Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Sĩ quan chỉ huy nhận quả đắng khi oanh tạc cơ chiến lược Mỹ hỏng nặn

Oanh tạc cơ chiến lược Mỹ hỏng nặng ở Na Uy, sĩ quan chỉ huy mất chức. Theo Không quân Mỹ, một oanh tạc cơ chiến lược B1-B của không quân Mỹ, tham gia sứ mệnh tới Na Uy nhằm răn đe Nga hồi đầu năm nay, đã gặp phải sự cố hư hại động cơ rất nghiêm trọng.


Không quân Mỹ không hề nhắc đến chuyện có một oanh tạc cơ B-1B bị hỏng nặng ở Na Uy, cho đến khi đưa ra tuyên bố chính thức ngày 16.4.

“Một oanh tạc cơ B-1B đã bị hư hỏng động cơ trong chuyến triển khai đến Na Uy gần đây, sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra và chúng tôi chưa thể cung cấp thêm thông tin. Một nữ chỉ huy tại căn cứ Dyess đã bị cách chức vì cấp trên không còn tin vào khả năng lãnh đạo đơn vị của bà”, David Scott-Gaughan, phát ngôn viên Không đoàn ném bom số 7 của không quân Mỹ, cho biết.

Không đoàn ném bom số 7 xác nhận trung tá Kristen Shaised bị tước quyền chỉ huy vào ngày 29.3, liên quan đến sự cố đối với chiếc B1-B. “Trung tá Kristen Shaised tạm thời bị chuyển công tác sang lực lượng khác ở căn cứ Dyess cho đến khi cấp trên có chỉ thị mới”, phát ngôn viên Scott-Gaughan nói.

Theo nguồn tin của trang The War Zone, sự cố xảy ra khi một máy tính bảng bị hút vào động cơ, gây hư hỏng nghiêm trọng, buộc không quân Mỹ thay thế cả hai động cơ ở một bên cánh máy bay. Không quân Mỹ không bình luận về thông tin này.

Cuối tháng 2 năm nay, phi đội 4 oanh tạc cơ chiến lược B-1B cất cánh từ căn cứ Dyess ở Texas, đến sân bay quân sự Orland của Na Uy, với mục đích răn đe Nga. Đây là lần đầu tiên các máy bay quân sự Mỹ hiện diện ở Na Uy.

Đến ngày 23.3, chỉ có 3 chiếc quay trở về căn cứ tại Mỹ. Chiếc thứ 4 mới rời khỏi Orland hôm 12.4, theo The Drive.

Không quân Mỹ không giải thích lý do chiếc B-1B gặp sự cố phải ở lại Na Uy suốt 3 tuần. Các nguồn tin giấu tên cho biết, máy bay bị hự hại nặng đến mức phải thay thế động cơ, cũng như mất nhiều thời gian sửa chữa để có thể hoạt động trở lại.

Căn cứ Orland của Na Uy nằm cách vòng Bắc Cực 480km, có vị thế quan trọng trong chiến lược răn đe Nga ở Bắc Cực của Mỹ.

Related posts

Bắc Kinh lên án Nghị viện châu Âu vì đã liên kết thoả thuận đầu tư với vấn đề Tân Cương

Cựu đại sứ Mỹ chỉ trích kế hoạch tái gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ của ông Biden

Tin Tức Đa Chiều

Ý kiến: Mối lo của giáo dục Mỹ khi ranh giới giữa ‘giáo dục’ và ‘truyền bá’ bị làm mờ

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment