Sở Y tế Hà Nội vừa cho biết, sáng nay (16/8) Hà Nội ghi nhận 20 ca mắc mới SARS-CoV-2, trong đó 2 ca phát hiện tại cộng đồng.
Trong 20 ca Covid-19 ghi nhận sáng nay tại Hà Nội, huyện: Đông Anh có 13 ca, Đống Đa 2 ca, Hoàn Kiếm 2 ca, Hà Đông 1 ca, Tây Hồ 1 ca, Thanh Trì 1 ca.
Sở Y tế Hà Nội vừa cho biết, sáng nay (16/8) Hà Nội ghi nhận 20 ca mắc mới SARS-CoV-2, trong đó 2 ca phát hiện tại cộng đồng.
Các ca nhiễm mới thuộc các chùm ca bệnh: Sàng lọc khu vực nguy cơ cao (2); Chùm sàng lọc ho sốt (2); Chùm ho sốt thứ phát (16).
Như vậy, từ 6h ngày 15/8 đến 6h ngày 16/8, ghi nhận 47 ca bệnh (9 ca ghi nhận tại cộng đồng, 38 ca ghi nhận tại khu cách ly).
Số mắc cộng dồn tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 2.222 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.204 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.018 ca.
Hơn 600 bệnh nhân COVID-19 đang phải điều trị ICU và ECMO
Đến nay, Việt Nam có 275.044 ca mắc COVID-19, trong đó 102.504 ca đã chữa khỏi. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có 607 trường hợp nặng và nguy kịch
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 275.044 ca nhiễm, đứng thứ 78/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 172/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 2.798 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 271.037 ca, trong đó có 99.730 bệnh nhân COVID-19 đã được công bố khỏi bệnh.
Có 05/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình.
Có 07 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Lào Cai, Kon Tum, Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang, Hải Phòng.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tính đến ngày 15/8 là 5.774 ca, xếp thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhưng tính tỷ lệ tử vong/1 triệu dân, Việt Nam xếp vị trí 158/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân 1 triệu dân có 59 người tử vong do COVID-19).
Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 14.434.017 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 13.078.340 liều, tiêm mũi 2 là 1.355.677 liều.
TP.HCM tiếp tục giãn cách thêm 1 tháng
Ngày 15/8, trước tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, nhằm tăng cường triệt để kiểm soát dịch bệnh COVID-19, UBND TP.HCM ra công văn số 2718, yêu cầu tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố theo tinh thần chỉ thị số 16 từ 0h ngày 16/8 đến hết ngày 15/9 với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”.
Báo Giao thông liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về dịch Covid-19 ngày 16/8/2021.
UBND TP.HCM yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt và có hiệu quả các chỉ đạo. Trong đó tiếp tục kiểm soát việc đi lại của người dân.
Cụ thể, đối với khung giờ từ 6h đến 18h hàng ngày, tiếp tục kiểm soát việc di chuyển trên địa bàn TP của các nhóm đối tượng được phép hoạt động theo chỉ đạo tại Công văn 2468 và các công văn 2522, 2523.
Cho phép thêm các nhóm đối tượng sau được hoạt động:
Các cơ sở sản xuất thực phẩm (như bánh mì, tàu hũ, bún, hủ tiếu..); Các tổ chức hành nghề công chứng; Các công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ, bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư.
Công ty bảo hiểm (chỉ thực hiện các hoạt động liên quan công tác giám định, lập hồ sơ bồi thường và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng), phòng bán vé máy bay, phòng khám tư nhân.
Nhóm đối tượng được lưu thông để vận chuyển hàng hóa thiết yếu gồm: đội ngũ người giao hàng (shipper) có quản lý ứng dụng công nghệ được lưu thông, vận chuyển hàng hóa thiết yếu liên quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Các nhóm này phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch, giao nhận thanh toán không tiếp xúc và có các đặc điểm nhận diện. Ngoài ra còn có người đi giao – nhận hàng hóa của các cơ sở chế biến thực phẩm, cửa hàng bán lẻ lương thực, thực phẩm.
Đối với khung giờ từ 18h đến 6h, TP yêu cầu mọi người dân hạn chế tối đa ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải tiếp tục tạm ngưng hoạt động, trừ trường hợp được phép như: Đi tiêm vaccine, cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.
Nhân viên các hệ thống siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi được lưu thông để chuẩn bị công tác hậu cần, sắp xếp hàng hóa và vệ sinh, khử khuẩn khu vực kinh doanh…
Thêm 336 bệnh nhân COVID-19 tử vong tại 14 tỉnh, thành phố
Tối 15/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 336 ca tử vong.
Cụ thể, tại TP.HCM (282), Bình Dương (20), Long An (9), Tiền Giang (6), Đồng Nai (5), Bà Rịa – Vũng Tàu (3), Đồng Tháp (2), Sóc Trăng (2), Trà Vinh (2), Cần Thơ (1), Bến Tre (1), Bình Phước (1), Khánh Hòa (1), Quảng Nam (1).
Bộ Y tế cho biết hiện số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 589 ca, số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.
Như vậy tổng số ca tử vong do COVID-19 tính đến 15/8 là 5.774 ca, xếp thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhưng tính tỷ lệ tử vong/1 triệu dân, Việt Nam xếp vị trí 158/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân 1 triệu dân có 59 người tử vong do COVID-19).
Tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương ngày 15/8 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, nguyên nhân khách quan khiến dịch bệnh đợt này vẫn lây lan rộng và kéo dài là do biến thể virus Delta.
Qua hơn 26 ngày triển khai giãn cách xã hội theo tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và một số địa phương trên cả nước cho thấy tình hình dịch bệnh đã từng bước được kiểm soát tại một số địa phương, khu vực. Tuy nhiên dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tại TPHCM và một số địa phương lân cận (Bình Dương, Long An, Đồng Nai).
Một số địa phương thuộc khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên) dịch chưa được kiểm soát triệt để, vẫn còn khả năng bùng phát và nguy cơ xuất hiện các ổ dịch lớn, do dịch đã lây lan rộng ra cộng đồng, trong các nhà máy, xí nghiệp và khu vực đông dân cư.
Thêm 9.580 ca mắc mới, 5.519 bệnh nhân xuất viện
Bộ Y tế thông tin, tính từ 18h ngày 14/8 đến 18h30 ngày 15/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.580 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 9.574 ca ghi nhận trong nước.
Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (4.516), Bình Dương (2.358), Đồng Nai (546), Long An (514), Đồng Tháp (271), Tiền Giang (209), Cần Thơ (170), Khánh Hòa (166), Tây Ninh (159), Đà Nẵng (83), Sóc Trăng (82), Bến Tre (60), Hà Nội (39), Bình Thuận (39), Quảng Ngãi (34), An Giang (34), Nghệ An (27), Phú Yên (27), Quảng Nam (26), Ninh Thuận (22), Bình Định (22), Bắc Ninh (21), Kiên Giang (19), Lào Cai (18), Bà Rịa – Vũng Tàu (16), Hà Tĩnh (14), Đắk Nông (13), Lâm Đồng (11), Hậu Giang (10), Thừa Thiên Huế (8 ), Quảng Trị (8 ), Gia Lai (8 ), Cà Mau (6), Hải Dương (5), Bình Phước (4), Quảng Bình (2), Thanh Hóa (2), Thái Bình (2), Ninh Bình (1), Hưng Yên (1), Bắc Giang (1) trong đó có 2.470 ca trong cộng đồng.
Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 136 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 285 ca, Bình Dương tăng 329 ca, Đồng Nai giảm 477 ca.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 275.044 ca nhiễm, đứng thứ 78/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 172/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 2.798 ca nhiễm).