Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Truyền thông tiếng Trung tại Úc tự kiểm duyệt vì lo sợ bị Bắc Kinh trả thù

Nhiều tập đoàn truyền thông tiếng Trung tại Úc đã đang chủ động tự kiểm duyệt vì lo sợ nhân viên và thành viên gia đình của nhân viên có thể bị chính quyền Trung Quốc trả thù, theo một báo cáo của Viện Lowy.

Một ông chủ hãng truyền thông nói với Viện Lowy có trụ sở tại Sydney rằng: “Đội ngũ nhân viên của chúng tôi làm việc ở Trung Quốc và Úc là người gốc Trung Quốc đại lục; tất cả gia đình của họ đều đang ở Trung Quốc. Điều này là thực tế bất chấp rằng cũng có một số trong đó có được quốc tịch Úc và giấy phép thường trú nhân tại Úc”.

“Những chủ đề nhạy cảm chính trị hoặc những chỉ trích chính quyền Trung Quốc sẽ đẩy đội ngũ nhân viên của chúng tôi hoặc gia đình của họ vào rủi ro. Chúng tôi không muốn họ hoặc gia đình của họ bị bắt tại Trung Quốc”, vị chủ hãng truyền thông này nói thêm.

Viện Lowy khi thực hiện báo cáo với tiêu đề “Mâu thuẫn dịch thuật: Truyền thông tiếng Trung tại Úc”, đã kiểm tra hơn 500 bài báo tin tức và cũng đã phỏng vấn các nhà quản lý điều hành của ba tập đoàn truyền thông tiếng Trung lớn tại Úc, gồm Daily Chinese Herald, Media Today, và the Australian Chinese Daily.

Nhiều tin tức trong hơn 500 bài viết mà Viện Lowy kiểm tra là có nội dung được biên dịch từ truyền thông tiếng Anh. Những người chịu trách nhiệm dịch thuật các bài báo này sống ở Úc, Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan.

Báo cáo phát hiện: “Tự kiểm duyệt đã vượt quá sự thận trọng của cá nhân các nhà quản lý hãng truyền thông với lo sợ cho sự an toàn của họ và gia đình họ. Sự kiểm duyệt này đã trở thành một phần không thể tách rời của các tiến trình quản lý rủi ro của các tổ chức truyền thông”.

Chẳng hạn như với Daily Chinese Herald và Media Today, nhiều nội dung của hai hãng tin này đã được phân phối tới Trung Quốc đại lục qua các ứng dụng tin tức, các trang web và mạng xã hội WeChat.

Khi phân phối nội dung vào Trung Quốc đại lục như vậy, các hãng tin nêu trên phải tự loại bỏ các tin tức chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bởi vì họ lo sợ rằng các nội dung chỉ trích đó có thể khiến họ hứng chịu “hành động trừng phạt” từ chính quyền Trung Quốc, chẳng hạn như bị gỡ bỏ nội dung, đình chỉ trang web hoặc tài khoản Wechat, hoặc trang web và phần mềm ứng dụng tin tức của họ bị chặn hoàn toàn tại Trung Quốc.

“Những sự trả thù như vậy gây ra tổn thất tài chính đáng kể đối với các hãng tin”, báo cáo của Viện Lowy nói thêm.

Mặc dù khi trả lời phỏng vấn Viện Lowy, các nhà quản lý các hãng tin đã thừa nhận sự tự kiểm duyệt đang diễn ra tại các hãng tin của họ, nhưng họ cũng nhấn mạnh rằng hành vi đó không có nghĩa họ đồng thuận với ĐCSTQ về chính trị.

Một vị quản lý trả lời phỏng vấn nói rằng: “Tôi nghĩ chúng ta cần nhận diện nhân dân Trung Quốc, quốc gia Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc và đảng phái chính trị. Chúng tôi thích người dân [Trung Quốc], và chúng tôi là một phần của văn hóa [Trung Quốc]. Nhưng chúng tôi không nhất định đồng tình với mọi hành động hoặc lý tưởng chính trị”.

Tuy nhiên, vẫn có những quan ngại được dấy lên về sức ảnh hưởng của chế độ Bắc Kinh đối với các tập đoàn truyền thông tiếng Trung tại Úc.

Vào tháng 8/2020, ông Alan Tudge khi đó là Bộ trưởng Nhập cư Tạm quyền của Úc đã cảnh báo rằng “thông tin hoặc tuyên truyền gây hại” có thể được lan truyền thông qua “các hãng tin tức sắc tộc” do các nhân tố nhà nước nước ngoài “kiểm soát hoặc tài trợ”.

Sau đó, một báo cáo hồi tháng 12/2020 đã tiết lộ rằng khoảng phân nửa trong số 24 hãng truyền thông tiếng Trung lớn nhất tại Úc có liên kết với chế độ Bắc Kinh.

Các nhà quản lý điều hành của 12 hãng tin tiếng Trung đó đã từng là thành viên của những tổ chức do Cơ quan Hợp tác Mặt trận Thống nhất (UFWD) kiểm soát. UFWD là tổ chức lớn nhất mà chế độ Trung Quốc thành lập để thâm nhập ra nước ngoài. Đồng thời, 4 trong số 12 hãng tin này đã nhận hỗ trợ tài chính trực tiếp từ ĐCSTQ hoặc trực thuộc ĐCSTQ.

Chẳng hạn như Media Today, tập đoàn truyền thông tiếng Trung này có đồng sáng lập viên Stan Chen trước năm 2018 là phó chủ tịch của Hội đồng Xúc tiến Tái Thống nhất Hòa bình của Trung Quốc tại Úc (ACPPRC).

Cựu chủ tịch ACPPRC, ông Huang Xiangmo trong vài năm qua đã nổi tiếng tại Úc vì liên quan đến các bê bối tài trợ chính trị và sự “ngã ngựa” của cựu Thượng nghị sĩ Úc Sam Dastyari. ACPPRC cũng có kết nối với một cơ quan do UFWD kiểm soát.

Media Today đã đang chủ động kiểm duyệt và loại bỏ nhiều nội dung tin tức, đặc biệt những tin xoay quanh các cuộc điều tra của các cơ quan an ninh Úc về ảnh hưởng nước ngoài, cũng như tin tức về Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần bị ĐCSTQ bức hại phi pháp từ năm 1999.

Related posts

Lời từ chối “nhẹ nhàng” khiến Tập mất mặt, Vành đai Con đường nứt vỡ

Nga không thắng, Ukraine không thua: Trạng thái kỳ lạ của Nga ở Ukraine – Chiến lược gì đây?

Science

Ngoại trưởng Nhật điện đàm với Vương Nghị, chỉ trích trực diện ĐCSTQ

Leave a Comment