Học thuyết Hermes từ sớm đã chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa phương Tây. Hermes là một vị thần trong thần thoại Hy Lạp và được cho là sứ giả của Thượng Đế. Còn trong lịch sử, ông là một nhà tiên tri, tên là Hermes Trisme-gistus. Các học thuyết của Hermes bằng tiếng Hy Lạp và tiếng Latin đã được ghi chép lại trong cuốn Hermetica.
Flinder Petrice, một nhà khảo cổ học và là người đặt nền móng cho ngành cổ vật học Ai Cập, tin rằng cuốn Hermetica đã được viết trong khoảng thời gian từ năm 500 đến 200 trước Công Nguyên, và là bản dịch tiếng Hy Lạp của triết học Ai Cập cổ đại. Mà cuốn triết học Ai Cập nguyên bản thì không cách nào tìm thấy, ông đoán rằng nó có thể đã bị phá hủy bởi chiến tranh.
Đã không có manh mối lịch sử từ văn bản gốc, tại sao ông còn cho rằng cuốn Hermetica có nguồn gốc từ Ai Cập? Điều này là do các luận thuật và ví dụ được trích dẫn trong cuốn sách đều diễn ra ở Ai Cập, thậm chí trước cả thời Ai Cập cổ đại, có rất nhiều miêu tả là dựa vào cuộc sống ở lưu vực sông Nile làm tài liệu thực tế. Do đó, mặc dù cuốn Hermetica được viết bằng tiếng Hy Lạp, nhưng nó là học thuyết từ thời Ai Cập cổ đại.
Nhà sử học Scott Walter đã biên soạn nó sang tiếng Anh và xuất bản bằng tiếng Anh vào năm 1924, trong đó đã lược đi rất nhiều nội dung có liên quan đến thuật luyện kim bí ẩn, ông cho rằng là vớ vẩn. Nhưng chính những nội dung này có thể giúp chúng ta hiểu được toàn diện về nguồn gốc và thực tiễn của những tư tưởng học của Hermes. Cuốn sách này đã được tái bản bởi Shambhala Press vào năm 1994.
Có rất nhiều học giả tin rằng luận thuật của Hermes đã có trước tất cả các hiền nhân người Do Thái, bao gồm cả Moses và Jesus. Cũng có người tin rằng, học thuyết đó là nguồn gốc cho những tư tưởng của Pythagoras và Plato sau này. Nhưng bất luận ra sao, luận thuật của Hermes là một trong những hệ thống tri thức sớm nhất về vũ trụ và sinh mệnh được ghi chép lại trong nền văn minh nhân loại lần này.
Hermes có một cái nhìn hoàn chỉnh về vũ trụ, ông có nhận thức rất sâu sắc về vũ trụ, sự sống bất tận, thời gian, Thần và người, điểm kết của thế giới, v.v. Dưới đây chỉ là một vài quan điểm của ông:
“Không có gì không phải là ý nguyện của Thần, đồng thời ông cũng sở hữu mọi thứ. Ý nguyện của ông luôn là mỹ hảo, là thiện.”
“Ông đã có mọi thứ mà mình mong muốn, và ông chỉ muốn những gì mình đã có.”
“Đó chính là Thần, vũ trụ là hình tượng của ông, thần là thiện, và vũ trụ cũng vậy.”
Đồng thời Hermes tin rằng, Thần là người tạo ra tất cả các sinh mệnh. Mà sinh mệnh một khi sinh ra, nó phải phù hợp với quy luật bất biến của vũ trụ (Luật vĩnh hằng, hay luật của Thần) thì mới có thể duy trì.
“Tiến trình của thời gian cũng hoàn toàn là do Thần quyết định”; “đang dựa theo quy trình đã định sẵn mà canh tân tất cả mọi thứ trong vũ trụ”; “tất cả đều nằm trong quá trình này, cho dù là trên trời hay là dưới mặt đất”.
“Thần không chịu sự hạn chế của thời gian, mà thời gian dưới các chủng các loại chế ước, đang tuần hoàn lặp đi lặp lại.”
Hermes cho rằng tư tưởng của con người là tiểu năng tiểu thuật, còn trí tuệ của Thần là thánh khiết, là vĩnh cửu. Trong đoạn thoại dưới đây, chúng ta có thể thấy thái độ của nhà tiên tri đối với mọi thứ mà ông nhìn thấy. Ông nhận thức sâu sắc về sự vĩ đại của vũ trụ và Thần, và sự hạn chế về năng lực của bản thân, vì vậy trái tim ông tràn đầy sự kính trọng và biết ơn đối với Thần.
“Những cảnh thiên đường mà con người chúng ta nhìn thấy, chính là suy nghĩ muốn xuyên qua màn sương tối đen, nhưng nó cũng chỉ có thể phù hợp với trạng thái tư tưởng của con người mà thôi. Năng lực của chúng ta, rất nhiều sự vật mà chúng ta nhìn thấy, đều hết sức nhỏ hẹp và hữu hạn, nhưng vừa vặn lại là cái chúng ta có thể thấy. Chúng ta thấp bé như thế đấy, còn những gì chúng ta đối diện lại to lớn phi thường.”
https://tinhhoa.net/