Tin tức Đa Chiều
Việt Nam

Giữa cái rét cắt da thịt ở Sa Pa (Lào Cai), có lúc xuống dưới 3 độ C, du khách không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến những em bé với đôi má nứt nẻ, ửng đỏ đang lang thang kiếm tiền trên phố khiến cho hình ảnh khu du lịch Sa Pa xấu đi trong mắt du khách. Trước thực trạng này, UB phường Sa Pa và các khu vực lân cận đã dùng loa kêu gọi khách du lịch không cho tiền hoặc mua hàng hóa của trẻ bán hàng rong.

“Trên địa bàn thị xã Sa Pa trong ngày đông giá buốt có những trẻ thơ đang bị ép đi ăn xin và bán hàng. Đây là hành động trục lợi trên thân thể trẻ em, đang vi phạm pháp luật về quyền trẻ em. Tổ công tác chúng tôi kính mong quý khách khi đi tham quan và du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa hãy vui lòng phản đối việc làm trên bằng hành động thực tế, không mủi lòng thương hại và cho tiền trẻ nhỏ, không mua hàng của các cháu.

Như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ quyền trẻ em. Bởi những bà mẹ béo ù béo mập đang ngồi trên ghế đá công viên, quanh khu vực nhà thờ và sân quần Sa Pa để chờ những đứa trẻ thơ dại, dù chỉ 1, 2, 3, 4 tuổi đầu nhưng đã bị ép đi ăn xin trong những ngày đông giá buốt, thời tiết Sa Pa hiện chỉ 3 độ C.

Mỗi chúng ta cần phản đối hành động trên bằng việc làm thực tế: Không cho tiền và không mua hàng. Con chim còn biết công mồi về bú mớm cho con, các bậc làm cha mẹ đang trục lợi trên chính ruột thịt, con cháu mình, đây là hành động bất lương” lời kêu gọi, theo VTC.

Sau thông tin trên nhiều cư dân mạng đã hoan nghênh cách làm của Sa Pa, mong các điểm du lịch trên toàn quốc nếu có hiện tượng này hãy học và làm theo cách của Sapa. Và các địa phương không bảo kê và phải xử lý triệt để tình trạng này để bảo vệ quyền trẻ em.

Một dân mạng khác kêu gọi chia sẻ mạnh mẽ tới cộng đồng. Mỗi lần lên nhìn bọn nhóc bé tí 1-2 tuổi ngủ dặt dẹo trên đứa chị đứa anh mới dăm bảy tuổi, 12h đêm còn không được về ngủ mà thấy xót ruột. Cư dân mạng cũng cho hay, ở Hà Nội cũng nên làm như thế này.

Không ít người dùng mạng xã hội kể lại kỷ niệm không đẹp liên quan đến vấn nạn trẻ em bị ép ăn xin, quấy rầy du khách để xin tiền hoặc bán hàng ở Sa Pa. Đậu Đậu chia sẻ: “Mình từng gặp chuyện này. Mình chụp ảnh với các bé, cho các bé tiền. Nhưng khi cho tiền, các bé chen chúc nhau, gào khóc chen lấn, mỗi lúc một đông, có khi đến 40 đứa bé. Mình có thể cho tất cả các bé, nhưng các bé chen lấn xô đẩy. Mình bỏ đi, các bé đi theo và chửi mình bằng tiếng dân tộc, mà mình cũng cho cả triệu đồng rồi”.

“Em tối nay ở Sa Pa cũng gặp, mua hộ một cháu, một đoàn xúm vào, em lại mua lần lượt. Nhưng có cô bé thái độ không tốt nên em nhất quyết không mua. Nó khóc và dúi đồ cho em, không nhận lại. Sau nhiều lần không được, nó đấm em một cái vào sườn rồi bỏ đi”, Nguyễn Đăng Quang viết.

Linh Hà kể: “Nhìn các em nhỏ trên đó thương lắm. Có lần mình có hỏi bác tài là sao nhiều cháu nhỏ phải đi bán hàng. Bác nói là do bố mẹ chúng ép buộc. Bố mẹ chúng ngồi trong kia kìa, nếu bọn trẻ không ra bán sẽ bị đánh”.

Mặc dù ủng hộ lời kêu gọi của Sa Pa, một số người cũng bày tỏ sự lo lắng rằng nếu du khách không cho tiền hoặc mua hàng rong, những đứa trẻ sẽ khổ. Họ băn khoăn: “Không kiếm được tiền, chúng sẽ bị bố mẹ hoặc người chăn dắt hành hạ”, “Nhiều đứa chắc cũng con nhà nghèo, không giúp thì sợ chúng đói rét”…

Tuy nhiên, rất nhiều cư dân mạng đã phản hồi lại rằng nếu còn mềm lòng kiểu này, tình trạng trục lợi, bóc lột trẻ em sẽ không thể kết thúc.

“Mua thì bọn trẻ sẽ càng bị ép đi bán, đi xin tiếp”, “Nếu bán được, bố mẹ các em càng không cho đi học mà bắt đi kiếm tiền, nghĩa là càng cho các em càng khổ”, “Du khách thấy thương cứ cho nhiều, tự nhiên họ thấy không làm cũng có ăn nên lôi con ra đường bắt ăn xin, bắt quấy rầy khách để bán hàng thôi”… là các bình luận phổ biến.

Liên quan đến vấn đề này, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) khẳng định trên trang Baovanhoa, sử dụng trẻ em vào mục đích xin ăn, kiếm tiền trên đường phố là hình thức sử dụng Lao động trẻ em bị pháp luật nghiêm cấm bởi vì đây là làm kinh tế tạo ra thu nhập cho người lớn. Trẻ em phải làm việc, kiếm tiền trong môi trường đường phố với nhiệt độ cao, nóng bụi, hay giá rét và nguy cơ tai nạn… là những môi trường độc hại, rủi ro nên cần phải ngăn chặn những hành vi như thế này.

Ông Nam nói có hai nguyên nhân chính dẫn đến Lao động trẻ em là nghèo đói và nhận thức xã hội, trong đó có nhận thức của các bậc cha mẹ, của người chăm sóc trẻ và nhận thức của chính các em.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Giáo viên hoảng hốt khi phát hiện thi thể thiếu nữ đang phân huỷ trong phòng học: Bảo vệ vô tình khóa trái cửa?

Tin Tức Đa Chiều

Xôn xao clip nữ đại gia “dược phẩm” ở Hà Nội đến tận nhà mắng chửi, tố cáo đối tượng lừa đảo

Tin Tức Đa Chiều

Người vợ trong vụ đánh ghen ở hồ Tây chính thức lên tiếng: Đêm qua chồng không về, bố mẹ chồng từng nói ‘giờ bỏ nhau là chuyện bình thư

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment