Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Nga ra đòn S-400 như “sét đánh ngang tai” – Thổ Nhĩ Kỳ tức tối không làm gì nổi

Đúng lúc nguy khó nhất, Nga lại sử dụng S-400 để phá hoại nỗ lực hàn gắn với phương Tây của Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Erdogan ước gì Moscow đừng lên tiếng.

Logic quân sự xoay quanh thương vụ S-400 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vào năm 2017 tiếp tục thách thức nhiều nhà phân tích.

Sau một loạt căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và các đồng minh châu Âu, cùng với việc bị trục xuất khỏi chương trình phát triển tiêm kích F-35, điều mà nhiều người lo sợ nhất giờ đây có thể đã trở thành sự thật.

Nhiều dấu hiệu cho thấy Moscow đang sử dụng chính S-400 để gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm nước này đang cố gắng cải thiện mối quan hệ với phương Tây.

Thông báo tuần trước của Alexander Mikheyev- người đứng đầu Rosoboronexport – nói rằng lô thứ hai của S-400 sẽ sớm tới Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo ra một cơn chấn động ở Ankara.

Ông cho biết thỏa thuận sẽ được hoàn tất trong thời gian ngắn: “Chúng tôi đang thực hiện. Và tất nhiên, thời gian ngắn có nghĩa là trong năm nay”.

Rõ ràng Ankara không hài lòng về thời điểm đưa ra tuyên bố trên. Phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ với tuyên bố của ông Mikheyev là sự im lặng.

Các nguồn tin thân cận với ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận bất kỳ thỏa thuận nào như vậy sẽ được ký kết trong những tháng tới.

“Đây là một chủ đề có thể được thảo luận bất cứ lúc nào, nhưng chúng tôi không có yêu cầu như vậy trong thời điểm này,” một nguồn tin quốc phòng nói với BBC Thổ Nhĩ Kỳ .

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cũng tỏ ra thận trọng khi trả lời một cách chung chung sau câu hỏi được các phóng viên đặt đặt ra, đồng thời từ chối đi vào chi tiết về một thỏa thuận cung cấp thêm S-400 được tiến hành trong năm nay.

“Chúng tôi không tỏ ra miễn cưỡng đối với lô S-400 thứ hai từ Nga hoặc về các chủ đề tương tự. Chúng tôi đã thực hiện nhiều quy trình với Nga liên quan đến S-400 hoặc các vấn đề công nghiệp quốc phòng khác”, ông Erdogan nói.

Đánh giá về động thái của Nga, giáo sư quan hệ quốc tế Ilter Turan từ Đại học Bilgi ở Istanbul nhấn mạnh: “Tại thời điểm này, Nga không còn gì để mất trong các vấn đề liên quan đến S-400”.

Moscow dường như hài lòng về kết quả chính trị của thương vụ này.

“Bất kể Ankara có kích hoạt hệ thống hay không, thương vụ đã dẫn đến nghi ngờ về cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ với NATO và gieo mầm bất hòa trong liên minh”, Turan nói.

Tự rơi vào bẫy
Các nhà phân tích tin rằng Tổng thống Erdogan đang tự mắc kẹt trong tảng đá khi điều phối quan hệ với Nga hiện nay. Tầm nhìn của ông về việc thiết lập quan hệ chiến lược với Moscow nhằm thay thế mối quan hệ xấu đi nghiêm trọng với phương Tây đã được chứng minh là một giấc mơ viển vông.

Trong 3 năm qua, Ankara phát hiện ra những khác biệt với Moscow về các vấn đề như Syria, Libya, Caucasus và Ukraine không những không thể vượt qua mà còn là nguy cơ xung đột tiềm ẩn giữa hai nước nếu không được quản lý cẩn thận.

Nhiều người cho rằng ông Erdogan đã rơi vào bẫy do chính mình tạo ra trong thương vụ S-400 khi cho Nga con át chủ bài mà nước này có thể sử dụng để tác động đến các quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ.

Moscow đang theo dõi chặt chẽ những nỗ lực tiếp cận với phương Tây của ông Erdogan trong việc nhận hỗ trợ kinh tế và chống lại làn sóng người tị nạn mới từ Afghanistan.

“Tuyên bố vào thời điểm Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng cải thiện mối quan hệ với Mỹ có thể là một nỗ lực nhằm cản trở quá trình đó”, chuyên gia Turan nêu quan điểm.

Phía Nga cũng không hài lòng với lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ trong các cuộc xung đột khu vực từ Syria, Libya đến Ukraine và Caucasus thông qua các kênh khác nhau.

Sự trợ giúp quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Azerbaijan trong việc giành lại Nagorno-Karabakh từ Armenia cũng khiến Moscow “xù lông”.

Một vấn đề khiến Nga nhạy cảm gấp đôi đó là việc Thổ Nhĩ Kỳ đang cung cấp cho quân đội Ukraine máy bay không người lái từng cung cấp cho các lực lượng vũ trang Azeri.

Quan điểm cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể thiết lập mối quan hệ bền chặt nhằm cùng nhau chống lại phương Tây đã được chứng minh là sai lầm, khi Moscow luôn sẵn sàng gây sức ép với Ankara bất kỳ lúc nào.

Nhận thức được điều này vào thời điểm đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng ở tất cả các bên, Ankara đang cố gắng khôi phục vị thế trong liên minh phương Tây.

Tuy nhiên, chuyên gia Turan nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ cũng không muốn đóng cửa với Nga về các chủ đề như mua thêm S-400 “vì không chắc mối quan hệ với phương Tây sẽ tiến triển như thế nào”.

Related posts

Máy bay chở PTT Kamala Harris phải hạ cánh khẩn cấp

Nguồn tin tiết lộ cách quân đội Myanmar tiến vào lĩnh vực viễn thông để theo dõi công dân

ĐCSTQ gia tăng kích động dân tẩy chay các thương hiệu làm Bắc Kinh ‘khó chịu’

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment