Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Hoa Kỳ điều tra việc gián điệp TQ trở lại Mỹ ngay trước lệnh cấm đi lại do COVID

Các quan chức tình báo Hoa Kỳ được cho là đang điều tra nghi vấn gián điệp Trung Quốc trở lại Hoa Kỳ bằng thị thực sinh viên và thị thực việc làm ngay vào thời điểm bắt đầu đại dịch COVID-19.

Ngày 15/6, tờ Washington Free Beacon đã trích dẫn các tài liệu nội bộ của chính phủ Hoa Kỳ cho biết, hàng trăm công dân Trung Quốc đang bị điều tra sau khi các quan chức thực thi pháp luật xem xét và thống kê lịch trình di chuyển của họ vào tháng 1/2020.

Những người này quay về Mỹ sớm hơn dự kiến và hầu như đều thay đổi lịch trình trước đó của mình, theo hãng tin. Thời điểm đó, ngày 31/1/2020, Tổng thống Donald Trump đã ký một lệnh hành pháp hạn chế nhập cảnh đối với những người không phải là công dân Mỹ và cư dân Trung Quốc.

Theo tài liệu nội bộ này, dường như các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cố tình che giấu nguồn gốc và mức độ nghiêm trọng của COVID-19, trong khi lại bí mật thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho bản thân họ.

Washington Free Beacon tiết lộ, nghi vấn này được nêu ra trong một báo cáo nội bộ mà các cơ quan thực thi pháp luật và an ninh quốc gia công bố ngày 3/6. Họ cũng phỏng đoán rằng, các sinh viên Trung Quốc đã quay lại Mỹ sớm hơn lịch trình nhằm tránh các hạn chế đi lại trong tương lai do dịch bệnh.

Hoa Kỳ đã ghi nhận trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên vào ngày 21/1/2020 – cùng ngày mà một nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố chủng virus này có thể lây lan từ người này sang người khác, Free Beacon lưu ý.

“Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 58.000 người có thị thực F/J nhập cảnh từ Trung Quốc trong cơ sở dữ liệu [Hồ sơ Tên Hành khách] và xác định có 396 cá nhân [dự kiến] quay trở lại sau tháng 1/2020 nhưng đã đẩy sớm lịch trình ngay trong tháng 1/2020,” báo cáo cho hay.

Các quan chức tình báo hiện vẫn chưa kết luận liệu hàng trăm người này có phải là gián điệp hay không, Free Beacon đưa tin.

Tuy nhiên việc hành trình di chuyển bị sửa đổi của những sinh viên này cho thấy, nhiều công dân Trung Quốc đã nhận thức được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19. Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vào ngày 31/1/2020, tám ngày sau khi Trung Quốc ban hành lệnh phong tỏa toàn bộ thành phố Vũ Hán.

Đáng chú ý, một nhóm các cơ quan giám sát giáo dục tin rằng, tài liệu nội bộ này nhấn mạnh nguy cơ an ninh quốc gia từ hệ thống thị thực sinh viên lỏng lẻo.

Tin mới:

Máy bay Israel dội bom đạn xuống Gaza – xung đột tái bùng nổ?

Trung Quốc thách thức nói kháy Mỹ ‘ốm yếu’

Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, Indonesia mua 8 khinh hạm nhằm ứng phó Trung Quốc

“Chính quyền Trung Quốc dựa vào những người thu thập thông tin phi truyền thống như một phần quan trọng trong nỗ lực gián điệp của họ,” ông Rachelle Peterson, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Học giả Quốc gia, nói với Free Beacon.

“Các nghiên cứu tiên tiến, phát minh công nghệ và các hình thức sở hữu trí tuệ khác là những mục tiêu chính của chính quyền Trung Quốc. Họ còn khiến cho những công dân Trung Quốc ở nước ngoài cho rằng mình có nghĩa vụ mang lại lợi ích cho ĐCSTQ ,” ông nói thêm.

Theo Free Beacon, có tới 30% tổng số sinh viên nước ngoài ở Mỹ đến từ Trung Quốc, với khoảng 340.000 người. Tháng 9/2020, Hoa Kỳ đã hủy bỏ hơn 1.000 thị thực sinh viên và nghiên cứu cho sinh viên Trung Quốc, tuyên bố rằng những người này có quan hệ với quân đội Trung Quốc.

Tờ báo này còn cho hay, Viện Y tế Quốc gia (NIH) cũng đã mở một cuộc điều tra liên tục về những người nhận tài trợ nghiên cứu của mình vào năm 2019, lưu ý rằng vào ngày 14/6/2020, ít nhất 54 nhà khoa học nhận được tài trợ NIH đã bị sa thải vì không tiết lộ mối quan hệ của họ với các chính phủ nước ngoài, đặc biệt là với chính quyền Trung Quốc.

Tin nóng:

Bắt đối tượng truy nã sau 37 năm lẩn trốn

Cựu phó bí thư Đoàn xã bị bắt

Related posts

Công an khống chế 2 người đi tiêm vắc xin Covid-19

Science

Texas trong hoạn nạn: ‘Đây là nước Mỹ mà tôi biết’

Tin Tức Đa Chiều

Cách mạng Văn hóa Trung Quốc tái hiện trong cuộc bầu cử Mỹ 2020

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment