Tin tức Đa Chiều
Cuộc Sống

Vì sao danh tính những đứa trẻ “Tịnh thất Bồng Lai” bị đào xới?

Danh tính những đứa trẻ “Tịnh thất Bồng Lai” bị đào xới khiến dư luận bức xúc. Thời gian gần đây, hàng loạt thông tin liên quan đến ông Lê Tùng Vân “Tịnh thất Bồng Lai” bị khởi tố khiến dư luận phẫn nộ. Bên cạnh đó, danh tính của những đứa trẻ vô tội cũng bị lan truyền như vũ bão trên mạng xã hội…

Ngày 7/1, lãnh đạo Công an tỉnh Long An cho biết, Công an huyện Đức Hòa đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Lê Tùng Vân (SN 1932), Lê Thanh Hoàn Nguyên (1990), Lê Thanh Nhất Nguyên (1991), Lê Thanh Trùng Dương (1995) về tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Cả 4 bị can cùng cư trú tại ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa (hay còn gọi là “Tịnh thất Bồng Lai”, “Thiền am bên bờ vũ trụ”).

Công an tỉnh huyện Đức Hòa cũng ra quyết định bắt tạm giam đối với 3 bị can: Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên và Trùng Dương. Riêng bị can Lê Tùng Vân bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
Trước đó, hàng loạt thông tin liên quan vụ việc Tịnh thất Bồng Lai bị khởi tố đã khiến cộng đồng không khỏi phẫn nộ cũng như xôn xao bàn tán về những tình tiết xoay quanh câu chuyện.

Tuy nhiên, bên cạnh những hành vi đáng lên án của ông Lê Tùng Vân thì thông tin được chia sẻ nhiều nhất trong những ngày qua lại là hình ảnh, thông tin cá nhân về những đứa trẻ sống ở đây. Từ tên tuổi những đứa trẻ, mối quan hệ, thông tin giám định ADN… và cả những “cây gia phả” do cộng đồng mạng tự vẽ lên cũng bị lan truyền trên mạng xã hội, nhận về nhiều ý kiến trái chiều.

Trước sự “vô tư đào xới” đời tư của những đứa trẻ, không ít ý kiến đã lên tiếng bảo vệ các bé: “Chúng chỉ là những đứa trẻ, hãy để cho chúng yên”, “Trẻ con là vô tội, chúng chỉ bị người lớn lợi dụng thôi”, “mấy đứa bé vẫn là tài năng, ngây thơ, chuyện làm sai là của người lớn”, “Các tổ chức bảo vệ trẻ em cần sớm vào cuộc. Đừng để các con phải chịu “tội” vì người lớn”…

Tác giả Trần Thu Hà chia sẻ trên trang cá nhân: “Trong vụ án “Tịnh thất Bồng Lai”, nhìn hình ảnh và tên tuổi, thông tin giám định DNA, cây phả hệ… của các cháu bé lan khắp chốn, thấy buồn lắm. Cho dù cha già có tội, thì các bé cũng đâu có tội gì?

“Ai làm người đó chịu” chứ, còn hình ảnh và tên tuổi đã lưu vào google thì bao giờ xóa được?…

Những vụ tương tự, ở những nước hiện đại, báo chí cũng chỉ đưa tin về người phạm tội, tuyệt đối không đả động gì tới người nhà, còn nếu có trích lời người thân hay bạn bè thì giấu tên. Chính quyền chủ động tạo điều kiện để họ tạm lánh hoặc chuyển đi nơi khác. Thậm chí còn được đổi tên họ và giấy tờ tùy thân nếu yêu cầu. Các quỹ phúc lợi của nhà nước sẽ trợ cấp chỗ ở, người bảo trợ, đảm bảo có thể bắt đầu cuộc sống lại từ đầu một cách không quá bi kịch. Thậm chí, họ còn có những “lối thoát an toàn”, ví dụ như học tại nhà.

Ở mình, sự quản lý lỏng lẻo, quyền riêng tư chưa đươc tôn trọng, những nút share (chia sẻ) vô tư, hồn nhiên cũng có thể làm ta trở thành nhẫn tâm.

Mình biết nhiều vụ án, sau khi người có tội lĩnh án, thì những người thân vô tội của họ bị bỏ lại giữa thị phi. Nhiều người phải chạy trốn khỏi làng, đi biệt xứ.

Thú thực thì, ai mà không tò mò? Bản năng làm ta muốn biết tại sao có những cuộc đời chịu nhiều bất hạnh, ta cũng nóng lòng muốn biết cụ thể họ làm gì và như thế nào.

Nhưng hãy nhẹ tay, “tránh động vào cây mùa lá rụng”. Đừng share, đừng click vào những trang mạng khai thác quá mức thông tin cá nhân và nỗi đau của người thân phạm nhân.

Share chậm lại, like chậm lại! Bởi vì với những tâm hồn đang bầm dập, im lặng là một món quà còn cần thiết hơn cả oxy để thở nữa”.

Trao đổi thêm với phóng viên Dân trí, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa nói: “Tôi cho rằng cần giữ kín hình ảnh, thông tin cá nhân của những đứa trẻ tại cơ sở “Tịnh thất Bồng Lai”. Nếu người lớn có sai phạm thì cũng không liên quan đến các em. Vì thế, các em cần được bảo vệ thông tin đời tư.

Việc chia sẻ rộng rãi mặt mũi, thông tin đời tư sẽ khiến các em bị tổn thương, ảnh hưởng đến tâm lý. Khi lớn lên, có thể các em sẽ bị áp lực từ những ồn ào liên quan đến “Tịnh thất Bồng Lai”, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Từ thực tế, tôi được biết có trường hợp những đứa trẻ có cha mẹ phạm tội giết người, buôn ma túy, đánh ghen… khi đi học bị bạn bè chế giễu, kỳ thị, xa lánh. Thậm chí, có đứa trẻ không chịu được áp lực, xấu hổ, đã bỏ học…”

Liên quan đến vụ “Tịnh thất Bồng Lai”, trả lời Dân trí, ông Đặng Hoa Nam (Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH) cũng đề nghị cộng đồng xã hội giữ bí mật thông tin cá nhân để bảo vệ các trẻ em tại Tịnh Thất Bồng Lai.

Đại diện Cục Trẻ em cũng khẳng định, lỗi lầm của người lớn không liên quan đến trẻ em và sự việc các em bé tại đây bị các đối tượng trục lợi bất chính đã có cơ quan công an xử lý. Pháp luật có quy định rõ việc lộ bí mật thông tin của các em bé tại đây sẽ bị xử phạt.

Theo Điều 31, Nghị định 130/2021/NĐ-CP, hành vi công bố, tiết lộ một trong các thông tin mà không được sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, người giám hộ của trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng.

Thông tin bao gồm: Tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em…

Related posts

Thầy giáo để xe SH rồi nhảy cầu tự tử trong đầu nạn nhân có 3 viên đạn bằng chì

Science

Linh vật hổ vàng năm Nhâm Dần gầy nhom, ngơ ngác đây là con gì?

Tin Tức Đa Chiều

Điểm mấu chốt khi điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam

Science

Leave a Comment