Nạn buôn người là gì? Chính xác thì nó được vận hành như thế nào? Tại sao chúng ta không nghe được gì trong khi nó vẫn đang diễn ra ngay trước mắt? Có thể nào những tổ chức lên tiếng bảo vệ nhân quyền lại chính là những thế lực điều hành ngành công nghiệp buôn người trị giá hàng tỷ USD? Trên thực tế, rất nhiều sự thật khó tin đã được phát hiện và rất nhiều người đã thức tỉnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ làm sáng tỏ mọi góc tối và đào sâu vào thực trạng này dựa trên các sự kiện thực tế.
Nạn buôn người là gì?
Bạn có biết có khoảng 40,3 triệu người là nạn nhân của việc buôn người trên toàn cầu? Nó nhiều hơn tổng dân số của bang California (Mỹ). Tuy nhiên đó chỉ là con số rất nhỏ mà các nhà thống kê thu thập được. Buôn người là vấn nạn ít được cung cấp thông tin hay báo cáo chi tiết nhưng lại ảnh hưởng đến đủ các đối tượng, bao gồm đàn ông, phụ nữ, da đen, da trắng, v.v. Đặc biệt nhất là trẻ em vì đây là nhóm tuổi rất khó để có thể ra mặt vạch trần sự thật, từ đó dẫn đến nhiều khó khăn trong việc phá án. Nạn buôn người không chỉ xảy ra trong thời hiện đại mà nó đã được ghi chép lại từ rất xa xưa, khi mà con người bị bắt cóc, bị ép làm nô lệ và được đưa đi khắp các lục địa.
Mục đích của nạn buôn người
Trong thời cổ đại, nạn nhân bị buôn bán với nhiều lý do, như để làm nô lệ trong các trại lao động tập trung, hay nô lệ tình dục v.v. Những người muốn có quyền lực sẽ thực hiện các giao dịch buôn người để kiểm soát nô lệ, những kẻ muốn kiếm tiền cũng sẽ tham gia giao dịch để thu lợi, và những ai muốn sự cai trị sẽ ủng hộ giao dịch để khuất phục và thao túng người dân. Và vấn nạn buôn bán người cho giới tinh hoa vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.
David Politis – một cựu thám tử cảnh sát, hiện là một nhà điều tra và nhà văn nổi tiếng với loạt sách ghi lại những vụ mất tích trong công viên quốc gia và các nơi khác. Mặc dù không khẳng định những người mất tích đó bị đem bán, nhưng ông đã cho thấy có điều gì đó thực sự nghiêm trọng đang diễn ra, và chính phủ đã thực sự ngó lơ.
Có một số kẻ buôn người đã bị phanh phui, và tỷ phú phạm tội ấu dâm – Epstein là một trong số đó. Hắn đã cổ súy cho tệ nạn mại dâm nam hoặc quan hệ tình dục giữa người lớn và trẻ em – còn được biết đến với khái niệm “ấu dâm”. Đương nhiên, những người ủng hộ muốn bình thường hóa những khái niệm này, và khi không đạt được mục đích thì họ sẽ dùng đến những thủ đoạn buôn người khác.
Thủ đoạn của những kẻ buôn người
Những kẻ buôn người nhắm vào các nhóm người khác nhau và xác định thủ đoạn có lợi nhất cho chúng. Ví dụ, khi một cơn bão xảy đến, mọi thứ sẽ bị xáo trộn hoặc thậm chí là chết người, và nó tạo ra kẽ hở cho bọn buôn người lợi dụng. Những người gặp nạn bị bắt cóc, bị ép đến tình cảnh mất quyền lựa chọn và tự chủ, hoạt động từ thiện hoặc cứu trợ thiên tai cũng trở thành chiêu bài che giấu tội ác. Toàn bộ mạng lưới buôn người sẽ lợi dụng những kẽ hở tương tự để ‘tóm gọn’ con mồi. Do đó, cư dân hoặc trẻ em khó xác định gốc gác là đối tượng thuận tiện nhất, ví dụ như những bé không có giấy khai sinh.
Một vài kẽ hở khác như thảm họa hoặc khi xung đột chính trị ập đến, và để lại một đám trẻ mồ côi trong tình cảnh hỗn loạn; hoặc một ngôi làng nghèo nào đó không có danh sách dân làng, và sẽ không thể truy tìm dấu vết nạn nhân; hay cơ sở được thiết lập để nuôi người phục vụ cho hoạt động mua bán, như Cộng hòa Haiti. Đúng vậy! Nuôi dưỡng con người cho mục đích buôn bán, nó nghe giống như tiểu thuyết viễn tưởng nhưng lại là sự thật.
João Teixeira de Faria (hay John của Chúa) – người tự cho mình là thầy lang chữa bệnh bằng đức tin. Ông ta nổi tiếng đến mức được cho là thân thiết với Oprah Winfrey (nữ Giám đốc truyền thông, nhà sản xuất truyền hình, và là nhà từ thiện người Mỹ…). Ông thậm chí còn xuất hiện trong chương trình của Oprah Winfrey và điều trị cho Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Theo Daily Mail, João Teixeira de Faria thực sự có các trang trại nô lệ tình dục trẻ em. Ông ta giam giữ hàng trăm thanh thiếu niên bằng dây xích, rồi hãm hiếp khiến họ mang thai và bán con của họ với giá khoảng 52 nghìn USD ở chợ đen. Các cô gái nghèo khổ bị dụ dỗ bằng thức ăn, rồi bị bắt làm nô lệ. Ông ta ép các nạn nhân làm việc trong các mỏ ngọc lục bảo, và sau khi đã vắt kiệt họ như một cỗ máy sản xuất trẻ em thì giết hại họ. Nhưng liệu có bất kỳ điều nào trong những điều này được đề cập trên trang Wikipedia không? Hoàn toàn không. Điều đó dẫn đến 1 nghi vấn, tại sao không ai nghe về những sự việc nghiêm trọng như vậy? Và tại sao truyền thông gần như im hơi lặng tiếng trước vấn nạn buôn người toàn cầu này?
Tai sao không ai nghe về nạn buôn người?
Nhiều nguồn tin đã thừa nhận rằng lỗ hổng phúc lợi trẻ em và hệ thống chăm sóc thay thế tại nhà dễ bị bọn buôn người khai thác. Tất nhiên, rất nhiều người tốt làm việc cho những hệ thống này, và dĩ nhiên là họ đơn thuần chỉ muốn giúp đỡ những đứa trẻ. Nhưng hãy nhớ rằng những kẻ buôn người khai thác lỗ hổng trong các hệ thống đó.
Bộ phận bảo vệ trẻ em của các cơ quan công ích và bộ phận phúc lợi gia đình là các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Nhưng vì hệ thống bị quá tải, thiếu nguồn nhân lực và tài nguyên nên đã tạo ra nhiều lỗ hổng để những kẻ buôn người lợi dụng. Chúng xâm nhập vào các hệ thống với vai trò tình nguyện viên trong các hoạt động phúc lợi, từ đó thiết lập các đường dây để bắt cóc trẻ em.
Năm 2020, một bí mật đã được vạch trần, tiết lộ thủ đoạn mà những kẻ ấu dâm dùng để xâm nhập vào Hệ thống Chăm sóc thay thế tại nhà ở Đức, cũng như cách chúng xâm nhập vào các cơ quan thẩm quyền. Giới chức ở Berlin đã cố tình giao những đứa trẻ cho Hệ thống Chăm sóc Thay thế tại nhà là những gã ấu dâm trong 30 năm qua. Tiến sĩ, nhà tâm lý học và nhà khoa học xã hội Helmut Kentler đứng đầu tổ chức này, ông ta thường xuyên trợ cấp tiền cho những kẻ ấu dâm và cho chúng quyền tiếp cận trẻ em trong nhà của chúng. Theo Independent, “Một quan chức trong Thượng Viện, thuộc Bộ Giáo dục, Tuổi trẻ và Gia đình đồng ý rằng cuộc điều tra cho thấy rõ ý định của Kentler, ông ta đã lợi dụng quyền thế của mình để giao những đứa trẻ cho bọn ấu dâm. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi trường đại học Heidelsheim cho thấy, giới chức địa phương ở Berlin đã cho phép việc nhận con nuôi trong nhiều thập kỷ”. Đây là một phát hiện lớn, nhưng tất cả phản hồi nhận được chỉ là sự thờ ơ từ chính phủ.
Tóm lại, chúng ta không nghe được vấn nạn này bởi vì tội ác này ẩn nấp dưới tên gọi ‘bí mật’, chẳng hạn một nghiên cứu khoa học bí mật được che đậy bởi những người giàu có quyền lực, hoặc hệ thống bí mật nào đó được tạo ra theo đúng nghĩa đen là sử dụng cho mục đích buôn người.
Nạn buôn người trên mạng Internet
Những người trong cuộc đã tiết lộ rằng, các nền tảng truyền thông xã hội được tạo ra với âm mưu giúp những kẻ buôn người dễ dàng tiếp cận với bất kỳ hồ sơ và trang cá nhân nào, và chúng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để điều hành mạng lưới buôn người cũng như giao tiếp với nhau. Gần đây, phần lớn chúng ta đều đã nghe về khái niệm ấu dâm có tổ chức, và ắt hẳn sẽ phải chấn động khi hiểu ra cách thức hoạt động của nó. Sự thật là có tồn tại những thuật ngữ được mã hóa để những kẻ ấu dâm giao tiếp với nhau, và FBI cũng có một tài liệu về những thuật ngữ này. Khi những kẻ buôn người dùng thuật ngữ mã hóa trên mạng xã hội để quảng cáo mua bán, thì không ai có thể nghĩ được rằng những gì họ đang thấy là hành động buôn người kinh tởm đó.
Các mạng lưới được tạo ra trên khắp thế giới và Internet giúp cho việc buôn người thuận tiện hơn, và hiện nó đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta – web đen. Thực tế là phần lớn nội dung web đen được dành cho khiêu dâm, và những kẻ buôn bán người đã lợi dụng nó, thậm chí dẫn đến vấn đề kinh khủng hơn nữa như cướp mổ nội tạng, nô lệ hóa và bóc lột trẻ em. Nếu như những góc tối trên Internet giúp che giấu đường dây buôn người, thì việc kiểm duyệt nội dung sát sao trên Internet lại là hành động lộ liễu của chính quyền nhằm xóa bỏ mọi sự thật về hệ thống tội ác này. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của chính quyền Trung Quốc với hệ thống giam giữ và bỏ tù những người bất đồng quan điểm, tín đồ Cơ đốc giáo và những học viên Pháp Luân Công. Những nạn nhân này còn bị ép làm nô lệ lao động và bị mổ cướp nội tạng.
Nhân chứng: Nạn buôn người hiện nay là vô cùng nghiêm trọng
Trong những năm 80, xuất hiện rất nhiều cáo buộc đối với các trung tâm giữ trẻ lạm dụng trẻ em bằng các nghi lễ của Satan giáo. Một điều đáng lưu ý là, hành vi mổ cướp nội tạng và nghi lễ Satan có mối liên hệ chặt chẽ. Các tổ chức như Đền thờ Satan, Giáo hội Satan tuyên bố rằng, nghi lễ Satan là không có thật, nhưng cơ quan thực thi pháp luật lại xác nhận điều ngược lại. Theo thừa nhận của CIA về dự án MK-Ultra, thông qua ma túy, tra tấn và lạm dụng, họ đã chứng minh rằng con người, ở một mức độ nhất định, có thể được lập trình. Và đó không phải là thuyết âm mưu, nó đã được nghiên cứu. Những kẻ buôn người sử dụng các kỹ thuật cảm xúc xã hội và thể chất để giành quyền kiểm soát mọi người.
Nạn buôn người bị che đậy trên Internet, không thấy bóng dáng trong các chương trình nghị sự cấp chính phủ, lẩn khuất ở các vùng lãnh thổ và tổ chức tư nhân. Các công ty bình phong không phải là cách duy nhất mà những kẻ buôn người này hoạt động, chúng cũng ẩn núp trong hệ thống phân cấp của kim tự tháp quyền lực (hệ thống quyền lực của chính phủ ngầm). Theo các diễn viên và người trong cuộc, Hollywood cũng là một sơ đồ kim tự tháp quyền lực. Để trở nên giàu có và nổi tiếng, họ sẵn sàng làm những điều điên rồ, và việc đạt được đỉnh cao quyền lực mới chỉ là khởi đầu. Ở các cấp trên của Hollywood, trẻ em được sử dụng như tiền tệ để mua bán, điều này cho thấy đường dây buôn người bí mật đã thâm nhập rất sâu, không chỉ ở Hollywood mà còn phổ biến trong ngành công nghiệp âm nhạc. Vô số nạn nhân đã lên tiếng về việc họ bị lạm dụng, có thể kể như Elijah Wood, Sarah Ruth Ashcroft, Bella Thorne, Aaron Carter, Judy Garland, Marilyn Monroe, Macaulay Culkin, Corey Feldman, Shirley Temple v.v..
Trong số đó có Jenna Jameson, nữ diễn viên người Mỹ này từng nói rằng thế giới ‘nội dung khiêu dâm’ cũng là một đường dây buôn người. Cô cho biết mình đã được chải chuốt để bán vào các câu lạc bộ thoát y và khiêu dâm. Thêm nữa, tất cả các hệ thống kiểm soát này đều được áp dụng trong xã hội. Bọn buôn người cũng coi du lịch tình dục là một thị trường màu mỡ. Thậm chí, mạng lưới buôn người còn xâm nhập vào các tổ chức từ thiện truyền thông của chính phủ cũng như bất kỳ tổ chức quyền lực nào. Xâm nhập thay vì xâm lược đã trở thành một cụm từ phổ biến vì nó mô tả chính xác những gì đang xảy ra.
Và còn một nhân chứng vô cùng quan trọng khác, đó chính là Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông từng nói: “Những thứ như buôn lậu thuốc phiện, buôn bán người, những mạng lưới buôn bán phụ nữ kinh tởm này, bạn tưởng rằng nó chỉ là những tội ác thời cổ đại, nhưng không phải thế, nó còn nghiêm trọng hơn vậy, hiện tại nó tràn ngập khắp thế giới, nó là điều kinh khủng hơn nhiều những gì đã từng xảy ra trước đó, nó đang diễn ra ở vùng biên giới phía Nam và trên khắp thế giới, chúng tôi đã giảm nó xuống mức mà không ai nghĩ rằng nó có thể xảy ra nhưng nó là thứ khủng khiếp, phần lớn nạn nhân là các em bé gái cho đến phụ nữ”.
Cần làm gì để chấm dứt nạn buôn người?
Nhiều ví dụ về nạn buôn người xuyên suốt lịch sử đã cho thấy, chế độ nô lệ chưa bao giờ bị xóa bỏ, hiện nay nó diễn ra trong thế giới ngầm. Thật khó để mọi người chấp nhận bởi nó quá đáng sợ, và không ai muốn đó là sự thật. Nhưng nếu chúng ta phớt lờ trước sự thật thì những nạn nhân của tội ác có hệ thống này sẽ không bao giờ tìm thấy được công lý.
May mắn thay vào tháng 1/2020, một lệnh hành pháp về chống buôn người và bóc lột trẻ em trực tuyến ở Mỹ đã được ban hành: “Chính phủ liên bang cam kết ngăn chặn nạn buôn người và bóc lột tình dục trẻ em trực tuyến, chống lại những tội phạm này một cách hiệu quả đòi hỏi phải có phản ứng toàn diện và phối hợp để truy tố những kẻ buôn người và các cá nhân bóc lột tình dục trẻ em trên mạng, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân từ bọn buôn người và bóc lột trẻ em, cung cấp kiến thức phòng ngừa để nâng cao nhận thức và giúp giảm tỷ lệ buôn bán người và bóc lột trẻ em từ trong các tiểu bang của Mỹ. Vì vậy, chính sách của cơ quan hành pháp sẽ ưu tiên nguồn lực của mình để truy tố quyết liệt những kẻ phạm tội để hỗ trợ nạn nhân và cung cấp giáo dục phòng ngừa nhằm chống lại nạn buôn người và bóc lột tình dục trẻ em trên mạng”.
Bên cạnh đó, có một sắc lệnh đã được chính phủ Mỹ thông qua và ban hành vào năm 2017, nhằm phong tỏa tài sản của những người liên quan đến lạm dụng hoặc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, những hành động pháp lý được thực thi sẽ giúp triệt phá các hệ thống hỗ trợ nạn buôn người tiếp diễn. Tuy nhiên, sự thay đổi thật sự đến từ chính tiếng nói của mỗi người chúng ta.
Chúng ta cần nhận thức được các hành động phạm pháp và đạo đức giả, lên tiếng chống lại các hệ thống chăm sóc trẻ em đã cho phép bọn buôn người lợi dụng lỗ hổng, theo đó chúng ta sẽ phơi bày những tội ác này. Hãy cùng chung tay kêu gọi sự thay đổi nếu mỗi cá nhân đều nhận thức được điều gì đang thật sự xảy ra.
https://tinhhoa.net/