Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Tàu hút cát trở thành ‘chiến lược vùng xám’ của ĐCSTQ

Tàu Trung Quốc thường tiếp cận quần đảo Mã Tổ của Đài Loan và đôi khi đi vào vùng biển do Đài Loan kiểm soát. Chúng không phải là tàu chiến, mà là tàu hút cát khổng lồ, và mục đích thực sự của những chiếc tàu hút cát này làm dấy lên lo ngại đối với người dân Đài Loan, rằng các tàu hút cát của Trung Quốc đang ăn cắp từng chút một từng chút một tài nguyên của Đài Loan, theo trang Epoch Times.

Các tàu hút cát này giống như giao thông di chuyển đi lại trên đường cao tốc, tiếng động cơ ồn ào của chúng vang vọng trên hòn đảo vốn đang rất yên tĩnh này.

Hàng chục, hàng trăm tàu ​​hút cát nặng 2.000 tấn đã trú tại vùng biển gần Mã Tổ. Những hòn đảo nhỏ này là một phần lãnh thổ thuộc về Đài Loan, nhưng chúng lại gần với Trung Quốc đại lục hơn là Đài Bắc. Người dân nói rằng các tàu hút cát của Trung Quốc đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ, phá hủy, thu hẹp các bãi biển, đồng thời gây hại cho sinh vật biển.

Người dân cho biết thêm, điều họ cảm thấy sợ hãi nhất là khi các tàu nạo vét đến ngày càng nhiều. Trong một đêm, “chúng tôi có thể nhìn thấy 300 đến 400 tàu hút cát”. Chủ một khách sạn trên đảo gần đó cho hay: “Nơi đâu cũng có ánh đèn, có thuyền, họ đang đào cát, âm thanh rất lớn. Vấn đề chính là chúng tôi lo lắng rằng việc nạo vét chỉ là một cái cớ. Liệu họ có thực sự là những con tàu hút cát không, hay ẩn mình trong đó là tàu vũ trang?”. Ông nói thêm: “Họ trông giống như tàu dân sự, nhưng liệu có binh sỹ của Trung Quốc trên tàu không? Đây là điều khiến chúng tôi lo lắng nhất”.

Chính quyền Trung Quốc phủ nhận việc các tàu hút cát hoạt động bất hợp pháp gần Matsu, nhưng một số quan chức Đài Loan và người dân Mã Tổ đang lo lắng rằng các tàu hút cát này chỉ là vỏ bọc để phục vụ Bắc Kinh trong việc nhăm nhe tới Đài Loan. Khi căng thẳng xuyên eo biển giữa Bắc Kinh và Đài Bắc tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm, số lượng tàu hút cát cũng theo đó mà tăng lên.

Mã Tổ ở tuyến đầu trong “chiến lược vùng xám” của ĐCSTQ

Trong hơn hai thập kỷ, Mã Tổ là chiến tuyến thường xuyên bị pháo kích giữa quân đội Trung Quốc của Mao Trạch Đông và quân đội Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch. Giờ đây, một số người nói rằng họ đang ở tuyến đầu của chiến thuật mới nhất của ĐCSTQ, đó là “khu vực xám” hay còn gọi là chiến tranh hỗn hợp. Mục đích của những hành động này là để tiêu hao, đe dọa hoặc khiêu khích đối phương mà không dùng tới súng.

Ông Lý Vấn, người đứng đầu chi nhánh địa phương của Đảng Tiến bộ của Đài Loan đồng thời là một chính trị gia địa phương, nói rằng những tàu hút cát này có thể được coi là “một chiến lược vùng xám, một hình thức áp lực phi quân sự, nhằm mục đích quấy rối và đe dọa”. Ông nói: “ĐCSTQ đã trở nên ngày càng xảo quyệt hơn”, “Nếu Đài Loan không đáp trả vấn đề này, thì môi trường và cơ sở hạ tầng của chúng tôi sẽ bị phá hủy. Nhưng nếu Đài Loan đánh trả các tàu hút cát dân sự bằng lực lượng quân sự, điều đó sẽ tạo cho Trung Quốc (ĐCSTQ) cái cớ để khiến tình hình eo biển hai bên càng trở nên căng thẳng”.

Ông Vương, một nhà lập pháp Đài Loan, đồng thời là thành viên của Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Bộ Lập pháp, nói rằng xét về mặt thực tế, những chiếc tàu hút cát này thực chất “chỉ là những con tàu hoạt động bất hợp pháp. ĐCSTQ đang cử ngư dân và thuyền của họ bao vây lực lượng bảo vệ bờ biển của các nước khác, và hy vọng rằng các nước dân chủ sẽ không dám tấn công họ bằng hải quân hoặc hỏa lực. Họ cũng đang sử dụng thủ thuật này để đẩy đường phân giới mà bạn vẽ về phía sau, lùi lại, và sau đó họ có thể chiếm vùng biển mà họ muốn”.

Người dân Mã Tổ: Không thể chấp nhận sự cai trị của ĐCSTQ

Anh Yau Hsing-wu, một người dân địa phương, nói rằng cha anh đến từ Phúc Kiến và anh cảm thấy mình giống như một người Trung Quốc, nhưng anh không thể chấp nhận sự cai trị của Đảng Cộng sản. Anh nói: “Người dân ở đây hy vọng có thể giữ nguyên hiện trạng, sống cuộc sống bình yên của họ”.

Ông cũng nói rằng người dân đại lục không muốn xâm lược hoặc chiến tranh, nhưng chính quyền của họ lại muốn thống nhất Đài Loan, vì vậy chiến tranh là có thể xảy ra.

Năm 2020, Cảnh sát biển Đài Loan đã trục xuất gần 4.000 tàu hút cát, tăng gấp 6 lần so với giai đoạn trước. Hầu hết trong số họ đến từ khu vực Bành Hồ, 3422 tàu hút cát đã bị trục xuất, và 552 tàu ở khu vực Mã Tổ. Tuy nhiên, nhiều tàu hút cát bị xua đuổi sau đó đã quay trở lại. Ngoài ra còn có nhiều tàu hút cát cách Đảo Mã Tổ 6.000 mét và Đài Loan coi khu vực này là khu vực cấm của Đài Loan.

Đài Loan và Hoa Kỳ đã ký biên bản thành lập lực lượng đặc nhiệm tuần duyên nhằm tăng cường hợp tác và đào tạo liên quan đến thực thi pháp luật và chia sẻ thông tin trên biển. Reuters cũng đã xuất bản một báo cáo vào tháng Hai năm nay về việc Trung Quốc xâm phạm các tàu hút cát trong vùng biển của Đài Loan. Theo báo cáo, Trung Quốc đang phát động một kiểu chiến tranh mới chống lại Đài Loan, trong cuộc chiến này, vũ khí của Trung Quốc là cát biển. Các quan chức Đài Loan nói rằng Trung Quốc có ý định ngăn chặn các tuyến phòng thủ hàng hải của Đài Loan, phá hoại sinh kế của cư dân Mã Tổ và gây áp lực lên Đài Loan.

Báo cáo dẫn lời các nhân viên tuần tra biển cho biết ngoài khu vực xung quanh Mã Tổ, ĐCSTQ còn khai thác cát ở vùng nước nông gần đường trung tâm của eo biển Đài Loan. Đường này luôn được coi là vùng đệm không chính thức giữa hai bên eo biển.

Related posts

Cô gái “làm loạn” máy bay vì không muốn ngồi cạnh người chưa tiêm vaccine, cơ trưởng nói đúng 1 câu khiến ai cũng vỗ tay thán phục

Tin Tức Đa Chiều

NS Hoài Linh bất ngờ bị tố nợ tiền gỗ xây nhà tổ 100 tỷ, 5 năm rồi chưa trả?

Đội quân mạng Trung Quốc, Nga, Triều Tiên, Iran can thiệp nghiêm trọng bầu cử các nước

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment