Trong tình huống Nga đánh Ukraine và Bắc Kinh đánh Đài Loan cùng một lúc, Mỹ sẽ ưu tiên bảo vệ bên nào, dưới đây là nhận định của các chuyên gia…
Về việc 3 Thượng nghị sĩ Mỹ đến thăm Đài Loan trên máy bay vận tải quân sự C-17, nhà kinh tế học tổng thể Ngô Gia Long chỉ ra rằng, ý nghĩa quan trọng nhất của sự việc này là Mỹ cố tình giẫm lên lằn ranh đỏ với Bắc Kinh; ông Akio Yaita, giám đốc tờ kinh tế Nhật Bản chi nhánh Đài Bắc, đã phát biểu trong một chương trình trực tuyến rằng tất cả mọi người đều đang đi trên lằn ranh đỏ, khiến Bắc Kinh vội vã không kịp trở tay.
Chuyên gia khoa học chính trị Đài Loan ông Minh Cư Chính cũng cho hay, Hoa Kỳ muốn cho Bắc Kinh biết rằng, lằn ranh đỏ của Hoa Kỳ cũng chính là Đài Loan. Đối với việc Bắc Kinh muốn chia cắt quan hệ Mỹ – Đài Loan, ông Minh cho rằng Đài Loan nên tận dụng tốt vị trí chiến lược của mình như một con bài để thương lượng, ông cũng cho rằng nếu cả Đài Loan và Ukraine đều bị tấn công, Đài Loan chắc chắn sẽ quan trọng hơn đối với Mỹ.
Ngô Gia Long: Hoa Kỳ cố tình giẫm lên lằn ranh đỏ của Bắc Kinh
Ông Ngô chỉ ra rằng C-17 về cơ bản đang gửi tín hiệu tới Bắc Kinh để chứng tỏ khả năng tác chiến tầm xa của họ; điểm thứ hai là đưa Đài Loan vào tầm bắn của Phòng thủ của Mỹ-Nhật. Điểm thứ ba là Hoa Kỳ đang gửi tín hiệu tới Bắc Kinh rằng Hàn Quốc đã bắt đầu tham gia, Tây Thái Bình Dương đã hình thành một mặt trận bình ổn thống nhất; và điểm thứ tư là Hoa Kỳ cố tình giẫm lên lằn ranh đỏ của Bắc Kinh để cố tình thử phản ứng của Trung Quốc.
Ông Yaita Akio: Mọi người đều đang đi trên “lằn ranh đỏ”, Bắc Kinh vội vã trở tay không kịp
Ông Akio Yaita trong chương trình “Giải mật tin tức” cho biết, Bắc Kinh đã kẻ lằn ranh đỏ ở khắp mọi nơi và không cho phép một ai giẫm lên vạch, nhưng một khi tất cả mọi người đã bước lên đó, thì Bắc Kinh bận tới mức trở tay không kịp. Thứ hai các nước đang thoát khỏi lệnh trừng phạt của Bắc Kinh.
Trên thực tế, trước đây khi Trung Quốc đang có tốc độ phát triển kinh tế cao, một số công ty nước ngoài thực sự sợ các lệnh trừng phạt của Bắc Kinh, nhưng hiện nay, nền kinh tế của đại lục đã dần tách khỏi nước ngoài, đây cũng là cơ hội để các nước rút chân khỏi Bắc Kinh, “nếu Bắc Kinh áp chế tài tôi, được thôi, vừa hay tôi cũng sẽ rút khỏi Đaị lục”. Ông Akio tiếp tục: “Chúng tôi cũng đã phát hiện ra rằng Bắc Kinh không có nhiều biện pháp trừng phạt đối với thế giới”.
Ông Minh Cư Chính: Hoa Kỳ tuyên bố với Bắc Kinh rằng “lằn ranh đỏ” của họ chính là Đài Loan
Ông Minh cho hay Hoa Kỳ rất quan tâm đến vấn đề Đài Loan và hy vọng rằng Bắc Kinh cũng sẽ không giẫm lên lằn ranh đỏ này. Đôi khi một sự kiện đối với hai bên mà nói đều có lằn ranh đỏ, vậy phải giải quyết như thế nào? Thứ nhất, xem bên nào có thái độ cứng rắn hơn; thứ hai, xem nắm đấm của ai nặng hơn. Chính là ý tứ này, điều này rất đơn giản trong chính trị quốc tế.
Ông Minh nói tiếp rằng Hoa Kỳ đang cảnh báo Bắc Kinh rằng họ sẽ không tiến thêm một bước nào nữa, Bắc Kinh hãy tự biết ý mà dè chừng, đồng thời họ cũng rất lo ngại về tình hình dịch bệnh ở Đài Loan, và mong muốn Bắc Kinh không nên nhân cơ hội này để làm một việc gì đó khiến người khác thất vọng. Tình hình hiện tại ở Bắc Kinh có vẻ tạm ổn, nhưng vẫn cần theo dõi sát sao.
Tin mới:
Duterte tức giận vì Mỹ ‘không làm gì’ ở Biển Đông
Chính quyền Hồng Kông ra sức che giấu, vắc-xin Trung Quốc gây chết người
Ông cũng nói thêm rằng, Đài Loan phải tận dụng tốt các con bài thương lượng của mình. Ông Minh cho hay, vấn đề ở Đài Loan một mặt là vấn đề đảng phái, và mặt khác là việc Bắc Kinh chen chân ở giữa. Ông cho hay, Đài Loan được coi như một “học sinh ngoan kiểu mẫu”. Đài Loan là học sinh gương mẫu trong nhiều năm, nhưng có một điều nguy hiểm đó là, mọi người đều nghĩ rằng, học sinh ngoan gương mẫu sẽ dễ bị bắt nạt như gót chân Ashin của cộng đồng quốc tế. Bởi vì xã hội quốc tế là một xã hội vô chính phủ, một xã hội kiểu rừng rậm, nơi kẻ yếu ăn thịt kẻ mạnh và mỗi quốc gia hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự tồn tại, an toàn và phát triển của chính mình.
Ông Minh nói rằng Đài Loan bây giờ khá lúng túng, thường bị nhiều nước khác bắt nạt. Tuy nhiên Đài Loan thực sự có rất nhiều thế mạnh, chẳng hạn như vị trí chiến lược của họ. Mỹ cũng có thể gặp phải tình huống khó xử là Nga đánh Ukraine và Bắc Kinh đánh Đài Loan cùng một lúc. Khi này Mỹ sẽ đối phó như thế nào? Tuy nhiên đối với Mỹ, điều này đã quá rõ ràng, Đài Loan phải quan trọng hơn Ukraine. Bởi lẽ nếu Ukraine thua thì Mỹ sẽ mất mặt nhưng Mỹ vẫn có thể hiện diện ở đó; nhưng nếu Đài Loan thua thì Mỹ không chỉ mất mặt mà có thể buộc phải rút lui ở Đông Á. Vì vậy, ông nhấn mạnh rằng trình tự chiến lược của Hoa Kỳ phải đúng đắn, nói cách khác, đây cũng là lá bài thương lượng quan trọng cho Đài Loan.
Tin nóng:
Hà Nội phát hiện đường dây sản xuất gần 1 tấn mỹ phẩm giả
Hai cựu công an lên kịch bản, hoa tiêu cho toán cướp tiền ảo trị giá 35 tỷ đồng