Tin tức Đa Chiều
Việt Nam

Nói Mr.Đàm ăn chặn tiền từ thiện, bà Hằng có được phép tung sao kê tài khoản?

Vợ ông Dũng ‘lò vôi’ tuyên bố đang giữ 1,9kg giấy tờ sao kê chứng minh Mr.Đàm đã nhận khoảng 96 tỷ đồng tiền quyên góp làm từ thiện, cao hơn gấp nhiều lần so với con số được anh công bố.

Đồng thời bà Phương Hằng cũng thách thức nếu “ông hoàng nhạc Việt” dám sao kê tài khoản từ thiện, bà sẽ tặng anh bất cứ viên kim cương nào anh muốn.

Ngược lại nếu trong vòng 10 ngày anh không tung được sao kê thì phải trả lại toàn bộ tiền từ thiện cho những người đã đóng góp bấy lâu nay.

Thay vì chấp nhận thách thức trên để có được “kim cương”, Đàm Vĩnh Hưng lại thách “ngược” bà Phương Hằng công bố 1,9kg sao kê tài khoản ngân hàng của anh. Nếu không, nam ca sĩsẽ đưa chuyện này ra pháp luật giải quyết.

“Việc đôi co kéo dài qua lại với cô sẽ phí phạm thời gian, tạo cơ hội cho người khác trục lợi, xuyên tạc phát ngôn của tôi! Tôi Huỳnh Minh Hưng, tức Đàm Vĩnh Hưng, sẽ chính thức mang câu chuyện này ra pháp luật để chứng minh sự trong sạch của mình và lột trần trụi sự vu khống, bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác của cô Nguyễn Phương Hằng”, Mr Đàm viết.

Có được phép tiết lộ sao kê tài khoản ngân hàng của người khác?

Trước thông tin trên, trao đổi với PV Báo Giao thông, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, nhận định dù công bố hay không công bố bản sao kê tài khoản từ thiện của Đàm Vĩnh Hưng, bà Phương Hằng cũng có khả năng cao vi phạm pháp luật.

“Thông tin bà Phương Hằng đưa ra nghe có vẻ rất thuyết phục, không thể tự dưng bịa ra số 96 tỷ đồng và cả số lượng cân tài liệu sao kê, thậm chí còn thách đố cả viên kim cương trị giá hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ nói mà không công bố tài liệu chứng minh thì nữ doanh nhân này có thể bị khép vào tội tung tin giả trên mạng xã hội.

Trong trường hợp bà công bố sao kê tài khoản của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng thì có thể bị xử phạt bởi việc tiết lộ sao kê tài khoản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật.

Cụ thể tại Nghị định 88 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, đưa ra mức phạt từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi làm lộ, sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng mục đích theo quy định của pháp luật.

Đó là chưa kể trong trường hợp nếu thông tin này còn gây hậu quả thiệt hại cho người bị lộ bí mật thì người công bố sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường”, Luật sư Đức phân tích.

Cũng theo vị Luật sư, ngay cả khi số sao kê tài khoản đúng như những thông tin bà Hằng đã công bố, cũng khó có thể làm rõ câu chuyện có hay không chuyện “ăn chặn” tiền từ thiện. “Nhiều người chuyển tiền từ thiện nhưng không viết rõ nội dung cụ thể; chưa kể, đối với những người nổi tiếng, số tiền giao dịch qua lại rất nhiều, khó có thể bóc tách.

Tóm lại để làm rõ chi tiết thì cũng không phải điều đơn giản, trừ phi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra”, ông Đức nói và cho biết: “Trong trường hợp nghi ngờ, những người đã chuyển tiền từ thiện cùng đứng đơn kiện ra Toà, yêu cầu Đàm Vĩnh Hưng làm rõ, công khai các khoản thu chi thì vụ việc mới có thể làm rõ”.

Để từ thiện không bị trục lợi

Trước những câu chuyện “lùm xùm” về từ thiện thời gian qua, Luật sư Trương Thanh Đức nhận định: “Hoạt động từ thiện nếu diễn ra nhỏ lẻ và trực tiếp giữa người tặng cho và người nhận thì hoàn toàn không có vấn đề gì đáng ngại. Nhưng nếu xảy ra với số lượng nhiều, giá trị lớn, phạm vi rộng, thời gian dài, có nhiều người tham gia tặng cho và tiếp nhận, nhất là thông qua tổ chức, cá nhân trung gian và trong các tình thế cấp bách, thì rất cần phải có vai trò điều phối, sắp xếp và giám sát.

Vì trong trường hợp đó, thì dễ xảy ra nhiều hệ lụy như mất công bằng, chỗ thừa, chỗ thiếu, không kịp thời, hợp lý và đặc biệt là dễ bị lợi dụng, thất thoát, làm mất đi ý nghĩa, mục đích tốt đẹp của việc làm từ thiện”.

Để hoạt động từ thiện đúng nghĩa và thực sự tốt đẹp, ông Đức cho rằng cần phải đầy đủ các yếu tố sau:

Người có tấm lòng từ thiện cần cân nhắc tặng cho cái gì và qua kênh nào để đồng tiền, vật phẩm của mình có ý nghĩa nhất, đến được với người thật sự cần sự giúp đỡ.

Về phía người làm đầu mối từ thiện nên cần lượng sức để có thể hoàn thành trọng trách, tránh làm tổn thương đến cả những người tặng cho và người tiếp nhận; tránh làm ơn lại mắc oán.

Về phái cơ quan, chính quyền các cấp, cần hết sức quan tâm trong việc hỗ trợ, điều phối tạo điều kiện để phát huy hiệu quả mọi kênh hoạt động thiện nguyện.

Cuối cùng, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý để một mặt vẫn khơi gợi, khuyến khích hoạt động từ thiện, nhưng đồng thời cũng phải ngăn ngừa, hạn chế mặt trái có thể xảy ra.

Related posts

Con gái Việt bây giờ khó cua: cái thời một túp lều tranh hai ɫrái tim vàng đã qua lâu rồi!

Tin Tức Đa Chiều

Vaccine và liêm sỉ

Vì sao trụ sở Cục thuế Bình Định gần 100tỷ bỏ hoang?

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment