Mới đây, cựu Quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia và là cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Đức, kiêm Cố vấn đặc biệt về an ninh quốc gia và chính sách đội ngoại Hoa Kỳ đã nêu lên quan điểm lo ngại của mình đối với vị giám đốc CIA – William Burns do Tổng thống Biden đề cử.
Bài viết của ông Richard Grenell đăng trên trang web của Trung tâm luật và Tư pháp Hoa Kỳ (ACLJ) cho biết, ban đầu ông hoàn toàn ủng hộ việc ông Burns được đề cử làm giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương vì ông cho rằng, những người ngoài cuộc sẽ mang lại những ý tưởng mới cho CIA. Nhưng sau đó những thông tin ông biết được đã làm thay đổi quan điểm của ông.
Nếu được thông qua, ông Burns sẽ trở thành nhà lãnh đạo CIA đầu tiên trong lịch sử có sự nghiệp hoàn toàn ở Bộ Ngoại giao trước khi nhậm chức.
Không đáng tin
William Burns, 64 tuổi, từng có kinh nghiệm trong Bộ ngoại giao trải qua các đời Tổng thống Cộng hòa và Dân chủ suốt 33 năm, đồng thời, ông cũng từng là đại sứ tại Nga và Jordan. Ông đã dẫn đầu các cuộc đàm phán bí mật trong nhiệm kỳ của Obama, mở đường cho thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Sau khi thôi giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao trong chính quyền Obama vào năm 2014, ông đảm nhiệm vị trí chủ tịch “Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế” (Carnegie Endowment for International Peace – CEIP).
Tổng thống Biden gọi ông Burns là một nhà ngoại giao kiểu mẫu, “ông ấy và tôi tin tưởng vững chắc rằng, tình báo không được bị lung lay bởi chính trị”.
Tuy nhiên, sau đó, ông Richard Grenell đã vô cùng lo ngại khi biết ông Burns có mối quan hệ thân thiết với Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ông chỉ ra rằng, bắt đầu từ năm 2015, ông Burns đã hợp tác chặt chẽ với ĐCSTQ để nhận các khoản tài trợ lớn từ các doanh nhân Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các nhân viên Quốc hội Hoa Kỳ đến thăm Trung Quốc và giao thiệp mật thiệt với các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ.
Là chủ tịch của “Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế”, ông Burns có mức lương hàng năm là 540.580 USD, mà một phần trong số đó có liên quan đến ĐCSTQ.
Theo báo cáo của Daily Caller hôm 8/2, trong những năm gần đây, quỹ CEIP đã nhận được 2 triệu USD tài trợ từ một doanh nhân Trung Quốc và một tổ chức tư vấn có liên hệ với ĐCSTQ.
Nhà văn Marc A.Thiessen đã viết trên tờ South China Morning Post vào ngày 8/6/2018, bình luận về các cuộc đàm phán thỏa thuận Iran do ông Burns dẫn đầu khi ông là đại sứ Hoa Kỳ tại Jordan và Nga.
“Đầu tiên, khi cựu Tổng thống Obama thông qua thỏa thuận hạt nhân, ông ấy [Burns] đã không tiết lộ với Quốc hội rằng, có một thỏa thuận bí mật tồn tại. Cùng ngày, chính quyền Obama thả 4 con tin người Mỹ ở Iran và bí mật gửi một máy bay chở 400 triệu USD, Franc Thụy Sĩ, Euro và các loại tiền tệ khác tới Tehran, thủ đô của Iran. Sau đó, hai chuyến bay bí mật khác mang theo 1,3 tỷ USD tiền mặt [đã được thực hiện]. Mới đây, các thành viên của Đảng Cộng hòa trong tiểu ban điều tra thường trực Thượng viện do Thượng nghị sĩ Rob Portman dẫn đầu đã tiết lộ trong một báo cáo rằng, sau khi đảm bảo với Quốc hội là Iran sẽ không thể sử dụng hệ thống tài chính của Mỹ, chính quyền Obama khi đó đã âm thầm trợ giúp Iran sử dụng các ngân hàng của Mỹ để đổi lượng tài sản Iran trị giá 5,7 tỷ USD, đồng thời nói dối Quốc hội”.
Ông Grenell cuối cùng đã đề xuất rằng, Thượng viện nên từ chối William Burns vì mối quan hệ thân thiết của ông với ĐCSTQ.
Mối quan hệ bất thường
Kênh truyền thông National Pulse đưa tin độc quyền vào ngày 20/1 rằng, khi ông Burns là chủ tịch của CEIP, quỹ này đã có hơn mười năm quan hệ với Quỹ giao lưu Trung – Mỹ và các hiệp hội của ĐCSTQ.
Quỹ giao lưu Trung – Mỹ đã bị chính phủ Hoa Kỳ liệt vào danh sách đại lý nước ngoài, ngoài ra, nó cũng là một phần của công tác mặt trận thống nhất của ĐCSTQ. Mặt trận thống nhất nhằm “hợp tác và loại bỏ các nguồn chống đối tiềm tàng”, đồng thời khuyến khích những người nước ngoài “có quan điểm ủng hộ chính sách ưu đãi của Bắc Kinh”. Được biết, quỹ này đã tài trợ một chuyến đi cho các quan chức ĐCSTQ đến đọc diễn văn tại Hoa Kỳ.
Năm 2009, đoàn cố vấn của Mỹ đã tiếp cựu thị trưởng Thượng Hải và phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị ĐCSTQ và có một “bài phát biểu quan trọng” tại Quỹ CEIP. Chi phí của chuyến đi do Quỹ giao lưu Trung – Mỹ tài trợ.
Tương tự, 2 năm sau, theo sổ tay Quỹ giao lưu Trung – Mỹ, nhà sáng lập Quỹ giao lưu Trung – Mỹ, Đổng Kiến Hoa và là chủ tịch của tổ chức cấp cao nhất giám sát mặt trận thống nhất Trung Quốc cũng đã phát biểu tại sự kiện của Quỹ CEIP.
Ngoài ra, tờ South China Morning Post còn mô tả, Quỹ CEIP là đơn vị “nhận tiền” của Quỹ giao lưu Trung – Mỹ và thường làm việc với họ để thúc đẩy các dự án hợp tác Mỹ-Trung.
Năm 2012, Quỹ giao lưu Trung – Mỹ và Quỹ CEIP đã cùng nhau khởi động “Dự án nhận thức An ninh Trung Quốc-Hoa Kỳ”, trong đó phân tích “công chúng và giới tinh hoa trong 5 hạng mục khác nhau (chính phủ, doanh nghiệp, học viện, quân đội và các phương tiện truyền thông), những quan điểm này bao hàm một loạt các vấn đề về an ninh quốc gia, từ bản chất sức mạnh của Hoa Kỳ và Trung Quốc trên thế giới và châu Á cho đến đặc điểm quốc gia của nhau”.
Quỹ CEIP cũng hợp tác với Hiệp hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc (CSCPA), xuất bản một báo cáo dài 62 trang đưa ra nhiều khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và Trung Quốc, bao gồm “nhấn mạnh hợp tác hơn cạnh tranh”, đồng thời để “ngăn chặn vấn đề Đài Loan làm suy yếu sự hợp tác rộng rãi hơn”.
Người đứng đầu Hiệp hội quảng bá văn hóa chiến lược Trung Quốc là Thiếu tướng La Viện, con trai cả của La Thanh, thuộc thế hệ đỏ thứ 2 của ĐCSTQ. Ông là giám đốc thường trực của Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc và là chủ tịch của Chi bộ Quân sự Quốc tế, thành viên của Ủy ban Toàn quốc của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.
Nhiều nhà lãnh đạo của Quỹ CEIP, bao gồm cả Phó Chủ tịch Douglas Paal, đã đóng góp các bài báo cho tạp chí hàng quý “China US Focus”.
Kể từ năm 2014, các cá nhân dưới sự lãnh đạo của ông Burns, bao gồm cả nhà nghiên cứu cấp cao của Trung Quốc – Hoàng Dục Xuyên, học giả thường trú – Matt Ferchen và Vương Thao, đã làm việc với các quan chức ĐCSTQ và các lãnh đạo của quân đội giải phóng nhân dân, đóng góp ít nhất 6 bài báo cho tạp chí “China US Focus”.
Quỹ CEIP cũng duy trì mối quan hệ với một tổ chức khác của ĐCSTQ như: Trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh.
Trung tâm này được đặt tại Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc do 7 học giả làm việc trong các trường đại học do chính phủ Trung Quốc tài trợ làm cố vấn.
Hai nhà nghiên cứu cấp cao có mối liên hệ rõ ràng hơn với ĐCSTQ, chẳng hạn như Triệu Thông – người từng làm việc trong Văn phòng đối ngoại của chính quyền nhân dân thành phố Bắc Kinh và Diêm Học Thông, từng là phó chủ tịch của Hiệp hội quan hệ quốc tế Trung Quốc, phó chủ tịch Hội người Mỹ gốc Hoa và là thành viên của ủy ban cố vấn của Bộ Thương mại Trung Quốc.
Theo Nicholas Eftimiades, cựu sĩ quan tình báo cấp cao của Cơ quan Tình báo Quốc phòng và quan chức Bộ Ngoại giao cho biết, Đại học Thanh Hoa và trường mẫu giáo của Tổng bí thư Tập Cận Bình cũng có mối quan hệ rõ ràng với Cục quản lý công nghiệp, công nghệ quốc phòng quốc gia của Trung Quốc trong cuộc thảo luận về những gì [họ] có thể làm để giúp an ninh quốc gia.
Tsinghua thậm chí đã tiến hành các cuộc tấn công mạng chống lại chính phủ Hoa Kỳ và hợp tác với các cơ quan truyền thông phương Tây như CNN và New York Times để thực hiện dự án “Tin tức theo chủ nghĩa Marx”.
Nhằm thúc đẩy hợp tác Hoa Kỳ-Trung Quốc, trung tâm chính sách Toàn cầu Tsinghua – Carnegie, đã tổ chức một cuộc họp với sự tham dự của các quan chức ĐCSTQ và các dân biểu Hoa Kỳ như Paul Ryan, Triệu Tiểu Lan và John Kerry.
Ngoài ông Burns, nhiều ứng cử viên khác của chính quyền Tổng thống Biden cũng có quan hệ mật thiết lâu dài với ĐCSTQ. Tất cả mọi người đều đang chờ xem những người này sẽ thể hiện như thế nào sau khi nhậm chức.
https://www.dkn.tv/