Gần đây, Jenna Ellis – cố vấn pháp lý cấp cao nhóm vận động tranh cử của TT Trump nói rằng, cô phản đối việc thực thi “Đạo luật Chống nổi dậy”. Tuyên bố của Ellis đã làm dấy lên mối quan tâm của những người ủng hộ TT Trump. Chúng ta nên nhìn nhận một tuyên bố như vậy như thế nào? Và thế cục trong tương lai sẽ phát triển ra sao?
Ellis nói: Ngay cả khi nó không thể được sửa chữa trong lần này, thì chúng tôi chỉ có thể đảm bảo rằng nó sẽ không xảy ra một lần nữa trong tương lai.
Phương Vỹ – một học giả người Mỹ và nhà bình luận Lam Thuật đã đặc biệt giải thích, phân tích sâu sắc về điều này.
Những câu nói cổ điển nổi tiếng nhất của người cha lập quốc Franklin rất giàu ý nghĩa sâu sắc
Phương Vỹ: Tôi nghĩ rằng Ellis tỏ thái độ như thế này là tự dối mình lừa người. Tôi nghĩ, đấy là quan điểm cá nhân của cô ấy chứ không phải đại diện cho bao nhiêu người, cô ấy chỉ là đại diện cho chính mình.
Tại sao cô ấy lại tự dối mình lừa người? Cô ấy là một luật sư, và tôi tin rằng cô ấy cũng là một luật sư không tệ. Cô ấy cũng là một luật sư muốn tôn pháp luật và Hiến pháp.
Vậy có điều gì trong loại nghề nghiệp này, đó là thời điểm khi bạn luôn làm điều gì đó, thì bạn sẽ hình thành một sự cố chấp về ngành hoặc nghề nghiệp đó, và hết mực coi trọng những gì bạn bảo vệ, hoặc những gì bạn duy trì trong cuộc sống của mình.
Nói thẳng ra là: Luật sư Ellis bị giới hạn trong luật pháp, giống như một người mọt sách pháp luật vậy.
Tôi kể cho mọi người một câu chuyện xưa: Tất cả chúng ta đều biết rằng ‘Hiến pháp’ Hoa Kỳ là một bộ pháp luật vĩ đại, và nó có lẽ là pháp luật tốt nhất được tạo ra bởi xã hội loài người này.
Hai văn kiện ‘Hiến pháp’ Hoa Kỳ và ‘Tuyên ngôn Độc lập’ là nền tảng cấu thành Hoa Kỳ. Nó là một tác phẩm tiên phong khi được viết ra, và đã thiết lập vững chắc chế độ chính trị dân chủ đầu tiên trong xã hội loài người.
Chính trị dân chủ là gì, chính là dùng hiến pháp đến chỉ huy chính trị, cái này gọi là chính trị dân chủ, việc quản lý đất nước được thực hiện theo hiến pháp thành văn. Ở đây thiết lập “Chủ quyền thuộc về nhân dân”, “tam quyền phân lập”, “quản thúc và cân bằng quyền lực” ……
Nhưng ở đây có một sự việc rõ ràng không được đề cập đến, đó là trong Hội nghị Lập hiến Philadelphia năm 1787, các cửa của Hội trường Hội nghị Lập hiến đều được đóng lại trong suốt cuộc họp.
Người ngoài không được vào trong cuộc họp, và các phóng viên cũng không được vào. Mọi người ở bên ngoài suy đoán, và các phóng viên vây kín bên ngoài; bởi vì đại diện của mười ba bang đang tụ tập bên trong để họp, nên mọi người lúc ấy liền hỏi, đây rốt cuộc là muốn làm gì? Các vị muốn tính kế gì cho quốc gia?
Kết quả là ngày đó, Benjamin Franklin đã bước ra, lúc đó ông đã 81 tuổi, là người lớn tuổi nhất trong các vị cha lập quốc Hoa Kỳ, ông là một nhà phát minh, học giả và nhà văn rất vĩ đại, ông biết “18 loại kỹ năng”, hình của ông được in trên đồng 100 đô. Vì vậy, có 55 người cha lập quốc và mọi vị đều rất tôn kính Benjamin Franklin.
Đây là một câu chuyện rất nổi tiếng, hầu như người Mỹ nào cũng biết. Khi Benjamin Franklin bước ra khỏi Hội trường Lập hiến, một người phụ nữ hỏi: “Ngài Franklin, các ngài đang thiết kế cái gì? Các ngài đang thiết kế một nền cộng hòa hay một chế độ quân chủ?”. Franklin đã nói một câu, nó rất bình thường, nhưng vô cùng nổi tiếng, ông nói: “Chúng tôi đang thiết kế một nền cộng hòa, nếu bạn có thể giữ được nó (If you can keep it).”
Ý của ông là gì? Ý của ông là rất rất quan trọng: Chúng tôi đang thiết kế một nền cộng hòa, đây chính là ‘hiến pháp’ Hoa kỳ, một quốc gia được thiết kế bởi một văn hiến tốt nhất trong lịch sử nhân loại, để nó thịnh vượng trong 240 năm.
Nhưng tại thời điểm thiết kế, Franklin đã biết gốc rễ của “Hiến pháp” này là gì, nếu bạn không thể bám chặt lấy gốc rễ này, thì bản “Hiến pháp” cuối cùng vẫn chỉ là một tờ giấy vụn. Nói cách khác, điều mà các vị cha lập quốc chú trọng chính là dân tộc Mỹ phải có đức hạnh, mới có được nước Mỹ nay. Nếu không có đức hạnh, nền cộng hòa phía sau Hiến pháp của người Mỹ không thể tồn tại. Vì vậy Franklin còn nói một câu thế này: “Chỉ những người dân có đạo đức mới xứng đáng được tự do”.
Bỏ qua việc phá hủy nền tảng đạo đức, ‘Hiến pháp’ sẽ giống như giấy vụn.
Phương Vỹ: Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ là George Washington đã nói điều này: “Tôn giáo và đạo đức là những trụ cột không thể thiếu của nước Mỹ Cộng hòa này”.
Nói cách khác, những người cha lập quốc rất rõ ràng. Tất nhiên, luật sư Ellis phải giữ gìn một bản Hiến pháp tốt đẹp ấy. Dù cho lần này có gian lận như vậy, thì chúng ta cũng không được hành xử quá phận, chúng ta phải tôn trọng bản Hiến pháp này.
Nói cách khác, cô ấy không tán thành việc sử dụng “Đạo luật chống nổi dậy”. Vậy với tư cách là một chuyên gia pháp luật, cô ấy đã bao giờ nghiên cứu các nguyên tắc khi thành lập nước Mỹ chưa? gốc rễ của ‘Hiến pháp’ là đạo đức.
Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều truyền thống ở Hoa Kỳ: Nên các quan chức chỉ nhận một chút hối lộ, thậm chí chỉ là một chiếc đồng hồ thì liền có thể bị mất chức; bị buộc phải rời đi nếu có quan hệ khác giới ngoài hôn nhân … Đây là truyền thống được truyền lại từ thời đó.
Làm sao để ước thúc đạo đức của một người? Đạo đức có đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân, nếu đạo đức cá nhân không tốt thì thậm chí không thể làm quan. Bởi vì nếu đạo đức cá nhân không tốt, thì cái không tốt ấy sẽ tràn ra khắp xã hội.
Cho nên, đây là lý do tại sao nước Mỹ có chút tham nhũng là buộc phải từ chức, vì đây là truyền thống của ông cha xưa để lại. Vì vậy, các quan chức ở Mỹ đều phải có đạo đức cá nhân tốt, đồng thời ở Mỹ là “lương thấp nuôi dưỡng sự liêm khiết”, chúng ta đều biết rằng lương của công chức Mỹ là rất thấp, đây cũng là một khía cạnh của việc truyền đạo đức vào toàn bộ hệ thống nhà nước của Hoa Kỳ.
Điều này được viết rất tốt trong Hiến pháp, cơ sở của nó là đạo đức, và gốc rễ của đạo đức nằm ở tín ngưỡng, tôn giáo. Hoa Kỳ là một quốc gia được thành lập bởi Cơ đốc giáo, và Cơ đốc giáo đã đặt vững là tôn giáo truyền thống của Hoa Kỳ, điều này trên cơ bản là từ góc độ tín ngưỡng đã đặt vững nền tảng đạo đức, và đạo đức bên trên là chống đỡ cho Hiến pháp của Hoa Kỳ.
Ngày nay, nếu nói cuộc bầu cử quốc gia có thể dùng lời dối trá để làm, có thể dùng gian lận để đánh cắp. Bề ngoài, Hiến pháp được duy trì rất tốt, hiến pháp của các bang cũng được duy trì tốt, và luật bầu cử của các bang cũng được duy trì tốt, nhưng trên thực tế thì nền tảng của Hiến pháp đã bị phá hỏng.
Nếu nền tảng của Hiến pháp bị phá hủy, thì theo như lời của Benjamin Franklin: You can’t keep it – bạn không thể giữ nó, nên nó không thể tồn tại lâu dài, vậy nên nó nhất định sẽ tản mất, nhất định sẽ bể nát.
Cho nên tôi cho rằng, khi nhìn vào vấn đề thì phải nhìn vào bản chất, bạn muốn duy trì một “Hiến pháp” rất tốt đẹp, bạn rất trung thành với “Hiến pháp” này, bạn còn cho rằng vô luận thế nào thì cũng không thể động đến “Hiến pháp” này. Vậy mà, khi kích hoạt “Luật chống phản loạn”, hoặc kích hoạt “thiết quân luật” thì bạn (Ellis) lại cho rằng là đang phá hư Hiến pháp?
Bạn phải biết rằng, Hiến pháp đã bị phá hủy bởi những người không có đạo đức, và những người không có đạo đức kia sẽ đứng lên cai trị đất nước này. Nếu người Mỹ cho phép điều đó xảy ra, thì những người dân này cũng không phải là những người có đạo đức, và mọi thứ do các người cha lập quốc thiết kế sẽ hoàn toàn sụp đổ.
Sử dụng quyền lực và quyền bảo hộ Hiến pháp của Tổng thống là hoàn toàn phù hợp.
Phương Vỹ: Tôi đã nói, Ellis giống như một người mọt sách luật pháp. Không phải nói rằng cô ấy không giỏi, mà có ý nói cô ấy là một người quá mọt sách. Bạn chỉ nhìn thấy một tầng giới hạn, cái tầng mà bạn đã suốt đời làm việc, nhưng bạn lại không nhìn thấy được bản chất của nó.
Đề tài này rất đáng được nghiên cứu thảo luận, chúng ta nhất định phải biết: Luật pháp không phải là khuôn vàng thước ngọc của một xã hội. Nhiều người trong chúng ta tin rằng phải có luật pháp tốt. Trump cũng đang nhấn mạnh luật pháp và trật tự, và tôi đồng ý.
Tuy nhiên, có một câu nói ở Trung Quốc được gọi là “Thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa”, nghĩa là mất đạo sau sẽ mất đức, mất đức sau sẽ mất nhân tính, mất nhân tính sau sẽ mất nghĩa, như vậy cuối cùng chính là “Thất nghĩa nhi hậu pháp” (mất nghĩa thì sau đó sẽ có pháp trị).
Chính là không có cách nào nữa, nên chỉ có thể dùng pháp luật để ước thúc con người. Nếu có đạo đức thì ai cũng tự giác, không bao giờ có chuyện gian lận như thế này, ai cũng dùng đạo đức của mình để quản lý bản thân, chuyện như vậy sẽ không xảy ra, đó mới là xã hội mà chúng ta kỳ vọng.
Thực tế, đây là ý của Franklin – một trong những vị cha già lập quốc, một điển cố phi thường trọng yếu ở Hoa Kỳ. Bây giờ chúng ta rất có thể sẽ mất nền cộng hòa, bởi vì một nhóm đông đảo, họ không những không có đạo đức, họ còn dùng những phương pháp gian dối để hủy hoại đạo đức, hủy hoại sự thật và hủy hoại sự chính trực.
Sau đó, chúng ta nói: Ngươi cứ đi qua đi, dù sao thì chúng ta sẽ nói về nó sau, miễn là chúng ta có thể duy trì Hiến pháp của mình. Điều này thật phi lý! Đất nước này sẽ sụp đổ từ đó, có một lần tức có lần thứ hai, có hai liền có ba.
Vì vậy, nếu tôi có cơ hội nói chuyện với Ellis, thì cô ấy sẽ phải xem lại câu nói kinh điển mà Benjamin Franklin đã nói với người phụ nữ đó, mà câu nói này tất cả người Mỹ đều biết.
Tôi nghĩ rằng sự hiểu biết của Ellis còn hạn chế, và tôi nghĩ những người cánh tả chắc chắn sẽ làm điều này. Khi nền tảng của Hiến pháp đất nước này bị phá hủy, thì bạn phải đặt vững lại nền tảng đó.
Ngay cả khi “Hiến pháp” được thiết kế, thì chúng ta có thể xem “Đạo luật chống nổi dậy” nói gì, trong đó nói: Lúc nào có thể sử dụng, chính là nhằm vào trong nước bạo loạn, nhằm vào tụ tập phi pháp, nhằm vào âm mưu quỷ kế, bất kể bang nào khi các quyền được Hiến pháp bảo đảm bị tước đoạt, thì đều áp dụng “Đạo luật chống nổi loạn”.
Vậy bỏ phiếu bầu Tổng thống có phải là quyền được Hiến pháp bảo đảm không? Quyền lợi này có phải là bị tước đoạt rồi không? Có phải là bởi vì âm mưu quỷ kế tạo thành? Do đó, phù hợp với các điều kiện áp dụng của “Đạo luật Chống Nổi loạn” được xây dựng theo hướng dẫn của Hiến pháp Hoa Kỳ. Việc sử dụng quân đội Hoa Kỳ ngày nay, để đập tan âm mưu phá hoại kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ chính là nhịp nhàng ăn khớp với Hiến pháp, chứ không hề trái với “Hiến pháp” mà Ellis bảo hộ.
Đừng giới hạn mình trong khuôn khổ tư pháp mà quên đi mục đích của bản thân “Hiến pháp”
Lam Thuật: Để xem tôi có thể làm rõ hơn về điều này từ một góc độ khác không. Ellis nói rằng những người cha lập quốc sẽ không tuân theo phương pháp này (dùng “Đạo luật chống nổi loạn”) để giải quyết. Câu nói này hoàn toàn sai, đó là hoàn toàn quên đi lịch sử nước Mỹ.
Mọi người đều biết, ngày 4/7/1776 thành lập nước Mỹ, có “Tuyên ngôn Độc lập”, nhưng lúc đó chưa có “Hiến pháp”, “Hiến pháp” được viết sau khi Chiến tranh giành độc lập hoàn thành, mãi đến năm 1787 mới bắt đầu được viết.
Hiến pháp có hiệu lực từ năm 1789. Hiến pháp mãi đến 13 năm sau Tuyên ngôn Độc lập mới có. Nên dĩ nhiên, các tiên phụ lập quốc sẽ không làm những việc như vậy, vì lúc đó chưa có Hiến pháp thì làm sao hành động theo Hiến pháp, không có Hiến pháp thì làm gì có chuyện theo Hiến pháp mà hành sự.
Ý của chúng tôi là Ellis hoàn toàn bị giới hạn trong quan điểm tư pháp, quan điểm của một chuyên gia Hiến pháp, “Hiến pháp” trong khuôn khổ suy nghĩ của cô ấy là gì? Đó là khuôn khổ “tam quyền phân lập”: Tư pháp, lập pháp, hành chính, cơ cấu ba bên độc lập.
Nhưng cô ấy đã nghĩ quá nhiều về bản thân khuôn khổ và bị ràng buộc bởi nó, cô ấy quên mất mục đích cơ bản nhất của Hiến pháp là gì? Mục đích cơ bản nhất của “Hiến pháp”, là bảo vệ sự bình đẳng của “các quyền tự nhiên của con người” được viết trong “Tuyên ngôn Độc lập”.
Chúa đã ban cho chúng ta những quyền bình đẳng nhất. Đây là nguyên tắc tối thượng của nền tảng dân tộc, mà các bậc cha ông lập quốc đã phấn đấu giành lấy trước khi có Hiến pháp.
Bạn thử nghĩ xem, quyền bình đẳng là gì? Khi nào thì có quyền bình đẳng? Bạn ăn một bữa tối thịnh soạn, tôi ăn bánh mì, bạn lái xe Rolls Royce, tôi lái một chiếc xe tải Volt cũ, chúng ta có bình đẳng trong những điều này không? Ở đây không có nói đến bình đẳng.
Bình đẳng là khi nào? Đó là thời điểm biểu quyết, dù bạn có gia tài hàng trăm tỷ hay hàng chục tỷ, còn tôi có thể là người lưu lạc nơi đường phố, nhưng mỗi người chúng ta chỉ có thể bỏ một lá phiếu, đây là hình thức hoàn hảo của bình đẳng – “quyền tự nhiên của con người”, và đây là biểu hiện tốt nhất của quyền bình đẳng.
Nếu trong cuộc bầu cử cũng không thể đảm bảo được mỗi người một phiếu bầu, thì còn nói gì tới “Hiến pháp”? Hiến pháp của bạn phục vụ cái gì, cho ai? Hoàn toàn quên mất quyền bình đẳng của tất cả mọi người.
Tại sao năm nay lại quan trọng? Sao Thổ và sao Mộc, trong văn hóa Trung Quốc, thì Mộc tượng trưng cho điều gì? Nó tượng trưng cho sức sống của sinh mệnh; Thổ tượng trưng cho điều gì? Nó tượng trưng cho càn khôn.”Tráng tai khôn nguyên, tư sinh vạn vật, dĩ thuận thừa thiên, hậu đức tái vật”, tưc càn khôn mạnh mẽ, sinh sôi vạn vật, thuận theo ý trời, đức độ lớn thì sẽ phú quý.
Chính là thuận theo Thiên ý, cái gì gọi là Thiên ý? Quyền bình đẳng thiên phú của con người theo ý muốn của đức chúa trời là mỗi người một phiếu bầu, đều có quyền lợi như nhau. Do đó, năm nay là một khảo nghiệm lớn đối với sự sống của Hoa Kỳ.
Sự bại hoại của con người là vấn đề then chốt
Lam Thuật: Chúng ta hãy nhìn lại bài phát biểu của Ellis. Sự hiểu biết của cô ấy về “tam quyền phân lập” là đúng, và không có gì sai khi duy trì khuôn khổ này. Nhưng tại sao cô ấy nói câu ấy vào lúc này là có vấn đề, bởi vì khuôn khổ này không phải là ba cỗ máy lạnh lùng, mà là ba nhóm người.
Đây là ba nhóm người khác nhau, lập pháp, tư pháp và hành chính. Chất lượng của ba nhóm sẽ quyết định hiệu quả và chất lượng của hệ thống này. Điều này rất quan trọng, nó chính là đạo đức mà Phương Vĩ vừa nói đến. Trước đây chúng ta đã nói về bầu cử dân chủ, bạn bầu một tù nhân trong nhà tù một cách dân chủ, dù bầu như thế nào thì cuối cùng vẫn có một điều không thể thay đổi, đó là người được bầu cuối cùng không phải là tội phạm.
Cho nên nói, bây giờ ba nhóm người này đã không được nữa, người trong bộ phận hành chính chính là người quản phiếu, hãy nhìn những người ở tiểu bang Georgia phụ trách kiểm phiếu. Nửa đêm, khi người kiểm tra không có mặt, họ sẽ lôi thùng phiếu giả từ dưới bàn lên.
Nhóm nhà lập pháp này thấy rằng có vấn đề, nhưng họ không dám điều tra vấn đề và sửa chữa sai lầm.
Còn nhóm người tư pháp thì không cần phải nói, tất cả các vụ kiện đều ập đến, họ thậm chí không dám nhìn, không dám nhận đơn kiện.
Ba nhóm người này đã không được nữa rồi, nếu nói muốn duy trì tổ chức “tam quyền phân lập” này thì sẽ không đụng đến cả ba nhóm đó, sau này chúng ta cam đoan sẽ không xảy ra chuyện đó nữa sao?
Nếu những vấn đề tồn tại không được giải quyết, vấn đề mục nát không được điều tra thấu đáo, thì làm sao bạn có thể đảm bảo rằng nó sẽ không tái diễn trong tương lai? Đây chẳng phải lời nói suông hay sao? Cho nên đây là một vấn đề then chốt nhất.
Cách giải thích của TT Trump về việc bảo vệ Hiến pháp là khác với Ellis
Lam Thuật: Trong một cuộc họp báo được tổ chức ở Georgia vào đầu tháng 12, Luật sư Linwood nói: Chúng ta đang trở lại năm 1776.
Tại sao ông lại nói trở lại năm 1776? Vì năm 1776 chưa có “Hiến pháp”, điều mà những người cha lập quốc đã phấn đấu cho sự bình đẳng về “nhân quyền thiên phú”, mà sự bình đẳng về “nhân quyền thiên phú” bày trước mắt chúng ta chính là việc duy trì sự công bằng, chính trực, liêm chính và minh bạch trong bầu cử lần này, Trận chiến này nhất định phải thắng, nếu không thắng trận này thì sẽ không thể giữ gìn sự bình đẳng về “nhân quyền thiên phú”.
Tại cuộc biểu tình cùng ngày, đảng viên Dân chủ da đen – một fan cứng của TT Trump, ông Jones đã hét lên: “Hold the line” – thủ vững trận địa! Thủ vững trận địa nào? Giữ vững trận địa mà các vị cha lập quốc đã chiến đấu đổ máu, mồ hôi và nước mắt.
Đó là trận địa “nhân quyền thiên phú”. trận địa đang hiển hiện trước mắt chúng ta chính là cuộc bầu cử này. Nếu không đem các thủ đoạn mờ ám trong bầu cử tra rõ, điều tra triệt để những gian lận đó, điều tra và giải quyết triệt để sự mục nát trong ba nhóm người này, thì sẽ không có cuộc bầu cử công bằng, hợp lý và minh bạch trong tương lai.
Những gì Ellis đang nói khác với những gì TT Trump đã nói. Xin lưu ý rằng, ý tứ của cô ấy không có nghĩa là ý của TT Trump, bởi vì ông đã nói trong bài phát biểu tại Nhà Trắng như sau: “Tôi muốn bảo vệ Hiến pháp”.
Tuy nhiên, cách giải thích của ông về việc bảo vệ Hiến pháp khác với Ellis. Khi Tổng thống Trump tới Georgia để đọc diễn văn vào ngày 5/12, ông đã nói một câu nói rất nổi tiếng: “Không có bầu cử, sẽ không có quốc gia này. Không có quốc gia này thì Hiến pháp bảo vệ cái gì?”
Ý của TT Trump rất rõ ràng, gian lận trong cuộc bầu cử này phải được điều tra đến cùng!
https://tinhhoa.net/