Tin tức Đa Chiều
Việt Nam

Việt Nam chia sẻ dạy cách chống covid-19 với quốc tế

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, phương châm “lấy dân làm gốc” là kim chỉ nam cho mọi chính sách, hành động, “là nhiệm vụ khắc sâu vào tâm trí của mỗi đại biểu Quốc hội Việt Nam”.Sau khai mạc và phiên toàn thể, Hội nghị Các chủ tịch quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) tiếp tục diễn ra tại Thủ đô Vienna, Cộng hòa Áo, với các phiên thảo luận chuyên đề vào chiều 7.9 (giờ địa phương, tối cùng ngày giờ Việt Nam).

Tại các cuộc thảo luận, các nhà lãnh đạo Quốc hội đã trao đổi thẳng thắn, cởi mở về các vấn đề cùng quan tâm và cấp thiết trong một thế giới đang đổi thay, như ứng phó Covid- 19, phục hồi kinh tế -xã hội sau đại dịch, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống… thể hiện vai trò, trách nhiệm của nghị viện trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi tới 2 bài phát biểu cho các chuyên đề khác nhau, trong đó có chuyên đề “Giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19”.

Trong bài phát biểu này, ông Huệ đã chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam trong vấn đề này.

Ông Huệ nhấn mạnh phương châm “lấy dân làm gốc” là kim chỉ nam cho mọi chính sách, hành động, “là nhiệm vụ khắc sâu vào tâm trí của mỗi đại biểu Quốc hội Việt Nam”.Đồng thời, đại biểu Quốc hội phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, hành động mạnh mẽ và cả Quốc hội Việt Nam là một khối đoàn kết, tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền vững mạnh vì lợi ích người dân, giảm thiểu tác động đại dịch, tiến lên chiến thắng đại dịch Covid-19, phục hồi, phát triển đất nước.

Với tinh thần đó, ông Huệ cho biết, Quốc hội Việt Nam đã tham gia ngay từ đầu với vai trò nòng cốt trong Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, kịp thời thông qua và triển khai nhiều quyết định về nguồn lực, ngân sách quốc gia và nhiều biện pháp chống dịch, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nghèo… nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa tập trung chống dịch, vừa duy trì phát triển kinh tế, nhưng đặt ưu tiên bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân dù phải hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt; mọi người dân được hỗ trợ bảo đảm đời sống, chăm sóc y tế, tiếp cận vắc xin công bằng…

Đồng thời, Việt Nam kiên định thực hiện tiến trình dân chủ xã hội với sự ủng hộ của người dân, tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ 2021 – 2026 một cách dân chủ, công khai, minh bạch, đúng pháp luật, an toàn phòng dịch, với tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,6% và kỳ họp Quốc hội đầu tiên tháng 7.2021 đã bầu và các lãnh đạo cấp cao mới của nhà nước đã thực hiện ngay nhiệm vụ của mình.

Để giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19, Chủ tịch Quốc hội cho rằng các nghị viện cần có vai trò dẫn dắt quan trọng trong việc đặt người dân vào trung tâm của mọi quyết sách, đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, sức sáng tạo của mọi người dân, doanh nghiệp.

Theo đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động Quốc hội về xây dựng và hoàn thiện luật pháp, giám sát thực hiện các chính sách, quan tâm đến phụ nữ và trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật và ứng phó với tình trạng bất ổn kinh tế, tái nghèo đang lan rộng trong đại dịch.

Theo Chủ tịch Quốc hội, do “giãn cách” trong phòng chống dịch, cần phát huy công nghệ thông tin, chuyển đổi kinh tế số, mở rộng việc số hóa việc trao đổi thông tin và tương tác của cử tri với các nghị sỹ, giúp người dân tích cực tham gia vào các hoạt động nhà nước.

Hợp tác đa phương để chống đại dịch

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng có bài phát biểu trực tiếp tại phiên thảo luận chuyên đề “Ứng phó với đại dịch Covid-19 và thách thức đối với cơ chế hợp tác đa phương trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân”.Trong đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh vai trò của các tổ chức đa phương trong kết nối hành động nhằm bảo vệ tính mạng và quyền lợi của người dân “trong khó khăn thách thức, càng sáng lên tình đoàn kết, hữu nghị ấm áp được sẻ chia”, hợp tác quốc tế thông qua các cơ chế hợp tác đa phương đi đầu là Tổ chức Y tế thế giới với Chương trình tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó Covid-19 (ACT) và Chương trình hợp tác toàn cầu về vắc xin COVAX cùng nhau vượt qua đại dịch.

Ông cho biết, với tinh thần tương thân tương ái, Việt Nam đã hợp tác, chia sẻ nguồn lực với các nước đồng thời nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu, kịp thời của nhân dân, Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế về trang thiết bị, vật tư y tế, san sẻ nguồn vắc xin phòng chống Covid-19, tiếp thêm sức mạnh cho người dân Việt Nam để chiến đấu và đẩy lùi dịch bệnh.

Chủ tịch Quốc hội kêu gọi, trong bối cảnh các thách thức toàn cầu đòi hỏi hành động mang tầm chiến lược toàn cầu, các quốc gia, không phân biệt trình độ phát triển, không phân biệt quan điểm chính trị, cần phối hợp hành động, đóng góp nguồn lực của mình, ủng hộ và làm sống động chủ nghĩa đa phương để chiến thắng đại dịch Covid-19.

Related posts

Xử phúc thẩm 6 bị cáo vụ án Đồng Tâm, ông Lê Đình Công thay đổi kháng cáo

Vụ cháu bé 13 tuổi được tiêm vắc xin Covid-19: Đình chỉ giám đốc trung tâm y tế quận

Tin Tức Đa Chiều

Báo Pháp: Bánh mì Việt Nam vừa rẻ vừa ngon – “Kỳ phùng địch thủ” của burger Mỹ?

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment