Tin tức Đa Chiều
Bí Ẩn Thế Giới Tiêu Điểm

Hotgirl tự tử trên livestream bị trộm tro cốt: Lật tẩy ngành man rợ lợi nhuận khủng khiếp

3 nhân viên nhà tang lễ ở Trung Quốc đã bị bắt vì trộm tro cốt của một cô gái đã mất để bán cho một gia đình địa phương trong cho cuộc hôn nhân ma bất hợp pháp.

Hotgirl tự tử trên livestream bị trộm tro cốt

Hũ tro của một nữ streamer nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc đã bị nhân viên nhà tang lễ đánh cắp và bán cho người mua muốn tổ chức “đám cưới ma”.

Trước đó, nữ streamer nổi tiếng ở Trung Quốc có nghệ danh Luoxiaomaomaozi sinh sống ở huyện Vấn Thượng thuộc thành phố Tế Ninh của tỉnh Sơn Đông đã uống thuốc sâu tự tử ngay trước mắt nhiều người xem video khi đang thực hiện livestream vào ngày 15/10.

Một nhân viên mang họ Shao làm việc tại nhà tang lễ, nơi thi thể của cô Luoxiaomaomaozi được hỏa táng, đã đánh cắp hũ tro và rao bán. Shao còn thông đồng với 2 đối tượng khác cùng làm việc trong nhà tang lễ là Zhang và Lei để tìm người mua hũ tro thực hiện “đám cưới ma”. Thậm chí, các đối tượng còn nhận vận chuyển tới tận tay người mua.

Theo một nguồn tin, nếu bán hũ tro trót lọt và “đám cưới ma” diễn ra thành công, 3 đối tượng có thể thu lời bất chính số tiền từ 50.000 – 70.000 nhân dân tệ (8.831 – 10.965 USD).

Tuy nhiên, thương vụ này đã không suôn sẻ như mong đợi của những kẻ phạm tội, do người mua không tới lấy hũ tro. Sự việc bị phanh phui và 3 đối tượng đã bị cảnh sát địa phương bắt giữ để tiến hành điều tra thêm.

Câu chuyện dấy lên những vấn đề xoay quanh tập tục làm đám cưới ma (đã bị cấm ở Trung Quốc) vẫn còn tiếp diễn ở đất nước này.

Hotgirl tự tử trên livestream bị trộm tro cốt: Lật tẩy ngành man rợ lợi nhuận khủng khiếp - Ảnh 1.

Ôm nhau khóc trong tang lễ

Hãng tin ABC News cho biết, nhiều người Trung Quốc gặp áp lực rất lớn trong việc kết hôn và sinh con, một phần cũng bởi cha mẹ ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn bạn đời cho con cái.

Ở một số khu vực ở Trung Quốc, một số bậc cha mẹ thậm chí còn đi xa hơn nữa để thực hiện “hôn nhân ma” cho con – tức là hôn lễ để hai người đã khuất có thể cùng sống ở “thế giới bên kia” với nhau. Tín ngưỡng này đã có từ khoảng 3.000 năm trước.

Năm 2009, một năm sau khi anh Li Chaolong qua đời ở một bệnh viện vì mắc bệnh bạch cầu, mẹ anh cuối cùng cũng tìm được cho anh một cô dâu – là Li Xuiying, người cùng làng. Ngay khi cô dâu qua đời, hai gia đình đã ôm nhau khóc trong tang lễ, vừa đau buồn nhưng vừa để ăn mừng.

Ngày hôm sau, họ đã tổ chức một đám cưới linh đình cho cặp đôi – cả hai đều rất trẻ và chưa từng gặp mặt nhau khi còn sống – đã được chôn cất cùng nhau tại ngôi mộ của gia đình anh Li.

Phóng viên Bang Xiao của ABC cho hay: “Cuối cùng thì anh ấy cũng đã trở thành người đàn ông có gia đình. Cuộc hôn nhân có ý nghĩa vô cùng lớn đối với gia đình, bởi vào năm đầu tiên sau khi Li qua đời, những người lớn tuổi trong gia đình đã cấm mẹ anh ấy chôn cất anh trong ngôi mộ của gia đình vì anh ấy đã mất khi còn là một người độc thân.”

Nếu Li được chôn cất ở mộ chung của gia đình, điều này được coi là sẽ mang lại xui xẻo cho bà của anh – người vẫn đang sống. Theo truyền thống, việc qua đời mà không thể tiếp nối dòng họ khiến Li không xứng đáng được yên nghỉ cạnh tổ tiên của mình.

Trong khi đó, đối với cha mẹ của cô dâu, nếu con gái của họ không được tổ chức hôn lễ ma, thì họ không thể chính thức chôn cất con gái của mình ở bất cứ đâu.

Hotgirl tự tử trên livestream bị trộm tro cốt: Lật tẩy ngành man rợ lợi nhuận khủng khiếp - Ảnh 2.

Tục lệ làm đám cưới ma vẫn tồn tại ở một số vùng nông thôn Trung Quốc.

Chuyên gia về văn hóa dân gian Huang Jingchun từ Đại học Thượng Hải nói về sự phổ biết của nghi thức ở một số nơi: “Không ai cố gắng che giấu [việc thực hành nghi thức này] hoặc cố không nói về nó. Thậm chí có những khu vực mà bất cứ tài xế nào cũng đã từng chứng kiến hoặc giúp thực hiện các nghi thức như vậy.”

Trong xã hội Trung Quốc, nhiều người tin rằng các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ phải lo lắng cho những nhu cầu của người quá cố. Người ta chuẩn bị nhiều lễ vật để người đã khuất có thể sử dụng khi đã sang thế giới bên kia. Và việc tìm một người bạn đời cho người đã khuất được cho là cũng xuất phát từ tâm lý này.

Cô gái đó vẫn còn sống: Chợ đen bán xác phụ nữ

Nhà báo Bang Xiao của ABC cho biết, đối với trường hợp của Li Chaolong, cần rất nhiều thời gian để có thể tìm thấy “cô dâu ma”, và tới khi tìm được, gia đình anh rất vui và cảm thấy vô cùng may mắn.

Tuy nhiên, sự mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc lại làm nảy sinh thêm những vấn đề mới. Do chính sách 1 con những năm trước đây, nhiều gia đình đã phá bỏ thai khi biết đó là con gái.

Nhiều người đàn ông Trung Quốc đã phải vật lộn để tìm vợ và mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi nhiều phụ nữ đã rời vùng quê để lên thành phố làm việc.

Chính vì vậy, ở các tỉnh như Sơn Tây và Thiểm Tây – nơi có ngành công nghiệp chính là khai thác than và các tai nạn ở mỏ than đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn nam thanh niên mỗi năm, thì việc các bậc cha mẹ đau buồn cho con trai mình là một phần, nhưng họ còn cảm thấy áp lực hơn khi phải tìm kiếm cho con một hồn ma để kết hôn. Và khi đó, xác chết của phụ nữ lại trở thành món hàng “hot”.

Nhân viên ở một bệnh viện ở Sơn Tây Wang Yong cho hay, sau khi nghe tin về một cô gái trẻ chuẩn bị qua đời, hàng chục gia đình mất con trai sẽ đổ xô đến bệnh viện để tiến hành một “trận chiến đấu giá”.

“Thông thường, khi cuộc đấu giá kết thúc và gia đình cô gái hứa sẽ giao thi thể con gái cho người chiến thắng, thì cô gái đó vẫn đang còn sống.”

Khoảng hơn 30 năm trước, người ta cho rằng cần tốn khoảng 1.035 USD (hơn 23 triệu VND) để mua xác chết của một phụ nữ và tổ chức đám cưới ma, một bà mối trong nghề từ những năm 1990 cho hay.

Tuy nhiên giá cả đã tăng chóng mặt trong thập kỷ đó, và năm 2016, bà mối cho biết, “bạn không thể mua dù chỉ một khúc xương với giá dưới 31.059 USD (hơn 700 triệu VND).”

Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều các vụ giết người, bắt cóc, trộm thi thể liên quan đến hôn nhân ma.

Năm 2016, một người đàn ông tên Ma Chonghua từ Tây Bắc Trung Quốc đã sát hại 2 phụ nữ bị khuyết tật và bán mỗi người với giá 8.300 USD cho những người cần để làm đám cưới ma.

“Đây là một quá trình lâu dài và chậm chạp để xóa bỏ nghi thức này,” một nhân viên của Sở Dân chính Thiểm Tây nói với truyền thông Trung Quốc.

Ngoài Trung Quốc Đại lục, nghi thức hôn lễ ma cũng được cho là thực hiện ở các nơi như Pháp, Sudan và một số khu vực khác ở châu Á.

Related posts

Tỷ phú Donald Trump mất gần 1/2 tài sản ròng trong nhiệm kỳ tổng thống

Tin Tức Đa Chiều

Đồng minh của ông Trump xây dựng MXH thay thế Youtube và Twitter

Tin Tức Đa Chiều

Giải mã bí mật vùng đất có hàng trăm bộ hài cốt

Science

Leave a Comment