xuất hiện đặc biệt nhiều báo cáo về tình trạng nước sông chuyển sang màu đỏ. Tiêu biểu kể đến như dòng sông Daldykan và Molchanka ở Nga chuyển đỏ chỉ sau một đêm, hoặc sông ở làng Myjava ở Slovakia, hay sông Dương Tử ở Trung Quốc. Ngoài ra còn có các trường hợp được ghi nhận ở Lebanon, Netherlands, một số nơi ở Mỹ và cả ở Úc, v.v… Thậm chí còn có mưa với nước đỏ như máu rơi hơn 15 phút đồng hồ tại một thị trấn gần Sri Lanka.

Dòng sông Daldykan ở Nga chuyển đỏ như máu chỉ sau một đêm

Tuy đây là hiện tượng rất kỳ lạ, nhưng nó thực sự đã diễn ra. Các tín đồ Cơ đốc giáo mau chóng nhận ra, hiện tượng gần như bất khả thi này đã từng được đề cập trước đó trong Kinh Thánh. Trong đó, nơi nào xuất hiện dòng sông máu này thì đại dịch đang ập đến. Sau đó, một loại bệnh nguy hiểm sẽ giết chết toàn bộ gia súc và lây lan tới con người…

“Bấy giờ tôi nghe có tiếng lớn từ đền thờ truyền cho bảy vị thiên sứ, ‘Hãy đi và đổ bảy bát thịnh nộ của Ðức Chúa Trời xuống đất.’

Vậy vị thiên sứ thứ nhất đi ra và đổ bát của mình xuống đất; thế là lở loét và ung độc xảy đến trên những kẻ có dấu của Con Thú và những kẻ thờ lạy hình tượng nó.

Vị thiên sứ thứ nhì đổ bát của mình xuống biển; nước biển biến thành máu như máu của người chết; và mọi sinh vật trong biển đều chết.

Vị thiên sứ thứ ba đổ bát của mình xuống các sông ngòi và các suối nước; chúng đều biến thành máu.”

Khải huyền (Chương 16: Bảy bát thịnh nộ, Câu 1-4)

Lý giải cho cơn thịnh nộ này, Thánh Gioan tiếp:

“Tôi nghe thiên sứ của nước nói rằng:

‘Lạy Đấng Thánh, Đấng Hiện Có, Đấng Đã Có, Ngài là công chính,

Vì Ngài đã xét đoán những điều này;

Bởi chúng đã làm đổ máu những thánh đồ và các nhà tiên tri,

Nên Ngài đã cho chúng uống máu.

Thật là đáng lắm!’

Khải huyền (Chương 16: Bảy bát thịnh nộ, Câu 5-6)

2. Dịch châu chấu

Ở Đông Phi và một phần Nam Á, hàng trăm tỷ con châu chấu bất ngờ tràn vào phá hoại mùa màng và đe dọa sinh kế của cư dân địa phương. Chúng được báo cáo là đã đến Kuwait, Bahrain, Qatar và dọc theo bờ biển Iran. Ngoài ra, Washington D.C cũng ghi nhận lượng lớn ong bắp cày sát thủ di cư đến vào mùa hè. Đây là loài côn trùng khổng lồ với khả năng quét sạch ong mật bản địa, và nghiêm trọng hơn là có thể làm chết người chỉ sau vài vết đốt.

Không những thế, theo tờ Jerusalem Post, bầy châu chấu còn tìm đường đến bờ Biển Đỏ, Ai Cập, Ả Rập Saudi và tràn vào các thánh địa ở Mecca. Điều này không khỏi làm người ta nhớ đến câu chuyện 10 đại thảm họa của Ai Cập cổ trong Kinh Thánh. Trong đó, dịch châu chấu là lời cảnh báo từ Thần linh để yêu cầu con người ăn năn và thay đổi cách hành xử của họ:

10 thảm họa của Ai Cập cổ

Chúa đã giáng 10 thảm họa xuống Ai Cập để cảnh báo Pharaoh

Theo kinh Cựu Ước cách đây hơn 3.000 năm, người Do Thái bị chính quyền Ai Cập bắt làm nô lệ, đời sống tận cùng khổ cực. Để cứu vớt họ, Chúa đã sai Moses – vốn là một người Do Thái được nuôi trong hoàng cung Ai Cập, đưa dân mình rời khỏi Ai Cập đi tìm miền đất hứa.

Cùng với các sứ giả của dân Do Thái, Moses đã đề nghị Pharaoh cho người Do Thái được rời Ai Cập, nhưng nhà vua kiên quyết không chấp nhận. Cũng chính vì thế, Chúa đã giáng liên tiếp 10 thảm họa xuống đất Ai Cập: sông Nile nhuốm máu và tôm cá chết hàng loạt; ếch nhái bò khắp nơi, ruồi muỗi hoành hành, gia súc chết vì dịch bệnh, da thịt người bỏng rộp và không thể chữa trị; mưa đá kèm sấm sét và lửa trời giáng xuống; nạn dịch châu chấu; mọi vật chìm trong bóng tối và con đầu lòng của các gia đình Ai Cập đều chết.

“Chúa phán cùng Moses, ‘Hãy giơ tay con lên xứ Ai-cập thì cào cào sẽ bay tới. Chúng sẽ phân tán khắp xứ Ai-cập và ăn sạch mọi thứ thảo mộc mà mưa đá không làm giập.’”

Sách Xuất Hành (chương 10, câu 12)

Giữa những thảm hoạ, Moses đã ra sức thuyết phục Pharaoh nhượng bộ và hối cải tội ác của mình, để tránh những thảm hoạ không đáng có cho người Ai Cập.

“Ta có thể ngăn trời mưa xuống hay sai cào cào tàn phá xứ. Ta cũng có thể sai bệnh tật đến trên dân ta. Nhưng nếu dân ta là dân được gọi bằng danh ta ăn năn việc làm của họ, nếu họ khẩn nguyện và vâng lời ta, ngưng các hành vi gian ác của họ thì ta sẽ từ trời nghe họ. Ta sẽ tha tội cho họ và chữa lành cho xứ.”

Sử ký II (chương 7, câu 13-14)

Nhưng đáng buồn là Pharaoh không tin vào Chúa. Ông ta tập hợp binh lính để đuổi theo người Do Thái. Moses đã làm phép rẽ nước Biển Đỏ sang hai bên, mở lối cho người Do Thái đi qua. Khi đạo quân Ai Cập đuổi tới, nước Biển Đỏ lại đột nhiên phủ đầy trở lại, chôn vùi đạo quân hùng hậu.

Moses đã làm phép rẽ nước Biển Đỏ sang hai bên, mở lối cho người Do Thái đi qua

3. Dịch bệnh

Chúng ta sẽ trở lại với Kinh Thánh ở những đoạn sau, trong phần này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những lời tiên tri của phương Đông về tình hình đại dịch bệnh trong năm nay.

Sự lây lan khủng khiếp của đại dịch viêm phổ Vũ Hán đã cướp đi sinh mệnh của hàng triệu người trên thế giới. Đầu tháng 10 năm nay, WHO gây sốc khi cho biết khoảng 10% dân số toàn cầu có thể đã nhiễm căn bệnh quái ác này. Ấy thế mà, thảm họa không ai ngờ đến này đã được dự đoán chính xác từ xa xưa trong những văn thư cổ đại. Trong đó, tiêu biểu có thể kể đến những cổ thư như “Khổng Thánh Chẩm Trung Ký” và “Thôi Bối Đồ” của Trung Quốc.

Khổng Thánh Chẩm Trung Ký

Tương truyền, “Khổng Thánh Chẩm Trung Ký” là cuốn sách dự ngôn được cất giữ trong chiếc gối thường nằm của Khổng Tử. Toàn cuốn sách lấy nhất giáp tự sáu mươi năm phân thành thượng nguyên, trung nguyên, hạ nguyên, từ đó dự đoán về thế giới tự nhiên và các sự kiện theo từng năm. Đến nay, nguồn gốc ban đầu của bộ sách vẫn là điều bí ẩn, chỉ biết rằng phiên bản đầu tiên được tìm thấy từ thời vua Đồng Trị đời Thanh, vua Quang Tự, và thời Trung Hoa Dân Quốc.

Hãy cùng điểm qua đoạn miêu tả về Năm Canh Tý trong cuốn sách “Khổng Thánh Chẩm Trung Ký”.

“Canh tử tật bệnh quảng, hổ lang mãn sơn xuyên. Bách tiền hoán thăng mễ, hà thủy xung đoạn thuyền. Tảo hòa lược hưng vượng, vãn đạo thu bất toàn. Thu đông đậu mạch thục, yến địa trùng hại điền.

Tử Cống viết: Thiên giáng ôn dịch, địa khởi lang yên, cốc mễ ngang quý, hà thủy phiếm yêm. Hà dĩ thương trù cứu tế thời nan? Ngô dĩ vi nội nhi an dân, mạc như khinh tài bình thiếu; ngoại nhi trừ tặc, mạc như tập chúng luyện đoàn tín, năng hành thử hựu hà hoạn yên?”

Đoạn văn trên đại ý rằng, những năm Canh Tý  sẽ xảy ra ôn dịch, chiến tranh, hoặc khởi nghĩa, lũ lụt, lương thực mất mùa, giá cả leo thang, sâu bệnh hoành hành. Điều này không khỏi làm chúng ta giật mình kinh ngạc, khi nhận thấy mối liên hệ của câu sấm đối với những sự kiện diễn ra trong năm vừa qua. Bao gồm dịch viêm phổi Vũ Hán cùng nạn châu chấu đang tấn công vào Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan.

Một trang trong “Khổng Thánh Chẩm Trung Ký”

Không những thế, người xưa phát hiện rằng vào mỗi chu kỳ 60 năm của năm Canh Tý đều xuất hiện nhiều thảm họa và những sự kiện đột biến trên thế giới, bèn gộp chung chúng lại gọi là “tai ương Canh Tý”. Ngoài năm 2020, vào những năm Canh Tý thời cận đại như 1780, 1840, 1990 và 1960 đều diễn ra các đại tai ương lịch sử:

Năm Canh Tý 1780, Ban Thiền Lạt Ma đến Bắc Kinh và qua đời. Cũng trong năm đó, Tây Ban Nha tuyên chiến với Anh, và chiến tranh cách mạng nổ ra ở Mỹ. Ở Iran, 1 trận động đất lớn đã làm hơn 200 nghìn người chết thảm.

Năm Canh Tý 1840, Trung Quốc thất bại ê chề trong cuộc chiến tranh nha phiến, buộc phải công nhận thương quyền buôn bán nha phiến của ngoại quốc. Thêm vào đó, triều đình Mãn Thanh lúc bấy giờ phải ký các hiệp ước bất bình đẳng, đồng ý mở nhiều cảng cho phép phương Tây vào thông thương.

Năm Canh Tý 1900, Ấn Độ đối mặt với nạn đói lớn khiến hàng triệu người chết. Đồng thời, một làn sóng đình công nổ ra ở châu Âu và từ đây chiến tranh Nam Phi cũng bắt đầu. Cũng trong năm này, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn nổi dậy đặt dấu chấm hết cho triều đại Mãn Thanh, mở đầu cho sự thành lập Trung Hoa Dân Quốc.

Năm Canh Tý 1960, có 17 quốc gia châu Phi được trao trả độc lập, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, do đó năm 1960 được là gọi là “năm châu Phi”. Lúc này, Trung Quốc cũng bắt đầu nạn đói kéo dài liên tiếp 3 năm khiến hàng chục triệu người chết.

Tiếp tục diễn giải những dòng của Tử Cống, chúng ta có thể nhìn thấy các thảm họa xảy ra trong năm nay:

“Đó là năm mà cả Trung Hoa đều sẽ khóc. Tai họa lớn đến mức ngay cả Tết cũng không thể tổ chức. Sau đó bệnh dịch sẽ ập tới như vũ bão, ngay cả hổ và sói cũng phải lẩn trốn trong núi. Bệnh dịch bao trùm khắp đại lục – và cuối cùng sẽ lan ra toàn thế giới. Giá gạo đắt đến mức người ta không thể mua nổi. Thuyền bè qua sông sẽ gặp nạn, các dòng sông sẽ nhấn chìm vùng nông thôn. Người dân trong năm đó chỉ có thể thu hoạch lúa vào đầu mùa xuân. Không có vụ thu hoạch lúa, đậu hay yến mạch cuối mùa, bởi vì những đàn châu chấu dày đặc như bão sẽ tàn phá toàn bộ, không gì cản được.”

Dịch bệnh ập tới Trung Quốc như vũ bão và lan ra toàn thế giới là điều đã được Tử Cống ghi chép lại

Thú vị là trong năm nay, quả thật Trung Quốc không thể tổ chức Tết âm lịch như thường lệ vào cuối tháng Giêng hoặc đầu tháng Hai, bởi sự lan rộng của virus Corona. Thậm chí ở Mỹ, các nhà khoa học ghi nhận nhiều con hổ cũng dương tính với virus.

Giãn cách xã hội trên diện rộng đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng nhanh chóng ở Trung Quốc. Trái ngược với chiều hướng này, giá cả của gạo ở Trung Quốc lại tăng đến “vài lần trong một ngày”, do vụ mùa thất bát và ảnh hưởng của dịch. Rất nhiều hộ gia đình đã lâm vào tình trạng không còn chút lương thực nào để ăn. Chưa hết, năm nay Trung Quốc còn ghi nhận số lượng bão lũ đạt mức kỷ lục lịch sử kể từ năm 1998, nhấn chìm nhiều khu vực rộng lớn và gây nên cái chết cho hàng trăm người.

Tai ương nối tiếp tai ương, Trung Quốc tiếp tục hứng chịu nạn châu chấu tồi tệ nhất hàng thập kỷ. Những đàn châu chấu tre lưng vàng đã vượt biên giới vào cuối tháng 6 và từ đó chúng đi về phía bắc. Tính đến giữa tháng 8, 11 huyện trên địa bàn tỉnh Vân Nam đã có 106 km2 bị châu chấu tấn công.

Tuy thảm họa khủng khiếp là vậy, trong quyển sách cũng chép lại lời của Khổng Tử nói với Tử Cống cách vượt qua đại nạn:

“Hãy duy trì mối quan hệ thân thiết với gia đình và hàng xóm của con. Tốt nhất là tích trữ nhiều tiền vàng và lương thực, chia sẻ miễn phí cho những người xung quanh con, nhưng không được khoan nhượng với kẻ xấu hay quân trộm cướp, cùng nhau đoàn kết chứ đừng ly tán. Nếu con có thể làm những điều này, con sẽ sống sót.”

Sự việc xảy ra ứng với tiên tri này chính là sự cách ly. Trong thời gian cách ly, những người ở vùng dịch có thêm thời gian ở bên gia đình và những người thân yêu. Quyển sách còn cho chúng ta lời khuyên rất tốt, đó là nhắc nhở mọi người hãy từ bi và chia sẻ những thứ mình có cho những ai đang cần, chỉ có gìn giữ thiện tâm hòa ái với mọi người mới có thể vượt qua đại nạn.

Thôi Bối Đồ

Thôi Bối Đồ được mệnh danh là bộ sách “tiên tri thần kỳ” được lưu truyền rộng rãi trong dân gian vì khả năng dự đoán quá chính xác những sự kiện xảy ra trong lịch sử. Cũng chính vì thế mà «Thôi Bối Đồ» luôn thuộc loại “sách cấm” đối với những người đương quyền Trung Quốc qua các triều đại.

Thôi Bối Đồ do quan Tư Thiên Giám Lý Thuần Phong và ẩn sĩ Viên Thiên Cang biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán của triều Đường (năm 627-649 SCN theo Tây lịch), bao gồm 60 hình vẽ. Dưới mỗi bức đều kèm theo “Sấm viết” và “Tụng viết” bằng thơ, dự ngôn từ thời triều Đường tới tận tương lai, về các sự kiện trọng đại phát sinh qua các triều đại Trung Quốc. Bất ngờ hơn cả là 55 dự ngôn trong đó đã trở thành sự thật.

Ví dụ như tượng thứ 41 nói về sự nổi dậy của Chủ nghĩa cộng sản:

“Sấm viết:

Thiên địa hối manh

Thảo mộc phồn thực

Âm Dương phản bối

Thượng thổ hạ nhật

Tụng viết:

Mao Nhi tu đới huyết vô đầu

Thủ lộng càn khôn hà nhật hưu

Cửu thập cửu niên thành đại thác

Xưng vương chích hợp tại Tần Châu”

Đi kèm là hình vẽ người đàn ông chân đạp lên quả cầu.

Tượng 41 nói về sự trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản

Chúng ta giải thích phần sấm trước:

“Thiên địa hối manh, thảo mộc phồn thực” (trời đất tăm tối, cỏ cây tốt tươi), câu này hình dung trời đất âm u, khắp nơi hoang vu chỉ toàn cây cỏ hoang dại. Người dân không phát triển được nông nghiệp, khắp nơi là một cảnh tượng thê thảm. Đây cũng chính là cảnh tượng của đại lục dưới sự thống trị của ĐCSTQ.

“Âm dương phản bối, thượng thổ hạ nhật” (âm dương đảo ngược, trên đất dưới trời), câu này nối tiếp câu trên. Nó dự đoán cảnh tượng đen tối, trời đất âm u của Trung Quốc đại lục dưới sự thống trị của ĐCSTQ.

“Âm dương phản bối” là dựa theo quy tắc vận hành của Chu Dịch, khi vạn sự vạn vật bị đẩy đến mức độ cực đoan, nếu đi tiếp thì nó sẽ vận chuyển theo hướng ngược lại. Từ đó hình thành một cảnh tượng thiên địa vạn vật khác thường, đảo lộn vị trí vô cùng đáng sợ, đó chính là hiện tượng của sự hủy diệt. Nói theo cách đơn giản, điều này ứng với xã hội của chúng ta hiện nay, chính là một xã hội trắng đen đảo lộn, không phân rõ đúng sai phải trái.

Ngay từ khi giành được chính quyền, ĐCSTQ đã tiến hành tẩy não, đầu độc người dân một cách hệ thống. Bằng cách đưa thuyết vô Thần và vô số tà thuyết mị dân khác vào hệ thống giáo dục từ tiểu học đến đại học, chúng đã thành công thay đổi tư tưởng cả một thế hệ. Không những thế, ĐCSTQ còn phá hoại truyền thống, đạo đức, tín ngưỡng, phát động nhiều cuộc vận động chính trị điên đảo thị phi làm méo mó nhân tính để tàn sát những người Trung Quốc vẫn còn lương tri. Đến nay, ĐCSTQ đã hoàn toàn cải biến cục diện của Trung Quốc đại lục thành một trạng thái xã hội âm dương đảo ngược.

Có thể nhìn ra điều này từ một vài ví dụ nhỏ:

Ngày xưa chỉ những người có đạo đức cao thượng, có sự tu dưỡng cao thì mới được người đời tôn kính, được xem là đức cao vọng trọng. Kỹ nữ, kẻ trộm… đều được xem là hạng người không đàng hoàng, bị người khác chê cười. Đây chính là biểu hiện của một xã hội bình thường. Ấy thế mà, mượn cớ phát triển kinh tế đất nước, ĐCSTQ đã không biết ngượng mà tuyên truyền: “Chê cười kẻ nghèo hèn, không chê cười phường ca kỹ”.

Quả thực vậy, hiện nay những người nghèo, người thật thà đều trở thành đối tượng bị chê cười. Những người có tiền có thế thì được tôn sùng, bất kể họ có là gái mại dâm, kẻ trộm, kẻ cướp, lưu manh… Cả xã hội đều chê cười người nghèo chứ không chê cười gái điếm, thực đã đến mức không còn biết xấu hổ là gì.

Trong một xã hội bình thường, có người bị hại, mọi người đều oán giận kẻ hại người, cảm thông và giúp đỡ người bị hại. Còn ở Trung Quốc hiện nay, nếu có người bị hại, mọi người sẽ trách người bị hại không cẩn thận, xui xẻo, đáng đời, nhưng lại không có ai chỉ trích kẻ làm việc ác.

Ngày xưa kẻ trộm cướp đều phải trốn ở trong rừng núi, không dám gặp quan lại. Còn ngày nay trộm cướp đều nằm trong bộ phận của chính phủ, cầm bằng cấp trong tay, quang minh chính đại mà cướp bóc.

Hãy cùng phân tích câu tiếp theo:

“Thượng thổ hạ nhật” (trên đất dưới trời) chính là càn khôn đảo lộn, mặt trời ở phía dưới, đất ở phía trên, đây chính là cảnh tượng âm dương phản bối. Ngoài ra “thượng thổ hạ nhật” trong 64 quẻ Chu Dịch thuộc về quẻ tượng Minh Di, quẻ thượng của quẻ Minh Di là quẻ Thuần Khôn, đại diện đất. Quẻ hạ của Minh Di là Thuần Ly, đại diện mặt trời, ánh sáng. Minh Di có nghĩa là ánh sáng bị tổn hại, thể hiện một sự tăm tối, một xã hội toàn cảnh tượng đen tối.

Tiếp theo chúng ta cùng giải thích về phần tụng:

“Mao nhi tu đới huyết vô đầu” (mũ có râu đội máu không đầu)

Mọi người phải đội màu đỏ trên đầu mà không có đầu, có nghĩa là mọi người đều mù quáng tin theo chủ nghĩa cộng sản mà không thắc mắc về nó.

Mọi người đều mù quáng tin theo chủ nghĩa cộng sản mà không thắc mắc về nó

“Thủ lộng càn khôn hà nhật hưu” (tay giỡn càn khôn ngày nào thôi), ý nói ĐCSTQ mấy chục năm qua không ngừng cải cách, đùa giỡn càn khôn, tàn hại người dân Trung Quốc, làm hại toàn bộ thế giới. Thế nhưng nó sẽ không còn hành ác được lâu.

“Cửu thập cửu niên thành đại thác” (chín mươi chín năm thành lỗi lớn). Khi cộng 9 với 19 được 28, nghĩa là 28 năm khốn khổ cho Trung Quốc. Triều đại 28 năm thống trị của Mao đã gây ra thống khổ cho khắp Trung Quốc. Con số này cũng là thời điểm ĐCSTQ cố tình phát tán virus làm hại toàn cầu, dẫn đến bản thân diệt vong. Bởi ĐCSTQ thành lập vào năm 1921, cộng thêm 99 năm vừa đúng là năm 2020, tức là năm nay.

Ngoài ra “cửu thập cửu niên thành đại thác” cũng có thể hiểu là “tội lỗi lớn vào năm 99”, ám chỉ sự kiện cựu tổng bí thư của ĐCSTQ Giang Trạch Dân hạ lệnh bức hại môn khí công tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1999, đã bức hạị đến chết và mổ cướp nội tạng sống rất nhiều người lương thiện, tạo ra tội ác to lớn không thể tha thứ.

“Xưng vương chỉ hợp tại Tần Châu” (Xưng vua chỉ hợp tại Tần Châu). Chúng ta đều biết, Thiểm Tây gọi tắt là “Tần”, là thủ đô của nhà Tần. Vì vậy Tần Châu là ám chỉ Thiểm Tây. Diên An là hang ổ ngày trước của ĐCSTQ, được ĐCSTQ gọi là “thánh địa”. Lúc đó nơi này chính là địa bàn hang ổ ma quỷ của tà giáo ĐCSTQ. Trong giai đoạn kháng chiến chống Nhật, Quốc Dân Đảng tại tiền tuyến dốc toàn lực kháng Nhật, còn ĐCSTQ thì trốn ở hậu phương như con rùa rụt cổ, trốn tại hang ổ ở Diên An, xưng vương xưng bá, âm thầm bảo tồn và phát triển lực lượng, cuối cùng xâm chiếm đại lục.

Câu tụng này chính là chỉ rõ hang ổ tà ma của ĐCSTQ. Câu tụng dự đoán ĐCSTQ chính là phát triển lớn mạnh tại đây, xưng vương xưng bá tại đây, cuối cùng chiếm được đại lục. Đồng thời, câu tụng cũng có ý cười nhạo ĐCSTQ trốn chui trốn lủi tại hang ổ Diên An, cướp đoạt chính quyền, làm hại đại lục để rồi gây ra thảm họa nghiêm trọng cho người dân Trung Quốc và toàn thế giới. Bây giờ ngày tận diệt của nó đã đến.

Dưới đây sẽ là phần giải thích về đồ hình trong quẻ:

Trong hình có một chú hề cắm một đóa hoa trên đầu, chân đạp một hình tròn. Chú hề cắm hoa trên đầu đại diện cho ĐCSTQ, giống như một chú hề nhảy nhót, luôn thích tự khen mình đẹp, tự tâng bốc mình, tự sùng bái mình, mà không biết mình xấu xí.

Mấy chục năm qua, ĐCSTQ làm hại người dân Trung Quốc mà không biết xấu hổ, mất hết nhân tính. Mỗi ngày của chúng đều là những tin tức bê bối, nhưng luôn thích tự dát vàng lên mặt mình, tự ca tụng công lao của mình, cho rằng mình đã xây dựng một thái bình thịnh thế. Điều này cực kỳ giống một chú hề. Dưới chân chú hề đạp một hình tròn. Người xưa nói trời tròn đất vuông, xâu chuỗi lại với phần tụng và sấm ở phía trên có thể biết được, hình tròn này tượng trưng cho trời hoặc mặt trời, tượng trưng “thiên nhật”. Đồ hình ẩn dụ rằng chú hề này tay giỡn càn khôn, chân đạp thiên nhật, vô pháp vô thiên, dẫn đến cảnh tượng diệt vong âm dương đảo lộn.

Vậy còn dự ngôn của Thôi Bối Đồ về thảm hoạ hiện nay?

Chúng ta hãy tham khảo Tượng 56 của Thôi Bối Đồ 

Sấm viết:

Phi giả phi điểu

Tiềm giả phi ngư

Chiến bất tại binh

Tạo hóa du hí

Tụng viết:

Hải cương vạn lý tận vân yên

Thượng ngật vân tiêu hạ cập tuyền

Xá mẫu mộc công công ấu dị

Can qua vị tiếp họa liên thiên”

Dịch nghĩa:

Sấm rằng: 

Loài bay không phải chim 

Loài lặn không phải cá 

Chiến tranh không khởi binh

Mà là do tạo hóa.

Tụng rằng:

Ngoài biển vạn lý đầy mây khói

Trên tận mây xanh dưới suối nguồn

Nhà mẹ gỗ ông nên trẻ lạ

Can qua chưa hết họa mấy ngày

Tượng 56 nói về Viêm Phổi Vũ Hán

Từ hình vẽ thứ 56 dễ dàng thấy: Miệng của hai võ sĩ cầm giáo đang phun lửa dữ dội. Trong Hán tự Trung Quốc, hai chữ “hoả” tạo thành một chữ “viêm” (viêm – 炎: hai chữ hỏa 火). Khí mà miệng phun ra là từ Phổi, miệng phun lửa tức là Viêm Phổi, hơn nữa hình thế rất dữ dội. Độc giả có lẽ đã liên tưởng đến dịch bệnh “Viêm Phổi Vũ Hán” đang khiến thế giới kinh sợ hiện nay.

“Âm dương làm lửa, Tạo hóa làm công” (Luận hành – Vật thế), bệnh “viêm phổi” do âm dương không điều hòa là trò chơi của Tạo hóa. Ý nghĩa chính là lời cảnh cáo của Thần đối với con người.

Lời tụng trong hình vẽ thứ 56 của Thôi Bối Đồ viết rằng: “Giang sơn vạn dặm toàn khói mây. Trên đến trời mây dưới đến suối. Kim mẫu Mộc công đùa giỡn. Can qua chưa đến họa đầy trời”. Đây là nói đến mức độ nghiêm trọng của sự kiện.Câu đầu tiên Giang sơn vạn dặm toàn khói mây. Trên đến trời mây dưới đến suối”, hiển nhiên là nói phạm vi tai họa dịch bệnh này rất lớn. Tai họa còn đáng sợ hơn cả can qua, bởi lẽ nó là tai họa do virus gây ra, mắt thường không nhìn thấy.

4. Những thảm họa tự nhiên

Bây giờ chúng ta quay trở lại với Kinh Thánh. Mọi người đều biết rằng, Kinh Thánh nói về nhiều thảm họa sẽ xảy ra trước lúc Đấng Cứu Thế trở lại. Quả thật như vậy, gần đây có vô số thảm họa tự nhiên đang diễn ra khắp thế giới.

Rất nhiều thảm họa đã xảy ra chỉ trong năm 2020

Phúc Âm Mark, chương 13 câu 7-9 có nói: “Khi anh em nghe có giặc giã và tin đồn giặc giã, thì đừng khiếp sợ. Những việc đó phải xảy ra, nhưng chưa phải là chung cục. Quả thế, dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có động đất ở nhiều nơi, sẽ có những cơn đói kém. Những sự việc ấy là khởi đầu các cơn đau đớn.

“Phần anh em, anh em hãy coi chừng! Người ta sẽ nộp anh em cho các hội đồng; tại các hội đường, anh em sẽ bị đánh đòn; anh em sẽ phải ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ được biết.”

Kể từ tháng 1 năm 2020, các khu vực ở Rio de Janeiro, Brazil đã báo cáo lượng mưa lớn nhất mà khu vực này từng chứng kiến trong 110 năm. Hậu quả là lũ lụt, lở đất, làm thiệt mạng 30 người và 18 người mất tích. Theo ước tính có khoảng 30 đến 40 nghìn người bị mất nhà cửa do những thảm họa này.

Ngoài ra, còn có các siêu bão đổ bộ Ciara và Dennis ở Vương quốc Anh, bắt đầu từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, gây ra lũ lụt trên nhiều vùng của Vương quốc Anh. Những cơn bão này đã phá kỷ lục trên khắp nước Anh kể từ khi được ghi nhận vào năm 1766. Nhiều cơn bão tương tự đã xảy ra gần đây ở các vùng của Tây Ban Nha, miền Bắc nước Pháp gây ra lũ lụt và thiệt hại nặng nề. Còn có trận lụt dữ dội ở Indonesia trong tháng Giêng vừa qua khiến 66 người thiệt mạng và gần 60.000 người không có nhà ở.

Như chúng ta đã biết, trên thế giới bất ngờ phát sinh những đám cháy rừng lớn trong những năm gần đây. Chỉ riêng trong năm 2019, đã xảy ra các vụ cháy rừng nhiệt đới Amazon, quần đảo Canary, Việt Nam, Siberia, Vương quốc Anh, Úc. Nổi bật trong số đó phải kể đến trận cháy rừng ở California năm ngoái đã tàn phá nhiều vùng của Paradise, California.

Đây có thể nói là một trong những trận cháy rừng kỳ lạ nhất mà mọi người từng thấy: Cây cháy từ trong ra ngoài. Đám cháy bằng cách nào đó đã di chuyển một cách chủ quan, len lỏi qua mọi nơi và chỉ đốt cháy những gì nó muốn. Nhiều người tin rằng nó đã được thực hiện bằng vũ khí năng lượng định hướng có chủ đích.

Ngoài ra còn có những trận động đất khác xảy ra gần đây. Chúng không xảy ra chỉ riêng ở Mỹ mà còn trên khắp thế giới.

Động đất được đề cập liên tục xuyên suốt Kinh thánh. Câu hỏi đặt ra là, liệu có phải chúng chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là sự ứng nghiệm của tiên tri về ngày tận thế? Hãy đón xem phần 2, bạn sẽ được tiết lộ về kẻ chống Chúa và mối liên hệ của hắn với các hiện tượng này. Ngoài ra còn có tiên tri về tổng thống Trump, chính phủ ngầm, Trung Quốc, Iran, và ý nghĩa thực của con số ma quỷ 666…

https://tinhhoa.net/

Related posts

Bí ẩn kỳ nhân có thể “đi xuyên tường” khi đang ngủ

Tin Tức Đa Chiều

Thiện ác hữu báo, không phải không báo, chỉ là chưa đến lúc!

Tin Tức Đa Chiều

Sự ứng nghiệm và biến đổi của những lời tiên tri trong “Kinh Thánh” và “Thôi Bối Đồ” (P.4)

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment