Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

2 quốc gia “to gan” thọc sâu vào vùng quyền lực của Nga, Putin lại im hơi lặng tiếng?

Theo như trang Đa Chiều phân tích rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang trao cho các đối tác chiến lược như Trung Quốc không gian hoạt động đáng kể ở khu vực “sân sau” của Moskva. Nhưng Putin lại ngầm chấp nhận Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng hiện diện ở phạm vi ảnh hưởng chiến lược của Nga thời kỳ hậu Liên Xô tan rã.

“Món quà lớn” của Putin cho Trung Quốc

Vào rạng sáng ngày 20/6, tổ máy số 40 trong dự án điện gió 100 megawatt của Công ty tập đoàn Đầu tư Điện lược Nhà nước Trung Quốc (SPIC) tại thành phố Zhanatas, Kazakhstan, đã hòa mạng thành công vào lưới điện.

Dự án cấp điện “sạch” cho 1 triệu gia đình Kazakhstan với 40 tổ máy đã chính thức vận hành toàn bộ công suất. Đây là thành quả quan trọng trong hợp tác giữa sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI) của Trung Quốc và chính sách “Con đường ánh sáng” của Kazakhstan.

Dự án điện gió ở Kazakhstan chỉ là biểu tượng mới nhất trong cuộc “tiến quân toàn diện” của Trung Quốc vào sâu trong vùng ảnh hưởng chiến lược của Nga – khu vực các nước thuộc Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG).

Đa Chiều chỉ ra rằng, trên thực tế, cùng với Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga-Trung Quốc nở rộ trong những năm gần đây, Tổng thống Nga Putin – ở một mức độ rất lớn – đã “ngầm chấp thuận” những hoạt động của Trung Quốc tại các nước SNG.

Đáng chú ý, đồng minh thân cận nhất của Nga là Belarus đã cùng Trung Quốc thỏa thuận và xúc tiến dự án khu công nghiệp Great Stone – nằm ở ngoại ô thủ đô Minsk. Một dự thảo sắc lệnh nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại dự án này đã được trình lên Tổng thống Belarus Aleksander Lukashenko hôm 7/6 vừa qua.

Bộ trưởng Thể thao và Du lịch Belarus Sergey Kovalchuk mới đây còn chỉ trích các chính trị gia phương Tây trong việc kêu gọi các nước tẩy chay Olympic Mùa Đông năm 2022 tổ chức tại Bắc Kinh.

Trong lĩnh vực nhạy cảm như công nghệ quân sự, chính quyền Tổng thống Lukashenko cũng không né tránh mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Theo Đa Chiều, đánh giá trên mối quan hệ mật thiết giữa Nga và Belarus, một sự hợp tác “lộ liễu” giữa Bắc Kinh và Minsk khó có thể xuôi chèo mát mái nếu không được sự đồng thuận từ Kremlin.

Tương tự không khí hợp tác sôi nổi giữa Trung Quốc-Belarus hướng tới 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước này, “hòn ngọc Caspi” Azerbaijan cũng đang ra sức hòa nhập vào khuôn khổ BRI.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng sáng kiến BRI vào năm 2013. Kể từ khi Tổng thống Ilham Aliyev nhận lời mời thăm Trung Quốc vào cuối năm 2015, Azerbaijan bắt đầu mạnh mẽ gia nhập BRI.

Năm 2016, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Bắc Kinh khởi xướng phê duyệt khoản vay 600 triệu USD để Azerbaijan phát triển dự án Đường ống Dẫn khí xuyên Anatolia (TANAP), đi qua Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực Nam Âu.

Đáp lại sự hỗ trợ này, Azerbaijan đã bắt tay với Kazakhstan thúc đẩy tuyến đường thương mại biển Caspi, cho phép rút ngắn thời gian vận tải thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu. Baku cũng công khai ký kết những hợp đồng mua sắm quân sự lớn với Bắc Kinh.

Trong diễn biến mới nhất, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin đã tổ chức hội đàm trực tuyến ngày 28/6. Trong đó, hai nguyên thủ thông báo gia hạn 5 năm đối với Hiệp ước Hợp tác hữu nghị láng giềng Nga-Trung Quốc, được ký kết vào năm 2001.

Sự kiện này diễn ra ba ngày trước kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Putin cũng chúc mừng ông Tập về sự kiện này và bày tỏ mong muốn củng cố trao đổi giữa chính đảng của Trung Quốc và Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ theo bước Bắc Kinh tại sân sau của Nga

Đa Chiều nhận xét, chính sách cởi mở của Putin tại SNG dường như không chỉ dành cho Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO và là thế lực ở khu vực kết nối Á-Âu, cũng đã tiếp cận khu vực “sân sau” của Moskva mà họ mong muốn từ lâu này.

So với Bắc Kinh, “tấm vé thông hành” được Nga trao cho Ankara muộn hơn nhiều.

Trước khi chiến tranh bùng nổ năm ngoái tại Nagorno‑Karabakh giữa hai đồng minh của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là Armenia và Azerbaijan, Moskva đã quản lý chặt chẽ chính sách liên quan. Tại các nước SNG, Ankara chỉ có thể hành động một cách âm thầm giống như “đi trên băng mỏng”.

Chiến sự Nagorno‑Karabakh đã tạo ra thời cơ để Thổ Nhĩ Kỳ đạt được những thay đổi mang tính đột phá trong chiến lược đối với SNG bằng cách can thiệp thận trọng và khôn ngoan, dành sự hỗ trợ quan trọng cho Azerbaijan và ngầm trao đổi với chính quyền ông Putin.

Trong khi phối hợp với Nga để gìn giữ an ninh ở Hành lang Lachin, con đèo nối liền Armenia và vùng đất Nagorno-Karabakh, Thỏ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã chính thức “gióng chuông” tiếp cận các nước khu vực SNG.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đến thăm thủ đô Baku của Azerbaijan và thành phố Shusha ở Karabakh, mà Azerbaijan tái chiếm từ Armenia và chọn làm thủ đô văn hóa của nước này.

Ông Erdogan cũng phô trương quan hệ thân thiết với người đồng cấp Aliyev. Ankara tận dụng quan hệ song phương với Baku như một bàn đạp nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng đến các nước khác trong vùng ngữ hệ Turk như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, và Turkmenistan.

Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến Nagorno, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đã lặng lẽ công du ba nước Trung Á – gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, và Uzbekistan. Chuyến đi đạt được một số thỏa thuận quan trọng nhằm mở rộng các quan hệ hợp tác quân sự và an ninh song phương.

Vào cuối tháng 3/2021, ông Erdogan chủ trì hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Hội đồng Hợp tác các nước nói tiếng Turk, trong đó ông thể hiện một cách sinh động mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc nâng cao mức độ hợp tác của Hội đồng.

Thực trạng đáng ngại với Moskva

Theo Đa Chiều, Moskva đã cho thấy thái độ hòa dịu hiếm thấy đối với các động thái của Ankara, dù Nga vốn cảnh giác cao độ đối với chủ nghĩa Pan-Turk (có mục tiêu liên minh các dân tộc nói tiếng Turk ở Đế chế Ottoman, Trung Quốc, Iran, Afghanistan và Nga.

Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ được cho là “chạm ranh giới đỏ” về chiến lược của Nga khi thể hiện sự ủng hộ với Ukraine, Nga cũng chỉ thông báo tạm ngừng các chuyến bay đến Thổ Nhĩ Kỳ từ 15/4 đến 1/6, sau đó gia hạn lệnh này đến ngày 21/6, với lý do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Đa Chiều nhận định, tương tự trường hợp của Trung Quốc, thái độ ôn hòa của Nga đối với Thổ Nhĩ Kỳ phần nào phản ánh thực tế đáng ngại là tiềm lực quốc gia tổng hợp của Nga đi xuống, và Moskva không đủ khả năng tự mình kiểm soát hoàn toàn “vùng chiến lược” của họ.

Tin mới:

Sau vụ đụng độ ở Biển Đen, mục tiêu kế tiếp của Hải quân Anh sẽ là Trung Quốc?

Đối đầu Nga, tàu chiến Anh sẽ đánh chìm được nửa Hạm đội Biển Đen hay bị Su-24M “xé toạc làm đôi”?

Thực trạng này dẫn đến việc Nga buộc phải nhượng bộ, cho phép các đối tác chiến lược như Bắc Kinh và Ankara “tiếp sức” trong hoạt động ở khu vực.

Thêm vào đó, hình thức thỏa hiệp này được cho là giải pháp hữu hiệu mà các nhà hoạch định Nga đưa ra nhằm củng cố những liên hệ chiến lược quan trọng với Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bối cảnh sức ép địa chính trị từ phương Tây nhằm vào Moskva ngày càng gay gắt, Nga cần Trung Quốc chia sẻ những mối quan tâm chung ở châu Á-Thái Bình Dương, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác ở Trung Đông và châu Âu.

Đa Chiều tin rằng, trong tương lai gần sẽ có thêm nhiều biện pháp từ Moskva nhằm “mở cửa” hơn nữa khu vực sân sau SNG cho các hoạt động của Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tin nóng:

Nhà cầm quyền cộng sản cấm người dân tự ý làm từ thiện, nếu muốn làm phải thông qua Mặt trận

Bé trai 11 tháng tuổi bị nhét giẻ vào miệng: ‘Cô giáo tắt camera để đánh học sinh’

Related posts

Người biểu tình Myanmar đốt cờ Trung Quốc vì ủng hộ chính quyền quân sự

Hiếp dâm tập thể, lạm dụng tình dục: Công cụ của ĐCSTQ để hủy diệt đức tin

Tin Tức Đa Chiều

Ông trùm bí ẩn đứng sau “núi kim loại” 5 tỷ USD ở Việt Nam mà cả thế giới thèm khát

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment