Theo người thân, trong lúc đang cưa cây ở gần bờ sông, bệnh nhân ngã từ độ cao khoảng 4 m và bị cọc bần đâm xuyên vùng hạ vị. Người dân đã cưa gốc bần để đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Trong lúc cưa cây ở bờ sông, người đàn ông 41 tuổi ngã từ trên cao xuống và bị cọc bần đâm xuyên người.
Ngày 16/7, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết các bác sĩ đã phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân bị cọc bần dài khoảng 80cm xuyên vào vùng hạ vị.
Sau 3 ngày phẫu thuật, sáng nay, bệnh nhân đã tỉnh, vết mổ khô, không sốt và sinh tồn ổn định.
Theo người thân, trong lúc đang cưa cây ở gần bờ sông, bệnh nhân ngã từ độ cao khoảng 4 m và bị cọc bần đâm xuyên vùng hạ vị. Người dân đã cưa gốc bần để đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Bác sĩ đã xử trí cấp cứu, phẫu thuật lấy dị vật dài khoảng 80 cm và khâu những vị trí xuyên thấu bàng quang, tuyến tiền liệt, đáy chậu… Sau 2 giờ phẫu thuật, bác sĩ đã lấy dị vật ra ngoài thành công. May mắn là cọc bần không gây tổn thương các tạng và mạch máu vùng chậu.
Bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, làm nghề cưa cây thuê, còn vợ buôn bán nhỏ nhưng dịch bệnh cũng rất khó khăn. Phòng công tác xã hội bệnh viện đã liên hệ các nhà hảo tâm, hỗ trợ chi phí phẫu thuật cho bệnh nhân.
Theo bác sĩ bác sĩ Nguyễn Phước Lộc (Trưởng Khoa Ngoại thận – Tiết niệu), tầng sinh môn là bộ phận cơ thể nằm giữa xương mu và xương cụt, bao gồm phần đáy chậu và các cấu trúc xung quanh, có chức năng bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu.
“Những tổn thương ở tầng sinh môn ở cả nam giới và nữ giới, đều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và thời gian điều trị kéo dài làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống”, bác sĩ Lộc nói.
Bác sĩ khuyến cáo khi bị dị vật bị đâm xuyên (thường do dao đâm hoặc vật cứng nhọn), bệnh nhân không được tự ý rút dị vật. Việc này có thể khiến vết thương trở nên phức tạp, phát triển thành vết thương hở, gây mất máu nhiều. Để bảo vệ tính mạng bệnh nhân, cần giữ nguyên dị vật, băng kính vết thương rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.