Trang DWNews có bài phân tích của các học giả phương Tây về việc EU phải thật sự cảnh giác và có hành động cụ thể trước một Trung Quốc không chơi đẹp.
Nhà Hán học người Đức Kristin Shi-Kupfer tin rằng căng thẳng giữa Trung Quốc và châu Âu là cơ hội để Đức và Liên minh châu Âu thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, và các nước này nên từ bỏ cũng như thay đổi chính sách xoa dịu. Thành viên Đảng Dân chủ Tự do của Đức Ulrich Lechte đã thẳng thừng tuyên bố rằng chính sách Trung Quốc của Đức đã thất bại.
“Tạp chí Nhà quản lý” đã xuất bản một bài báo của Kristin Shi-Kupfer, Giáo sư Khoa học Sinology tại Đại học Trier, có tựa đề “Thay đổi thông qua sức đề kháng” (Wandel durch Widerstand), trong đó viết rằng, Trung Quốc và các nền dân chủ tự do phương Tây tiếp tục va chạm, và những căng thẳng hiện tại tạo cơ hội cho Đức và châu Âu thúc đẩy một chính sách mới đối với Trung Quốc, thay vì tiếp tục áp dụng chính sách xoa dịu.
Tác giả chỉ ra rằng sau khi các nước châu Âu và Mỹ chỉ trích Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và áp đặt các biện pháp trừng phạt, Trung Quốc đã cấm các chính trị gia và học giả châu Âu nhập cảnh vào nước này. Thái độ thù địch của họ đối với các học giả và nhà báo nước ngoài ở Trung Quốc đã khiến giới quan sát ở Đức và châu Âu nhận thức được rằng các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Tập Cận Bình có thể khiêu khích bằng mọi giá và làm leo thang tình hình. Trong hoàn cảnh đó, chính sách Trung Quốc của phương Tây lại vẫn đang nhằm tránh làm Bắc Kinh tức giận, không muốn gây nguy hiểm cho sự hợp tác và trao đổi kinh doanh giữa hai bên.
Nhà Hán học Kupfer cho rằng Đức cần xác định rõ ràng hơn các lợi ích và mục tiêu quốc gia. Bà Kupfer viết: “Sẽ là sai lầm nếu kiềm chế tình trạng hiện tại một lần nữa. Việc áp dụng chính sách cân bằng bằng mọi giá sẽ chỉ khiến chúng ta vấp ngã giữa bế tắc và làm leo thang của tình hình. Câu châm ngôn chính trị cũ “thay đổi thông qua thương mại” phải được gác lại, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không thể gây ảnh hưởng đến Trung Quốc. Có thể thấy điều này từ các biện pháp chống trừng phạt của Trung Quốc và tư thế ngày càng khiêu khích và hung hăng của các quan chức Trung Quốc. Chính sách Trung Quốc của Đức yêu cầu phải có một định nghĩa rõ ràng hơn về lợi ích và mục tiêu quốc gia của chúng ta”.
Bài báo cho rằng chính phủ Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo đang ngày càng cố gắng gây ảnh hưởng đến từng quốc gia hoặc thể chế quốc tế dựa trên ý tưởng riêng của họ. Đó là những ảnh hưởng kinh tế thông qua các khoản đầu tư và viện trợ tài chính, ảnh hưởng chính trị thông qua sự phụ thuộc kinh tế và các hành động vượt ra ngoài luật pháp và cuối cùng là dùng quyền lực mềm văn hoá thông qua các khái niệm thâm nhập như “chủ quyền Internet”. Cuộc tấn công của Trung Quốc vào hệ thống trật tự tự do một phần được thúc đẩy bởi sự điều khiển một cách ác ý.
Việc chính phủ Trung Quốc tấn công Tân Cương và Hồng Kông cũng khiến phương Tây phải trả giá đắt cho chính sách ngoại giao cân bằng. Các công ty nước ngoài giữ im lặng hoặc che giấu một cách khoa trương các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Thái độ này đã đạt đến mức độ như của hành vi tống tiền.
Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Đức và châu Âu không nên rơi vào bẫy tống tiền hết lần này đến lần khác. Chính trị, kinh tế và người tiêu dùng nên đoàn kết nhất có thể để thoát khỏi bẫy của ĐCSTQ.
Tác giả kết luận: “Sau khi làm rõ đường lối chính trị và chi phí, ngay cả một chính sách chặt chẽ và đầy xung đột của Trung Quốc cũng có thể phát triển đúng động lực. Sau đó, theo các quy tắc của trật tự thế giới tự do, Trung Quốc có thể được đưa vào chương trình bảo vệ khí hậu hoặc sức khỏe toàn cầu hay phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới và bền vững. Nếu Bắc Kinh muốn phá vỡ trật tự này, họ sẽ chống lại. Chi phí của việc này sẽ không cao hơn chính sách xoa dịu có vẻ hiệu quả về chi phí”.
Cổng thông tin điện tử trực tuyến của Đức đã đăng một cuộc phỏng vấn với nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do Ulrich Lechte vào thứ Bảy với tiêu đề “Chiến lược Trung Quốc của chính phủ Đức đã thất bại” và cũng nói về chính sách đối với Trung Quốc của Đức. Ông Lechte nói trong một cuộc phỏng vấn: “Thời đại mà Trung Quốc chỉ quan tâm đến bản thân đã qua lâu rồi. Dự án Một vành đai, một con đường của Trung Quốc có chiến lược chính trị và ngoại giao rõ ràng khiến các nước phụ thuộc vào Bắc Kinh về mặt kinh tế và khiến họ rơi vào bẫy nợ”.
Ngược lại, chiến lược của chính phủ liên bang Đức thực sự là một thất bại. Đức cũng như các nước phương Tây đã không phản ứng với việc Trung Quốc phân bổ ngân quỹ ở các nước đang phát triển như những kẻ buôn bán ma túy để khiến các nước này phụ thuộc vào Trung Quốc.
Ông mô tả Trung Quốc là “kẻ cho vay nặng lãi”, cung cấp các khoản vay khi một số quốc gia đang cần tiền gấp, khiến họ mắc nợ rất nhiều và phải trả giá đắt cho việc này. Uganda là một ví dụ.
“Chính phủ Đức phải xem xét các vấn đề nhân quyền một cách nghiêm túc trong các cuộc đàm phán giữa chính phủ Đức và Trung Quốc, thay vì đề cập đến chúng tại bàn hội nghị”, ông tin rằng “bây giờ là lúc để đưa ra một tuyên bố rõ ràng”. Đức có thể tìm kiếm tiếng nói ủng hộ dân chủ từ Nhật Bản, Úc và New Zealand. Hãy đoàn kết lại để đối phó Trung Quốc.
Ông Lechte chỉ ra rằng với sự trỗi dậy của Trung Quốc và việc thiết lập một cường quốc quân sự khổng lồ trong thời gian ngắn, khiến xung đột có thể xảy ra. Ông nói: “Vì vậy, chúng ta phải lên tiếng mạnh mẽ hơn về vấn đề nhân quyền. Không được để việc thông tính Đài Loan một ngày nào đó trở thành sự thật. Chúng ta cần bảo vệ và củng cố trật tự đa phương được thiết lập sau Thế chiến I và Thế chiến thứ 2. Chúng ta không thể thực sự chỉ biết lo cho thân mình”.
Ông Lechte tin rằng các nước phương Tây phải nghĩ cách giúp các quốc gia được cho vay đang ỷ vào Trung Quốc thoát khỏi sự kìm hãm của Trung Quốc, “và do đó kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc”.