Các nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới đã bị sốc sau khi Syria được bầu vào ban điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ Bảy (30/5), bất chấp thực trạng vi phạm nhân quyền của Tổng thống Bashar Assad, bao gồm cả việc ông này tiến hành các cuộc tấn công bằng bom gây chết người cho chính công dân của mình.
Quyết định này đã dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối ở các khu vực độc lập của Syria, nơi mà các nhân viên y tế bị chính phủ Assad nhắm tới.
“Ngày 31/5, hàng chục nhân viên y tế ở phía Tây Bắc Syria do phiến quân nắm giữ đã phản đối quyết định về việc cho phép chính phủ của Tổng thống Bashar Assad tham gia vào ban điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới. Họ nói rằng ông Assad phải chịu trách nhiệm cho vụ đánh bom các bệnh viện và phòng khám trên khắp đất nước vốn đang bị chiến tranh tàn phá này,” tờ Independent đưa tin.
Tờ báo còn viết: “Quyết định để cho Syria một vị trí [trong ban điều hành của WHO] được đưa ra đúng một thập kỷ sau cuộc nội chiến tàn khốc của đất nước này, vốn khiến cho vô số dân thường – bao gồm nhiều nhân viên chăm sóc sức khỏe – chết và bị thương.”
Sự thay đổi trong ban điều hành của WHO được công bố trong một “phiên họp ít được chú ý” hôm 30/5. “Syria nằm trong số 12 quốc gia thành viên của WHO được lựa chọn để bổ nhiệm là thành viên mới cho hội đồng gồm 34 thành viên, trong một cuộc bỏ phiếu của hội đồng, và cũng không hề tranh luận hay phản đối gì về quyết định này,” Independent cho hay.
Theo đó, Syria sẽ chính thức tham gia ban điều hành của tổ chức này từ ngày 2/6, và trở thành một trong số các quốc gia thành viên được phép góp tiếng nói vào những quyết định quan trọng cho tổ chức y tế quốc tế. Hiện WHO dự kiến sẽ phải giải quyết vấn đề liệu có điều tra sâu hơn về chính quyền Trung Quốc trước những cáo buộc rằng virus COVID-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm nghiên cứu virus ở Vũ Hán, nơi được cho là khởi nguồn của đại dịch COVID-19 toàn cầu hay không.
Trước đó, WHO đã cử một nhóm điều tra đến Trung Quốc tìm hiểu về nguồn gốc của virus COVID-19. Tuy nhiên, theo BBC, nhóm này đã thông báo cho cơ quan y tế toàn cầu rằng, chính quyền Trung Quốc từ chối cung cấp những dữ liệu quan trọng cần thiết để họ tìm hiểu xem vì sao đại dịch có thể diễn ra và lây lan nhanh chóng như vậy. Trung Quốc không cung cấp cho các nhà điều tra bất kỳ dữ liệu thô nào về các bệnh nhân từ Vũ Hán bị nhiễm bệnh, và các nhà nghiên cứu “chỉ nhận được một bản tóm tắt” về các điểm dữ liệu chính.
Tin mới:
Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí lớn nhất thế giới ra Biển Đông
Trung Quốc đổ lỗi cho Ấn Độ vì gây ra một đợt bùng phát COVID-19 khác
Trung Quốc chỉ trích nặng nề tuyên bố chung của Australia và New Zealand
Bản thân Syria cũng có những vấn đề riêng. Một báo cáo từ Physicians For Human Rights ghi nhận, “trong 10 năm qua ở Syria, đã có 598 cuộc tấn công vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe và nhân viên y tế, trong đó chủ yếu nhằm vào 350 cơ sở và có tới 930 chuyên gia y tế đã thiệt mạng”.
Ông Hillel Neuer, giám đốc điều hành của tổ chức Theo dõi nhân quyền (UN Watch) cũng nhấn mạnh: “Chế độ Assad của Syria, với sự giúp đỡ của các đồng minh Nga và Iran, đã đánh bom các bệnh viện và phòng khám một cách có hệ thống, giết chết các bác sĩ, y tá và những người khác trong khi họ chăm sóc người bệnh và bị thương. Các chuyên gia y tế cũng đã bị bắt giữ, biến mất bất thường, bị bỏ tù, tra tấn và hành quyết. Việc bầu chọn chế độ giết người này vào ban điều hành cơ quan y tế hàng đầu thế giới là một sự xúc phạm đối với hàng triệu nạn nhân của Assad và thực sự là một thông điệp tồi tệ.”
Các nhân viên phòng thủ dân sự của Syria cũng lên án quyết định này: “Chúng tôi cảm thấy thật kinh sợ trước quyết định của WHO khi trao quyền cho chế độ Assad, bất chấp việc chính quyền này đã phá hủy các bệnh viện và giết chết các bác sĩ. Và đây cũng chính là từ chối cung cấp sự hỗ trợ về mặt y tế cho người Syria qua việc bầu chọn chính quyền Assad làm thành viên ban điều hành của họ.”
Tin nóng:
‘Máy bay ma’ trắng toát xuất hiện tại nơi xảy ra vụ tai nạn khiến 273 người thiệt mạng ở Mỹ
Thủ lĩnh độc nhãn “không thể bị bắt” được mệnh danh là ‘mèo 9 mạng’ của Hamas