Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau hóa giải mối hiểu lầm ngàn năm “Chúa Jesus và Đấng Cứu Thế Messiah trong kiếp nạn cuối cùng là một”, thông qua ẩn đố “70 lần 7” được ghi chép trong “Kinh Thánh – Cựu Ước”.

Trong hơn hai nghìn năm, Do Thái giáo, vốn chỉ tin vào “Cựu Ước”, còn những tín đồ Cơ đốc vừa tin vào ‘“Cựu Ước” vừa tin vào “Tân Ước”. Điều này đã dẫn đến tranh cãi, mâu thuẫn, thậm chí trở thành thù oán giữa hai tôn giáo. Nhưng thực ra giữa “Cựu Ước” và “Tân Ước” không hề mâu thuẫn, mà chính vì sự chấp trước và hiểu lầm của người đời sau đã gây ra những nút thắt khó giải cho nhau.

7. Tranh cãi giữa “Cựu Ước” và “Tân Ước”

“Kinh Thánh” được chia thành “Tân Ước” và “Cựu Ước”. “Cựu Ước” được viết bởi nhà truyền giáo Moses (Thánh Mô-sê) khoảng 3.400 năm trước (tương đương với thời kỳ đầu triều đại nhà Thương ở Trung Quốc), và sau đó được viết tiếp bởi các nhà tiên tri. Nội dung là ghi chép lại lịch sử phát triển của người Israel, ông Moses dẫn người Israel ra khỏi Ai Cập, và giao cho người Israel một giao ước do Đức Chúa Trời ban cho. Hậu thế nhờ đó mà sống theo giao ước được truyền lại bởi Thánh Moses và tiếp tục chờ đợi sự cứu rỗi của Đấng Cứu Thế (Chúa Cứu Thế) Messiah. Trong đó, Nhà tiên tri Daniel (Thánh Đa-ni-ên) đã tiên đoán về đại kiếp nạn cuối cùng của nhân loại.

Về sau, Do Thái giáo đã tiến vào thời mạt pháp, người ta không thể lý giải chính xác về “Cựu Ước” và cũng không có cách nào tu hành. Sau khi Chúa Jesus xuất thế, Ngài đã truyền Pháp lý mới tại vùng đất Israel cổ đại, lập “Tân Ước” cho con người và cứu rỗi người Israel. Vào thời điểm đó, rất nhiều người theo Chúa Jesus và tin rằng Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế Messiah cuối cùng, nhưng các tư tế Do Thái giáo am hiểu kinh sách lại cho rằng Chúa Jesus và Đấng Messiah hoàn toàn khác nhau, nên cho rằng Chúa Jesus là giả mạo, là “Giả tiên tri”, vì thế mà khởi xướng một nhóm người dựng chuyện vu khống khiến Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá.

Các môn đệ của Chúa Jesus sau đó tiếp tục truyền đạo, rao giảng về công cuộc cứu độ của Chúa Jesus, nhớ lại những việc đã trải qua của Chúa Jesus và các môn đệ của Ngài, viết thành “Tân Ước”, trong đó “Khải Huyền” của Thánh John (Gio-an) đã tiên đoán về đại kiếp nạn cuối cùng của nhân loại. Tín đồ Cơ đốc đồng thời tin vào “Cựu Ước” và “Tân Ước”, tin rằng Chúa Jesus chính là Đấng Messiah, và họ căm thù người Do Thái vì đã hãm hại Chúa Jesus. Còn người Do Thái chỉ tin vào “Cựu Ước” và chống lại “Tân Ước”.

8. Mối hiểu lầm ngàn năm: Đấng Messiah, Chúa Jesus, Đấng Cứu Thế (Chúa Cứu Thế)

Có rất nhiều khái niệm quan trọng trong “Kinh Thánh” đã bị hiểu sai trong hơn hai nghìn năm qua, nếu không làm sáng tỏ những điểm mấu chốt này, thì không cách nào hiểu được “Kinh Thánh”, và cũng sẽ không thể minh bạch về những lời tiên tri cảnh tỉnh nhân loại thời nay trong đó.

8.1. “Cựu Ước” đã tiên đoán về hai đại kiếp nạn cuối cùng và hai vị Chúa Cứu Thế; còn “Tân Ước” chỉ tiên đoán một Đấng

Đây là điều mà các tín đồ của “Kinh Thánh” chưa hiểu, thực tế thì “Cựu Ước” đã tiên đoán về hai đại kiếp nạn cuối cùng (mạt pháp), cách nhau gần 2200 năm:

  • Đại kiếp nạn đầu tiên được thể hiện bằng “dị tượng về hai con Cừu” (có sách ghi là dị tượng về Dê và Cừu), tương ứng với cuộc đàn áp Do Thái giáo vào năm 168 trước Công nguyên. Antiochus IV đã xúc phạm đền thờ của Chúa, cải tạo đền thờ Thần Zeus của Hy Lạp, bắt bớ, lưu đày và giết hại người Do Thái. Lời tiên tri này đã được giải khai bởi các học giả “Kinh Thánh”.
  • Đại kiếp nạn thứ hai biểu thị bằng “dị tượng của bốn con thú”, đối ứng với cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 1999, dẫn đến đại ôn dịch bùng phát trên toàn thế giới.

Cả hai đại kiếp nạn này đều có ảnh hưởng mật thiết đến Do Thái giáo nên “Cựu Ước” đều tiên đoán đến. Như thế, không có gì ngạc nhiên khi hai Chúa Cứu Thế là Chúa Jesus và Đấng Messiah xuất thế để độ nhân theo cách khác nhau.

“Cựu Ước” đã tiên đoán sự giáng sinh cùng công cuộc cứu thế của Chúa Jesus, và những điều đó đã được các học giả Cơ đốc giải thích nhiều lần. Tuy nhiên, những học giả Cơ đốc giáo lại hiểu lầm Đấng Cứu thế Messiah vĩ đại trong tương lai là Chúa Jesus. Từ “Christ”, nghĩa gốc là Đấng Cứu Thế, là một danh hiệu, không phải một cái tên, còn (Chúa) Jesus là tên. Bởi vì sau khi Do Thái giáo tiến vào mạt pháp, Chúa Jesus đã xuất thế cứu người Do Thái, cho nên xưng “Chúa Jesus”, tức “Chúa Cứu Thế Jesus” cũng không có sai, nhưng Chúa Jesus không phải là Đấng Christ duy nhất, tức Đấng Cứu Thế duy nhất.

“Tân Ước” chỉ tiên đoán về vị Đấng Cứu Thế vĩ đại trong tương lai, Con Chiên, Vua của các Vua, Chúa của các Chúa. Ngài chính là Đấng Messiah trong “Cựu Ước”, cũng chính là vị thánh nhân được nhân loại chờ đợi ngàn năm trong “Thôi Bối Đồ”. Như vậy, có thể thấy ba lời tiên tri này đúng là “trăm sông đổ về một biển”.

8.2. Chúa Jesus đã từng là vị cứu tinh một phần nhân loại, nhưng không phải là Đấng Cứu Thế Messiah vĩ đại cuối cùng

Tại sao lại nói như vậy? Từ xưa đến nay, một số người Do Thái coi “Tân Ước” là trò lừa bịp. Điều này không đúng. Cổ đại có rất nhiều tín đồ Cơ đốc (Thánh đồ), sẵn sàng từ bỏ mọi thứ, thậm chí cả mạng sống của mình, để làm chứng cho Sự Thật. Cũng giống như những Thần tích trong “Cựu Ước” không thể bị xóa bỏ, thì những Thần tích trong “Tân Ước” cũng như thế.

Các tín đồ Cơ đốc thông thường cho rằng những việc trải qua của Chúa Jesus trùng khớp với nhiều lời tiên tri trong “Cựu Ước”, vì vậy ngài là Đấng Cứu Thế Messiah trong đại kiếp nạn cuối cùng, tuy nhiên nhận thức này lại có phần phiến diện. Nếu chỉ một phần của lời tiên tri được ứng nghiệm, thì điều đó chỉ có thể chứng minh rằng khi xảy ra đại kiếp nạn thứ nhất trong “Cựu Ước”, Chúa Jesus đã giáng thế như Chúa Cứu Thế để cứu độ một phần nhân loại của thời đại đó.

Do Thái giáo trích dẫn tác phẩm kinh điển “Cựu Ước” và tin rằng Đấng Messiah được mô tả như sau: “Isa9:6  bởi vì có một Thánh hài vì chúng ta mà được sinh ra, có một Thánh tử ban cho chúng ta. Cai quản nhân gian (government, hoặc có tác phẩm dịch là chính quyền) sẽ nằm trên vai của Ngài. Tên của ngài sẽ được ca tụng là tốt đẹp, Tôn sư của luật pháp (Counselor), Đức Chúa Trời Chí Thánh, Cha Hằng Hữu, Quân chủ Hòa Bình”.

Như vậy, Đấng Messiah sẽ hạ thế để cứu độ nhân loại, thanh lý mọi đau khổ và mang lại hòa bình cho thế giới. Nhưng sự giáng sinh của Chúa Jesus không mang lại hòa bình; hậu thế của Chúa Jesus được thế giới phương Tây tín ngưỡng, nhưng chiến tranh vẫn xảy ra không ngừng. Hơn nữa, “Tân Ước” cũng ghi lại những lời của chính Chúa Jesus phán rằng: “Mat10:34 Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an, mà là đem gươm giáo”.

Muốn việc giải thích kinh điển được chính xác thì nên đem các văn tự kinh điển để đối chiếu lẫn nhau, điều cấm kỵ nhất là “người mù sờ voi”, cho dù có “chứng cứ ứng nghiệm” đến đâu, thì ẩn đố mấu chốt nhất là “Hòa bình – đao binh” không khớp, thì không được. Hơn nữa, từ hai ngàn năm đau khổ của người Do Thái, có thể thấy rằng rõ ràng Chúa Jesus đã không thể cứu vớt con dân của Ngài. Vậy tại sao người xưa lại cho rằng Chúa Jesus là  Đấng Cứu Thế vĩ đại trong đại kiếp nạn cuối cùng?

9.  Mấu chốt “70 lần 7” chứng minh Chúa Jesus khác với Đấng Messiah

Mấu chốt "70 cá 7” (70 lần 7) chứng minh Chúa Jesus khác với Đấng Messiah

9.1. Theo “Kinh Thánh” thì “70 lần 7 ngày” là “70 lần 7 năm”

Trong “Kinh Thánh” có quy ước rằng một ngày có giá trị bằng một năm. “Cựu Ước – Dân số ký”: “14:34 Theo bốn mươi ngày các ngươi dò xét trên mặt đất, một năm là một ngày, các ngươi sẽ gánh chịu bốn mươi năm tội lỗi …” . “Cựu Ước – Sách Ezekiel”: ” 4: 6 …… Ta sẽ đặt ngươi nằm nghiêng trong bốn mươi ngày, một ngày là một năm.”

Chúng ta biết rằng Đấng Cứu Thế Messiah vĩ đại cuối cùng, được xác định một cách nghiêm ngặt, và mấu chốt nhất là 70 lần 7.

“Bảy mươi tuần” trong “Kinh Thánh” được dịch là “70 lần 7 năm” thay vì nghĩa đen là 70 lần 7 ngày. “A time, times, and half a time” được dịch là “một năm, hai năm, và nửa năm” thay vì “một lần, nhiều lần, và nửa lần”, đây là do nền văn hóa được thiết lập bởi “Kinh Thánh”.

Trước tiên chúng ta sẽ cùng phá giải ẩn đố “69 lần 7”, sau đó sẽ lần lượt triển khai.

9.2 Thời gian Thánh đồ bị bức hại – Đặc điểm nhận biết Đấng Messiah

“Daniel 9:24 (Thiên sứ Gabriel nói): 70 lần 7 đã được ấn định cho dân và thành thánh của ngươi để chấm dứt sự vi phạm, diệt trừ tội lỗi, xóa bỏ tội ác, để thiết lập sự công chính đời đời, để khải tượng trong lời tiên tri được ứng nghiệm, và để xức dầu Nơi Chí Thánh”.

“Daniel 9:25 Vậy, hãy để tâm và hiểu rõ: từ khi lệnh tái thiết thành Giê-ru-sa-lem được ban hành cho đến khi Đấng Messiah xuất hiện, có 7 lần 7 và 62 lần 7; thành sẽ được tái thiết với phố xá và thành lũy, nhưng đó là thời buổi hoạn nạn.

“Daniel 9:26 Sau 62 lần 7, Đấng Messiah sẽ bị sát hại, nhưng sẽ không sao. Dân của thủ lãnh tương lai sẽ hủy diệt thành đô và đền thánh. Cuối cùng sẽ có một trận đại hồng thủy, cho đến khi chiến tranh kết thúc, trùng điệp bi kịch đã được định sẵn

9.3. Mối hiểu lầm về Chúa Jesus hơn 50 năm gần đây và khái niệm “một năm 360 ngày”

Đối với lời tiên tri kinh điển của “Cựu Ước” này về Đấng Cứu Thế vĩ đại, một cách giải thích “chính xác” về năm 1969 được lưu truyền rộng rãi [1]:

Theo “Cựu Ước – Nehemiah”, Vua Artaxerxes đã ban hành lệnh bắt đầu xây dựng lại bức tường thành Jerusalem. Phải mất 49 năm để hoàn thành việc xây dựng (444 TCN ~ 395 TCN), ứng nghiệm lời tiên tri “7 lần 7” 49 năm trong Daniel 9:25, còn phải trải qua “62 lần 7” năm, vậy tổng cộng là 69 lần 7 = 483 năm thì Đấng Cứu Thế vĩ đại Messiah giáng lâm.

Theo mốc thời gian là ngày 5/3/444 trước Công nguyên (năm khởi công xây dựng lại bức tường thành Jerusalem), thì năm thứ 483 là năm 38 sau Công Nguyên. Vậy qua ”69 lần 7 năm” (483 năm) là năm 39 sau Công Nguyên, đây chính là năm mà Đấng Cứu Thế Messiah vĩ đại xuất thế.

Như chúng ta đã biết, Chúa Jesus chịu chết vào năm 33 sau Công Nguyên, vì vậy Chúa Jesus không phải là Đấng Messiah.

Tuy nhiên, vào năm 1969, một số học giả “Kinh Thánh” tin vào khái niệm “một năm 360 ngày”. 483 năm x 360 ngày/ năm = 173.880 ngày. Từ ngày 5/3/444 trước Công nguyên, đã 173.880 ngày trôi qua, tức là ngày 30/3/33 sau Công nguyên, ngày này tình cờ là ngày Chúa Jesus cưỡi lừa vào thành Jerusalem, vì vậy cho rằng Chúa Jesus là Đấng Messiah.

Tuy nhiên, ở đây phát sinh một vấn đề là: Tại sao một năm được tính là 360 ngày?

“Năm tiên tri” – một chu kỳ hẹp, tự phát, không có giá trị

Lý do mà 360 ngày trở thành “năm tiên tri” là trong “Kinh Thánh – Khải Huyền” có đề cập đến “ba năm rưỡi”, “1260 ngày”. Tuy nhiên, “ba năm rưỡi” này được hiểu theo nghĩa hẹp là 3,5 năm? Vậy 3,45 năm ~ 3,54 năm, đều có thể nói thành là “ba năm rưỡi”; các nền văn hóa trên thế giới đều có thói quen này. Ai có thể định nghĩa chính xác là tròn 3,5 năm, mà không phải khoảng “ba năm rưỡi”? Hơn nữa, các dự đoán phải được kiểm tra với các dữ kiện lịch sử, còn nếu dùng tiên đoán để chứng thực tiên đoán thì là một sự sai lầm, tự định tiêu chuẩn trái lại để chứng minh bản thân thì cũng giống như “vừa thổi còi vừa đá banh”. Đặc biệt là những lời tiên tri của “Tân Ước” còn bị hiểu sai, vậy lấy “1260 ngày” để lý giải những lời tiên tri của “Cựu Ước” lại càng không thực tế.

Hơn nữa, nếu nhà tiên tri nhận định rằng có 360 ngày trong một năm, thì có thể chấp nhận được không?

“Năm Do Thái” – Hư cấu, hỗn hoạn, tự trói buộc bản thân

Có lẽ lý do “năm tiên tri” thực sự không chính đáng, cho nên có người đã thay thế nó bằng cách nói: 360 ngày là một năm trong lịch Do Thái, vì vậy năm mà “Cựu Ước” tiên tri có 360 ngày. Lý thuyết này được lan truyền rộng rãi và được coi là một lời giải thích hợp lý, nhưng nghi vấn là quá lớn.

(a) Hư cấu từ đâu?

Một năm trung bình của lịch Do Thái có 365,24 ngày. Đây là lịch loại âm dương, 19 năm có 7 năm nhuận, một năm có 12 tháng, một năm nhuận có 13 tháng và một năm có khoảng 353 ~ 383 ngày, cứ 19 năm lại trùng dương lịch, không sai khác một ngày. Lịch Do Thái từ xưa đến nay đều như vậy. Vậy nguồn gốc “năm Do Thái 360 ngày” được lấy từ đâu? Không hề có tư liệu lịch sử!

(b) Thay đổi một điểm xuất phát mới? Tự trói buộc bản thân

Ngay cả khi có một số người trong Do Thái giáo cổ đại dám thay đổi lịch của Thần và tạo ra 360 ngày/ năm, thì theo tính toán “7 lần 7” ở trên, từ năm 444 trước Công nguyên đến năm 395 trước Công nguyên, liền bị sai lệch!

49 năm × (chênh lệch 5 ngày/ năm trong năm Do Thái) + 12 ngày trong năm nhuận, sai số là 257 ngày. Tính từ ngày 5/3/444 trước Công nguyên thì qua 49 “năm Do Thái” là năm 395 trước Công nguyên, vậy chỉ qua 48 năm (tính đến sai số 257 ngày – tương đương 1 năm), thì nó không đạt tới năm 395 trước Công nguyên. Vì vậy, điều này là tự mâu thuẫn với tính toán “7 lần 7” là 49 năm của các học giả “Kinh Thánh” ở bên trên.

Nếu miễn cưỡng để biến “năm kỳ quái có 360 ngày” khớp với “7 lần 7”, thì “điểm bắt đầu” phải được xác định lại, và điểm bắt đầu của ngày 5/3/444 trước Công nguyên, sẽ được trì hoãn đến ngày 19/5. Tình cờ đẩy 49 “Năm Do Thái” một cách trọn vẹn và mỹ mãn đến ngày đầu năm mới vào năm 395 trước Công nguyên, khiến “7 lần 7” của 49 năm được ứng nghiệm. Nhưng theo cách này thì “69 lần 7” = 483 năm hoàn chỉnh của người Do Thái trong quá khứ, đó là ngày 19/5/39 sau Công nguyên; so với ngày Chúa Jesus chịu chết trên thập tự trong lịch Julius (ngày 2 ~ 3/4/33 sau Công nguyên) là không thể trùng khớp, còn chưa đến “68 lần 7” năm mà Chúa Jesus đã chết rồi, cho nên những điều phía sau càng không thể ứng nghiệm!

(Lịch Julius được duy trì sử dụng cho đến tận thế kỷ 20 tại một số quốc gia và hiện vẫn còn được sử dụng bởi một số nhà thờ Chính thống giáo Đông phương – nhánh Kitô giáo lớn thứ hai trên thế giới).

9.4. Mạt pháp hiểu sai tác phẩm kinh điển, không cách nào hiểu được lời tiên tri

Nếu đúng như tín đồ Cơ đốc lưu truyền là “một năm có 360 ngày”, và việc Chúa Jesus chịu chết trên thập giá trùng với “69 lần 7”, thì người Do Thái thông minh như vậy, chẳng phải họ đều sẽ nhận ra Chúa Jesus là Đấng Messiah, rồi bỏ Do Thái giáo mà chuyển sang Cơ đốc giáo sao? Tại sao họ lại mâu thuẫn với Cơ đốc giáo? Bởi vì họ có đầy đủ lý do cho một niềm tin vững chắc: Chúa Jesus không phải là Đấng Cứu Thế Messiah, cho nên đã dẫn đến sai lầm lớn khi giết hại bộ phận tín đồ lúc bấy giờ cùng Chúa Cứu Thế Jesus như giết một kẻ dối trá, và bức hại Cơ đốc giáo như một tà giáo.

“Tân Ước – Sách Công vụ Tông đồ” có ghi chép một câu chuyện như sau: Khi một Thái giám ngồi trong xe và đọc “Cựu Ước – Sách Isaia”, Thánh Philip (Phi-líp-phê) bước tới và hỏi: “Những gì ngươi đọc (Cựu Ước), ngươi có hiểu không?” Thái giám nói: “Không ai giảng thì sao có thể hiểu được đây?” Thánh Philip liền chỉ dẫn cho anh ta, thái giám hiểu ra, sau đó chủ động chịu phép rửa và trở thành tín đồ Cơ đốc.

Tôn giáo tiến vào mạt pháp chính là như vậy, không thể nào hiểu được kinh sách của Thần, nên không cách nào được cứu rỗi; chỉ khi đắc được chính Pháp, đi theo chính đạo thì mới có thể có hy vọng.

Lịch sử lại lặp lại, ngày nay nhân loại đã bước vào thời mạt kiếp, các tôn giáo lớn đã bước vào thời mạt pháp, tín đồ Cơ đốc cũng không cách nào lý giải kinh sách, đưa ra khái niệm hư cấu “năm Do Thái 360 ngày”, “năm tiên tri”, dẫn đến tính toán sai “69 lần 7”, hệ quả là tưởng rằng Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế Messiah vĩ đại cuối cùng.

Chúa Jesus cũng là một vị Thần vĩ đại, nên không cần phải dùng cách hư giả này, để đánh bóng danh Ngài và bóp méo những lời tiên tri, nhìn qua thì có vẻ như là tán dương nhưng thực chất lại là vũ nhục.

Vậy Đấng Messiah trong lời tiên tri là ai? Khi nào Ngài sẽ xuất thế?

Trên thực tế, Đấng Messiah đã đến và đã ứng nghiệm chính xác lời tiên tri “69 lần 7” trong “Cựu Ước”, không những thế, Ngài còn trở thành tiêu điểm ứng nghiệm của những đại tiên tri như “Khải Huyền”, “Các Thế Kỷ”, “Thôi Bối Đồ”, “Lưu Bá Ôn dự ngôn”, v.v. (Còn tiếp)

https://tinhhoa.net/