Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Sức mạnh bán dẫn liệu có giúp Đài Loan tránh được chiến tranh?

Sự thiếu hụt nghiêm trọng chip toàn cầu cho thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng của TSMC (nhà sản chất bán dẫn lớn nhất thế giới của Đài Loan). Gần đây, dư luận đã mô tả về ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan như một “Lá chắn silicon”, cho rằng sức mạnh của nước này đủ để ngăn chặn các cuộc tấn công của Trung Quốc hoặc tránh được chiến tranh, theo Aboluowang.

Chủ tịch Lưu Đức Âm của TSMC đã giải thích về “Lá chắn silicon” trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Đài truyền hình CBS tại Hoa Kỳ trong tuần này.

Ông nói: “Bởi vì thế giới phụ thuộc vào sự hợp tác các ngành công nghệ cao của Đài Loan, cho nên, thế giới sẽ bảo đảm được rằng, chiến tranh sẽ không nổ ra ở khu vực này, nếu không, nó sẽ gây tổn hại đến lợi ích của tất cả các quốc gia”.

Hiện nay, “Lá chắn Silicon” của Đài Loan đã trở thành vật liệu chiến lược quan trọng nhất của thế giới. Liệu rằng, nó có khiến chính quyền Trung Quốc thèm muốn và gây ra chiến tranh? Điều này cũng là một lo ngại của thế giới bên ngoài.

Trên trang bìa số mới nhất của tạp chí The Economist của Mỹ, đã mô tả eo biển Đài Loan là nơi nguy hiểm nhất trên thế giới. Bài báo nhận định rằng, ngoài việc đi đầu trong “trò chơi” chính trị giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Đài Loan còn là một đấu trường để hai cường quốc tranh giành quyền bá chủ về công nghệ. Đặc biệt trong việc sản xuất chip cao cấp, thị phần toàn cầu của TSMC lên tới 84%, một khi Trung Quốc phát động chiến tranh và ngừng sản xuất, ngành công nghiệp điện tử toàn cầu sẽ đóng cửa và bị thiệt hại.

Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan trích dẫn báo cáo của Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG) và Hiệp hội Chất bán dẫn Hoa Kỳ hồi tháng 4 rằng, nếu hoạt động của các xưởng đúc Đài Loan bị gián đoạn, thị trường thiết bị đầu cuối toàn cầu có thể bị thiệt hại lên tới 490 tỷ đô la Mỹ.

“Lá chắn Silicon” của Đài Loan liệu có thể tránh được chiến tranh?

Công nghệ chất bán dẫn của Đài Loan có liên quan đến lợi ích của một ngành công nghiệp khổng lồ toàn cầu. Như vậy, với “Lá chắn Silicon”, Đài Loan là sẽ là một nơi an toàn nhất hay nơi nguy hiểm nhất trên thế giới?

Alexander Neill, cựu nhà nghiên cứu cấp cao của Diễn đàn Shangri-La cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài tiếng nói Hoa Kỳ rằng, thuật ngữ “Lá chắn silicon” đã tồn tại trong nhiều năm, nhưng gần đây nó đã được thảo luận sôi nổi trở lại do những lo ngại toàn cầu về thiếu chip.

Ông cho rằng, Trung Quốc đã được hưởng lợi từ sự phát triển nhanh chóng của chất bán dẫn và nguồn cung cấp của TSMC trong nhiều năm, do đó, “Lá chắn Silicon” đã cung cấp bảo hiểm cho Đài Loan ở một mức độ nhất định khiến Trung Quốc không dễ dàng sử dụng vũ lực để xâm phạm Đài Loan và phá hủy Đài Loan. Nói cách khác, “Lá chắn silicon” có thể có tác dụng răn đe và tránh được chiến tranh.

Tuy nhiên, Alexander Neill cũng chỉ ra rằng, do chính phủ Hoa Kỳ trước đây đã phát động một cuộc chiến công nghệ chống lại Trung Quốc và chặn nguồn cung cấp chip của Trung Quốc, cùng với việc TSMC thông báo về việc thành lập một nhà máy ở Arizona, theo xu hướng phát triển mới nhất này, nên rất khó để nói “Lá chắn silicon” vẫn còn hữu ích. Đặc biệt, Trung Quốc cũng đang tích cực phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và muốn thay thế TSMC. Ngành bán dẫn của Trung Quốc dù bị tụt lại quá xa nhưng cũng không dễ để bắt kịp.

Có lỗ hổng trên “Lá chắn silicon” của Đài Loan hay không?

Cựu nhà nghiên cứu Alexander Neill cho rằng, về tổng thể, Hoa Kỳ có cam kết đối với an ninh của Đài Loan, cũng như cam kết duy trì “Lá chắn silicon” của Đài Loan. Tuy nhiên, ông cho rằng vấn đề lớn hơn mà Hoa Kỳ mới biết được gần đây là ngành công nghiệp bán dẫn tập trung quá mức ở Đài Loan, điều này dẫn đến rủi ro rất lớn. Đặc biệt, bản thân Đài Loan phải đối mặt với tình trạng thiếu nước và điện, do đó, có thể ảnh hưởng đến năng lực sản xuất chất bán dẫn.

Ngoài ra, theo báo cáo trước đó từ Washington Post của Mỹ, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã ra lệnh cho TSMC mua chip thông qua các con đường khác nhau để phát triển tên lửa tốc độ cực cao, điều này gây ra lo ngại rằng “Lá chắn silicon” của Đài Loan đã bị xâm nhập hoặc đã xuất hiện lỗ hổng.

Ông cho rằng, tất cả những điều này khiến Hoa Kỳ cần phải giúp Đài Loan đối phó và tăng cường thêm lớp “Lá chắn silicon” thứ hai, vì một lớp “Lá chắn silicon” rõ ràng là không đủ.

Báo chí gần đây đã đưa tin, TSMC có thể sẽ đầu tư gần 2,9 tỷ USD để mở rộng năng lực sản xuất của nhà máy Nam Kinh tại Trung Quốc, dự định này liệu có tạo thêm cơ hội cho Trung Quốc thâm nhập sâu hơn?

Về vấn đề này, ông Neill nói rằng, do áp lực chính trị, tất cả các lĩnh vực của Hoa Kỳ có thể không hài lòng khi thấy kế hoạch của TSMC. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, nếu chính quyền Biden nhìn nhận diễn biến này ở góc độ khác thì có thể không bị phản đối quá gay gắt. Có nghĩa là, về nguyên tắc, chính quyền Biden nên khuyến khích TSMC mở rộng các cơ sở sản xuất trên khắp thế giới, bao gồm các cơ sở sản xuất ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu và thậm chí cả Trung Quốc, nhằm đa dạng hóa rủi ro và ngăn chặn “Lá chắn silicon” gây ra xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng bảo vệ “Lá chắn silicon” của Đài Loan

Ông Neill cho biết, “Lá chắn silicon” của Đài Loan không phải là một phần của công cuộc xây dựng phòng thủ quốc gia, mà chỉ có thể được sử dụng như một trong những chiến lược để ngăn chặn việc sử dụng vũ lực của chính quyền Trung Quốc. Đặc biệt, TSMC là một công ty niêm yết và các quyết định của họ hầu hết dựa trên hoạt động lâu dài của công ty và lợi ích tốt nhất của cổ đông. Để xem xét, nó có thể không hoàn toàn đồng bộ với sự phát triển của chính trị và TSMC không thể từ bỏ “miếng bánh” là thị trường Trung Quốc.

Mặc dù mọi người đều có kết luận về việc Trung Quốc có khả năng thoát khỏi chiến tranh nhờ “lá chắn silicon” của Đài Loan. Tuy nhiên, Khâu Đạt Sinh, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan ở Đài Bắc cho rằng, “Lá chắn Silicon” được bảo đảm tuyệt đối cho Đài Loan vì nó liên quan đến lợi ích của các quốc gia hùng mạnh trên thế giới. Đặc biệt, ông tin rằng, cả Hoa Kỳ và Nhật Bản đều không thể để “Lá chắn silicon” của Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc, khiến họ gặp bất lợi trong vai trò bá chủ công nghệ trong tương lai.

Ông Khâu nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng: “Sự tồn tại của công nghệ tiên tiến như vậy là một bảo đảm cho Đài Loan. Tôi nghĩ rằng, quy trình sản xuất tiên tiến này sẽ khiến các cường quốc trên thế giới nghĩ rằng, TSMC là TSMC của thế giới, TSMC có thể củng cố sự phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu, chứ không phải TSMC của bất kỳ ai”.

Ông Khâu cho biết thêm, thiết kế cơ bản và thiết bị bán dẫn của TSMC đến từ Hoa Kỳ. Do đó, Hoa Kỳ không thể để những công nghệ và thiết bị này rơi vào tay đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Trung Quốc.

Related posts

Tàu Trung Quốc tăng áp sát Philippines

Cổ đông đơn lẻ lớn nhất của New York Times nhiễm virus Vũ Hán

Tin Tức Đa Chiều

Giám đốc Công an An Giang tố chủ tịch tỉnh ‘đem súng đạn trấn áp người về quê’

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment