Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Nhật Bản kêu gọi EU cần có sự hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn ở châu Á để đối phó với Trung Quốc

Khi Tokyo cố gắng gây “áp lực to lớn” lên Bắc Kinh để chống lại sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo đã yêu cầu các quốc gia châu Âu hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn ở châu Á-Thái Bình Dương, trang Wionews cho hay.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo đã đưa ra tuyên bố đầu tiên trước tiểu ban an ninh và quốc phòng của Nghị viện châu Âu vào thứ Sáu, kêu gọi EU tái khẳng định cam kết của mình đối với “khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương” và để hai bên “duy trì và mở rộng” hợp tác an ninh của họ.

Ông Kishi tiếp tục chỉ trích những nỗ lực đơn phương của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng thông qua sức ép cũng như nỗ lực quân sự hóa các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Theo tờ South China Morning Post, ông Kishi cũng nêu quan ngại về “các động thái đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng” của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, bao gồm việc ban hành Luật hải cảnh gây tranh cãi vào tháng Giêng.

Ông nói: “Các quyền chính đáng của tất cả các quốc gia liên quan không bao giờ được làm suy yếu bởi Luật hải cảnh và chúng tôi không bao giờ có thể dung thứ cho bất cứ điều gì có thể làm gia tăng căng thẳng trên các vùng biển như Biển Hoa Đông và Biển Đông”.

Trong khi đó, một nguồn tin am hiểu về hoạch định chính sách quốc phòng của Nhật Bản cho rằng bài phát biểu này là một phần trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm tranh thủ EU gây thêm áp lực lên Bắc Kinh.

Nguồn tin cho biết: “Nhật Bản hy vọng sẽ sử dụng cơ hội này để EU can dự nhiều hơn vào khu vực. Chuyến thăm của HMS Queen Elizabeth tới Nhật Bản sẽ gây áp lực to lớn lên Bắc Kinh trong năm nay”.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản gần đây gia tăng do các hoạt động ngày càng tăng của Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông đang có tranh chấp.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra tuyên bố chung hồi tháng 4 bày tỏ lo ngại về các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc, cũng như eo biển Đài Loan.

Nhưng Bắc Kinh cáo buộc Tokyo là “chư hầu chiến lược” của Mỹ sau các cuộc gặp.

Ông Kishi cho biết Nhật Bản sẽ “tiếp tục theo dõi chặt chẽ” cán cân quân sự đang chuyển dịch qua eo biển Đài Loan.

Tin mới:

Trồng cần sa như trang trại?

Trung Quốc chỉ trích Mỹ gửi vaccine Covid-19 cho đảo Đài Loan

Ông Liu Weidong, giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nói rằng Nhật Bản có quan điểm cứng rắn hơn với Trung Quốc trong những tháng gần đây.

Giáo sư Liu đánh giá: “Nhật Bản thấy rằng ông Biden không đảo ngược chính sách cứng rắn thời Trump đối với Trung Quốc. Và họ thấy không còn nhu cầu cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Suga cũng cần thể hiện hình ảnh quốc tế cứng rắn để củng cố sự ủng hộ trong nước”.

Tuy nhiên, ông Liu cho rằng các nước châu Âu có thể không hoàn toàn về phe Nhật Bản trong hy vọng tạo ra một mặt trận thống nhất để đối phó Trung Quốc.

“Nhật Bản muốn gây sức ép với Trung Quốc, nhưng đó có thể là mong muốn một phía. Khác với Nhật, EU không muốn làm theo quá nhiều chiến lược của Mỹ và hy sinh hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc”, giáo sư Liu đánh giá.

Tin nóng:

Related posts

Hotgirl ‘chôm’ đồng hồ 2 tỷ của đại gia mới quen là Miss Vietnam Continents

Tin Tức Đa Chiều

Tình hình chiến sự Nga-Ukraine trong ngày 7/3

Science

CSVN muốn cấm người dân phát ‘live stream’ trên mạng xã hội

Leave a Comment