Sound of Hope đưa tin, mới đây một nữ y tá ở Indonesia đã tử vong 9 ngày sau khi tiêm vắc xin Sinovac của Trung Quốc. Sự việc này khiến dư luận một lần nữa thêm lo ngại đối với chất lượng vắc-xin Made in China.
Theo truyền thông Indonesia, Erny Kusuma Sukma Dewi, một nữ y tá 33 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quận Blitar, Đông Java, đã bị sốt, khó thở và có triệu chứng ho sau khi tiêm vắc-xin Sinovac liều đầu tiên vào ngày 28/1.
Ngày 5/2, cô được đưa đến bệnh viện để điều trị và được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt một ngày sau đó. Cô mất vào ngày 14/2 do điều trị không hiệu quả.
Giám đốc bệnh viện Udami, nói rằng họ không biết Erny, sau khi tiêm vắc-xin Covid Trung Quốc, nhiễm virus Vũ Hán từ đâu, vì không có nhân viên nào khác trong bệnh viện mắc Covid.
Hiệp hội Y tá Quốc gia Indonesia cũng cho biết Erny đã vượt qua cuộc kiểm tra và được chứng nhận là khỏe mạnh trước khi cô tiêm mũi vắc xin đầu tiên.
Vắc-xin “CoronaVac” do Hãng dược Sinovac Trung Quốc phát triển là vắc xin bất hoạt, tức là là loại có chứa cấu trúc nguyên vẹn của virus đã chết. Vắc xin này có thể được bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh thông thường (2 đến 8 độ), dễ vận chuyển và bảo quản.
Trong khi đó, vắc-xin Modena và Pfizer được sản xuất tại Hoa Kỳ đều không phải là loại bất hoạt và phải được bảo vệ ở nhiệt độ thấp hơn. Vắc-xin Modena phải được bảo quản ở nhiệt độ -20 độ C, còn với loại của Pfizer là ở nhiệt độ -70 độ C.
Cho đến nay, không có vắc xin nào ở Trung Quốc vượt qua được quá trình kiểm định của WHO. Và theo số liệu mới được Brazil công bố vào tháng trước, tỷ lệ hiệu quả của vắc xin Sinovac rất thấp, chỉ là 50,4% so với mức 94% của vắc-xin do Pfitzer sản xuất.
Ngoài ra, chuyên gia Dao Lê, vắc-xin Sinopharm có 73 loại tác dụng đối với người dùng, bao gồm không chỉ đau và nhức thông thường tại chỗ tiêm mà còn gây ra những triệu trứng nghiêm trọng như huyết áp cao, giảm thị lực, mất vị giác và tiểu không tự chủ.
Chuyên gia Dao Lê đánh giá rằng vắc-xin Trung Quốc là loại “vắc-xin không an toàn nhất trên thế giới”.
Theo một số báo cáo trên các phương tiện truyền thông, ít nhất 17 nhân viên làm việc cho các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc tại Angola và 47 người Trung Quốc ở Uganda bị nhiễm virus Vũ Hán sau khi tiêm phòng vắc-xin của Sinovac.
Mặc dù vậy, kể từ khi bùng phát dịch COVID-19, Bắc Kinh liên tiếp tạo điều kiện đẩy vắc-xin Covid ra thị trường. Ngoài lô vắc xin Sinovac đã cung cấp cho Indonesia, Trung Quốc cũng đang chuẩn bị cung cấp vắc-xin cho Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Chile. Ngoài ra, ông Tập Cận Bình cũng cam kết cung cấp khoản vay 2 tỷ USD cho các nước châu Phi và 1 tỷ USD cho vay để mua vắc-xin Covid.
https://www.dkn.tv/