Tin tức Đa Chiều
Việt Nam

Tình hình nóng dịch Covid-19 sáng 4/10/2021

Trung bình số ca nhiễm mới Covid-19 trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 7.401 ca/ngày, trung bình số tử vong là 155 ca. Tình hình đang dần được kiểm soát, số bệnh nhân khỏi lập kỷ lục mới với 28.859 ca, tuy nhiên, số bệnh nhân nặng đang điều trị vẫn khá cao với 6.498 ca,

Ngày 3/10 của Bộ Y tế cho biết có 5.376 ca mắc mới Covid-19 tại TP. Hồ chí Minh, Bình Dương và 37 tỉnh, thành phố khác. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (397.513), Bình Dương (215.643), Đồng Nai (50.663), Long An (32.767), Tiền Giang (14.120).

Cập nhật “điểm nóng’ BV Việt Đức

Tình hình liên quan đến chùm ca bệnh tại BV Việt Đức, Hà Nội, đến nay đã có 32 ca nhiễm, trong đó: TP. Hà Nội (25), Nam Định (3), Hà Tĩnh (2), Hưng Yên (1), Hải Dương (1). Có 16 trường hợp là người nhà bệnh nhân, 10 trường hợp là bệnh nhân, 5 trường hợp là nhân viên làm việc tại bệnh viện và 1 trường hợp khác lây nhiễm liên quan.

+ Cơ quan y tế TP. Hà Nội đã tiến hành lấy 9.677 mẫu xét nghiệm, trong số 7.821 mẫu có kết quả, phát hiện 25 mẫu dương tính, còn lại 1.856 mẫu đang chờ kết quả.

+ Trong ngày, BV Việt Đức đã đưa khoảng 140 F1 có liên quan đến các ca nhiễm Covid-19 đi cách ly tập trung tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) nhằm giảm bớt việc lây nhiễm chéo.

Như vậy, trong 4 ngày, chùm ca bệnh từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (quận Hoàn Kiếm) ghi nhận 32 trường hợp ở 5 tỉnh, thành. Ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc CDC Hà Nội, cho biết, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây liên quan bệnh viện Việt Đức và đơn vị đang tiếp tục truy vết dịch tễ.

Tối 3/10, quận Hoàn Kiếm đưa thêm 50 người nhà bệnh nhân ở Bệnh viện Việt Đức đi cách ly tập trung, nâng tổng số trường hợp thuộc diện này lên 200 người.

Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho hay số lượng người liên quan Bệnh viện Việt Đức đi cách ly tập trung trong những ngày tới sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm, khoanh vùng chùm ca bệnh ở cơ sở y tế này. Trước đó, tối 2/10, gần 150 người ở Bệnh viện Việt Đức đã được đưa đi cách ly tập trung. Theo dự kiến của Sở Y tế Hà Nội, sẽ có khoảng 1.100 người thuộc diện này.

Người dân TP. Hồ Chí Minh chưa tiêm vaccine làm ngay theo hướng dẫn này

TP. Hồ Chí Minh đang xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động xét nghiệm thích ứng với tình hình dịch bệnh hiện nay và hướng dẫn của Bộ Y tế. Hoạt động xét nghiệm sẽ tập trung cho việc giám sát phát hiện các ca bệnh mới, điều tra dịch tễ, giám sát định kỳ các khu vực nguy cơ.

Người từ 18 tuổi trở lên, chưa tiêm mũi 1 vaccine phòng Covid-19 và đang ở tại TP. Hồ Chí Minh hãy soạn tin nhắn theo cú pháp “MUI1 HoTen NamSinh QuanHuyen” gửi về Tổng đài 8066.

Theo thông tin được cập nhật mới nhất từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, từ khi TP. Hồ Chí Minh bắt đầu tổ chức tiêm chủng đợt 1 đến hết ngày 2/10, Thành phố đã tiêm được 11.030.843 mũi, trong đó:

– 4.112.878 người tiêm mũi 2;

– Người trên 18 tuổi đã tiêm 1 mũi đạt 95,97%;

– Người tiêm đủ 2 mũi là 57,1%;

– Người trên 65 tuổi được tiêm 2 mũi là 64%.

Theo số liệu từ Cổng thông tin Covid-19 TP. Hồ Chí Minh, tính đến nay toàn Thành phố có 16/22 quận, huyện và TP Thủ Đức địa phương có tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 đạt 100%, trong đó Quận 5 và Quận 11 có tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 99%.

Các Quận huyện còn lại đều có tỷ lệ tiêm mũi một đạt từ 94% cụ thể: huyện Nhà Bè (97%), Cần Giờ (97%), Quận 10 (94%), Quận 12 (96%), Quận Gò Vấp (95%), Quận Tân Bình (98%).

Cũng theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP. Hồ Chí minh, hiện còn khoảng 4% dân số từ 18 tuổi trở lên chưa tiêm vì nhiều lý do khác nhau. Vì vậy, TP kêu gọi người dân trên 18 tuổi đăng ký tiêm qua Tổng đài 8066 để Thành phố sớm hoàn thành 100% người dân tiếp cận vaccine phòng Covid-19, ngăn chặn lây lan dịch bệnh.

Cụ thể, người từ 18 tuổi trở lên, chưa tiêm mũi 1 vaccine phòng Covid-19 và đang ở tại TP. Hồ Chí Minh hãy soạn tin nhắn theo cú pháp “MUI1 HoTen NamSinh QuanHuyen” gửi về tổng đài 8066.

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam:

– Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 808.578 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.215 ca nhiễm).

– Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 803.993 ca, trong đó có 688.618 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lạng Sơn, Lào Cai.

+ Có 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (397.513), Bình Dương (215.643), Đồng Nai (50.663), Long An (32.767), Tiền Giang (14.120).

Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19

(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý Cocid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế – cdc. kcb. vn)

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

– Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 28.859

– Tổng số ca được điều trị khỏi: 693.797

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.498 ca, trong đó:

– Thở ô xy qua mặt nạ: 4.318

– Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.092

– Thở máy không xâm lấn: 248

– Thở máy xâm lấn: 814

– ECMO: 26

3. Số bệnh nhân tử vong:

– Trong ngày ghi nhận 114 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (79), Bình Dương (20), Đồng Nai (4), Tiền Giang (4), Kiên Giang (2), Tây Ninh (1), Đồng Tháp (1), Cần Thơ (1), Bình Thuận (1), Bạc Liêu (1).

– Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 155 ca.

– Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.715 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.

– So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 136/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm

– Trong 24 giờ qua đã thực hiện 146.758 xét nghiệm cho 292.690 lượt người.

– Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện 19.023.249 mẫu cho 54.013.710 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine Covid-19

Trong ngày 02/10 có 979.585 liều vaccine Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 44.637.911 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 34.155.519 liều, tiêm mũi 2 là 10.482.392 liều.

Không sử dụng xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sai mục đích

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan về việc không sử dụng xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sai mục đích, không cần thiết, gây tốn kém và có thể gây tâm lý chủ quan trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW, Viện Pasteur các khu vực, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sau khi tiêm vaccine hoặc đã khỏi bệnh.

Văn bản của Bộ Y tế cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thần tốc xét nghiệm trên diện rộng, Bộ Y tế đã khẩn trương triển khai nhiều phương thức xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó chủ yếu sử dụng xét nghiệm Realtime RT-PCR và xét nghiệm nhanh kháng nguyên để phát hiện các trường hợp mắc Covid-19.

Tuy nhiên, trong thời gian qua đã ghi nhận một số người dân và đơn vị xét nghiệm triển khai xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh để định lượng kháng thể.

Bộ Y tế cho biết, hiện Tổ chức Y tế thế giới chưa đưa ra khuyến cáo về ngưỡng đáp ứng bảo vệ đối với virus SARS-CoV-2.

Bên cạnh đó, xét nghiệm huyết thanh học phát hiện kháng thể không sử dụng để xác định đang nhiễm virus và không giúp xác định hiệu quả bảo vệ đối với bệnh Covid-19, chủ yếu phục vụ trong nghiên cứu, đánh giá dịch tễ, điều trị.

Do đó, để sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn lực xét nghiệm trong phòng chống dịch, Bộ Y tế đề nghị thủ trưởng các đơn vị khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục lựa chọn kết hợp các phương pháp xét nghiệm phù hợp, ưu tiên tập trung vào công tác phát hiện sớm ca mắc Covid-19 và triển khai phòng chống dịch kịp thời.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan về việc không sử dụng xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sai mục đích, không cần thiết, gây tốn kém và có thể gây tâm lý chủ quan trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, tăng cường công tác truyền thông cho người dân và đơn vị xét nghiệm về lợi ích và giá trị chẩn đoán của các phương pháp xét nghiệm.

Cũng liên quan đến công tác xét nghiệm, Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác xét nghiệm SARS-CoV-2.

Tại văn bản này, Bộ Y tế hướng dẫn, tại các khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời, ưu tiên sử dụng xét nghiệm test kháng nguyên nhanh.

Tại khu vực nguy cơ thực hiện xét nghiệm định kỳ 5-7 ngày/1 lần; tại vùng bình thường mới thực hiện xét nghiệm khi cơ quan, đơn vị, người dân có nhu cầu hoặc theo đánh giá nguy cơ của cơ quan y tế. Khuyến khích cơ quan, đơn vị, người dân thực hiện tự lấy mẫu và xét nghiệm test kháng nguyên nhanh.

Related posts

Cô gái tử vong khi rơi thang máy tầng 7, chuyên gia phân tích nguyên nhân

Tin Tức Đa Chiều

F0 cộng đồng tăng nhanh, Hà Nội yêu cầu kiểm soát chặt biến động dân cư

Tin Tức Đa Chiều

Ông trùm Điền Quân giàu có, quyền lực, bị bà Phương Hằng réo chuyện làm ăn nhạy cảm là ai?

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment