Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Tiến sỹ Stanford: Phong tỏa COVID là sai lầm sức khỏe cộng đồng lớn nhất chúng ta mắc phải

Gần đây, tiến sĩ Jay Bhattacharya, giáo sư Đại học Stanford đã phân tích các lệnh phong tỏa chống dịch COVID-19 là “sai lầm sức khỏe cộng đồng tồi tệ nhất trong 100 năm qua”.

Ông Bhattacharya là phó giáo sư y khoa tại Trường Y Đại học Stanford và là nhà kinh tế học của Viện Freeman Spogli.

Trao đổi về tác hại của các lệnh đóng cửa, tiến sĩ Bhattacharya nói với Daily Clout trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước: “Tác hại đối với con người là thảm khốc”.

Ông dự đoán: “Chúng ta sẽ tính đến những tác hại thảm khốc về sức khỏe và tâm lý, áp đặt lên gần như mọi người nghèo trên trái đất trong một thế hệ.” Đồng thời, ông nhấn mạnh các chính phủ cũng chưa kiểm soát được dịch ở những nơi bị áp đặt lệnh phong tỏa hà khắc nhất.

Một nghiên cứu trong tháng 1 do ông Bhattacharya đồng tác giả chỉ ra rằng các lệnh hạn chế chặt chẽ phòng chống COVID-19 không tạo ra tác dụng có lợi rõ ràng, đáng kể đối với sự gia tăng các ca bệnh ở bất kỳ quốc gia nào. Thay vào đó, dựa trên hơn 10 bản so sánh về mức phản ứng với COVID-19 từ khắp nơi trên thế giới, các lệnh hạn chế hà khắc thực sự có liên quan đến việc gia tăng ca bệnh, theo nghiên cứu.

Các tác giả cho biết: “Có khả năng các sắc lệnh [yêu cầu] ở nhà có thể tạo điều kiện cho cho việc truyền bệnh nếu điều này làm gia tăng sự tiếp xúc giữa người với người ở những môi trường dễ truyền bệnh như không gian kín”.

Tiến sĩ Bhattacharya cũng là người cùng viết bản Tuyên bố Great Barrington, một bản kiến ​​nghị nhằm chấm dứt các lệnh đóng cửa do COVID-19 và yêu cầu quay trở lại cuộc sống bình thường.

“Các chính sách cấm vận hiện tại đang tạo ra những tác động tàn phá đối với sức khỏe cộng đồng trong ngắn hạn và dài hạn,” như “tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em thấp hơn” và “khám sàng lọc ung thư [được tiến hành] ít hơn và sức khỏe tâm thần suy giảm – dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn trong những năm tới”, bản kiến ​​nghị viết.

“Cách tiếp cận nhân ái nhất [có thể] cân bằng giữa rủi ro và lợi ích của việc đạt được miễn dịch cộng đồng là cho phép những người có nguy cơ tử vong tối thiểu được sống như bình thường nhằm xây dựng khả năng miễn dịch với virus thông qua lây nhiễm tự nhiên, đồng thời bảo vệ tốt hơn những người có nguy cơ cao nhất… Những người không dễ bị tổn thương [do COVID-19] nên ngay lập tức được phép trở lại cuộc sống bình thường.”, bản kiến nghị viết.

Theo báo cáo, hơn 65.000 nhà khoa học và y tế, cũng như khoảng 754.000 công dân đã ký vào bản tuyên bố này.

Sự tàn phá “đáng kinh ngạc” của các lệnh phong tỏa

“Lý do ban đầu của việc phong tỏa là làm chậm sự lây lan của dịch bệnh, giúp các bệnh viện không bị quá tải. Đã rõ ràng từ lâu rằng đây không phải điều đáng lo ngại: Ở Mỹ và hầu hết các nơi trên thế giới, các bệnh viện không bao giờ có nguy cơ bị quá tải” ông Bhattacharya viết trong một bài báo đăng trên tờ LifeSite. “Tuy nhiên, việc phong tỏa vẫn được giữ nguyên, và điều này hóa ra lại mang tới những tác động chết người”.

Tiến sỹ chỉ ra ước tính năm 2020 của Liên Hợp Quốc rằng 130 triệu người sẽ chết đói do thiệt hại kinh tế từ các lệnh hạn chế do COVID-19. Ông cũng lưu ý rằng việc khám sàng lọc ung thư giảm đáng kể, vì bệnh nhân “sợ COVID hơn ung thư”.

Giáo sư Stanford chỉ ra, sự tàn phá sức khỏe tâm thần do bị cô lập thời gian dài vì dịch bệnh là “điều gây sốc nhất”, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi.

Ông trích dẫn ở Hoa Kỳ, các lệnh phong tỏa xảy ra đồng thời với tỷ lệ 25,5% số người trẻ tuổi cho biết họ nghiêm túc xem xét khả năng tự tử.

Theo một báo cáo vào tháng 11 của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong bối cảnh trường học đóng cửa và ngừng hoạt động vào năm ngoái, số lượt khám tại khoa cấp cứu vì các vấn đề sức khỏe tâm thần đã tăng 24% ở trẻ em từ 5-11 tuổi và 31% ở thanh thiếu niên. Các đường dây yêu cầu chi trả bảo hiểm cho việc tự tử và tự làm hại bản thân của thanh thiếu niên theo đó cũng tăng vọt, gần 100% chỉ riêng trong tháng Tư.

Ngược lại, trẻ em và thanh niên chỉ chiếm 0,2% số ca tử vong do COVID tại Mỹ.

Tiến sĩ Bhattacharya giải thích rằng “không có gì đáng ngạc nhiên” khi các lệnh đóng cửa này đã gây ra những tác động tâm lý, đặc biệt là ở những người cần sự hòa nhập xã hội như người trẻ tuổi và trẻ em. “Trên thực tế, những gì chúng ta đang làm là yêu cầu những người trẻ tuổi phải chịu đựng gánh nặng của việc kiểm soát một căn bệnh mà họ có ít hoặc không có nguy cơ. Điều này hoàn toàn lạc hậu so với cách tiếp cận đúng đắn”, ông nói.

Trong hai tuần qua, ít nhất 8 thống đốc Hoa Kỳ đã bắt đầu dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế COVID-19 trong các tiểu bang, bao gồm các quy định về đeo khẩu trang và số người tụ họp tối đa. Ông Biden, người ra lệnh thả những người nhập cư bất hợp pháp vào đất nước trong bối cảnh dịch bệnh, đã chỉ trích các thống đốc Cộng hòa này là có “tư duy của người tối cổ”.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Hàng trăm triệu USD ‘tiền bẩn’ được tài trợ cho cuộc tranh cử Tổng thống năm 2020 của Joe Biden

Tin Tức Đa Chiều

Syria được bầu vào Ban điều hành WHO bất chấp vấn đề đàn áp nhân quyền

Thăm dò dư luận mới của dân Hồng Kông đối với các nhân vật chính trị

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment