Tin tức Đa Chiều
Cuộc Sống

Hoa Kỳ bác yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng…

Cục Đại dương và Môi trường Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố báo cáo về các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Đối với các đảo ở Biển Đông. Chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov có bài viết về sự kiện này.

Bốn loại yêu sách

Tài liệu dài 47 trang của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xem xét các luận cứ mà Bắc Kinh sử dụng để biện minh cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với lãnh thổ ở Biển Đông, biểu thị bằng tuyến đường chín đoạn.

Loại yêu sách đầu tiên liên quan đến chủ quyền đối với các thực thể hàng hải. Đó là hơn 100 thực thể chìm dưới nước khi triều cường. Theo chuẩn mực pháp lý quốc tế, những thực thể như vậy không thuộc chủ quyền của bất kỳ ai.

Điều thứ hai mà các đại diện Trung Quốc làm là vẽ ra cái gọi là đường cơ sở trực tiếp từ bờ biển của họ. Nhưng họ làm điều đó trái với mọi tiêu chí địa lý.

Thứ ba, Bắc Kinh xem xét tổng thể các nhóm đảo, định tính là vùng biển. Điều này cũng trái với luật biển.

Loại yêu sách thứ tư – cái gọi là «quyền lịch sử». Trong trường hợp này, nhà chức trách Trung Quốc viện dẫn những sự kiện không cụ thể, nhắc đến những thông tin rời rạc từ biên niên sử và nhật ký của những nhà du hành về các thực thể mà đôi khi khó gắn với bản đồ hiện đại.

Điểm yếu trong quan điểm Mỹ là gì

Kết luận chính mà các chuyên gia Mỹ rút ra là: “Ảnh hưởng tổng thể của các yêu sách hàng hải này là tính phi pháp trong tuyên bố của CHND Trung Hoa về chủ quyền hoặc dạng thức quyền tài phán đặc biệt nào đối với phần lớn Biển Đông”, – tài liệu viết.
Kết luận này dựa trên cơ sở các văn bản hiện hành của pháp lý quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Nhưng nghịch lý là ở chỗ cho đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn văn kiện này và do đó việc viện dẫn nó dù bằng cách nào cũng là thiếu thuyết phục.

Điểm yếu thứ hai trong quan điểm của phía Hoa Kỳ là khi phủ nhận quyền của Trung Quốc đối với các đảo, các tác giả của báo cáo cũng không công nhận các đảo này thuộc về quốc gia nào trong khu vực. Nhưng đây là dạng quan điểm truyền thống của Nhà Trắng – không công nhận chủ quyền của bất kỳ nước nào đối với các đảo này (kể cả các đối tác của Hoa Kỳ như Philippines, Indonesia, Việt Nam).

Các quyết định của Hội nghị Quốc tế tại San Francisco năm 1951 cũng bộc lộ nhược điểm tương tự. Các phán quyết của hội nghị do phái đoàn Hoa Kỳ chuẩn bị, phân định rằng Nhật Bản cần trả lại tất cả các đảo bị chiếm trong Thế chiến II, còn cụ thể trả lại cho ai thì không nói. Người Nhật đã rời khỏi quần đảo, mà tranh chấp về quyền sở hữu các đảo này thì vẫn tiếp nối cho đến tận hôm nay. Phải chăng người Mỹ cố tình làm như thế với mục đích gây bất hòa trong hàng ngũ các quốc gia châu Á?

Related posts

Khôi phục camera phát hiện tình tiết phẫn nộ: ‘Bé gái 8 tuổi khóc lóc, van xin nhưng ‘dì ghẻ’ vẫn ra tay dã man’

Tin Tức Đa Chiều

Thầy giáo xăm kín người: Sáng sơ mi trắng dạy học, tối làm người ‘giang hồ’

Tin Tức Đa Chiều

Chú chó được giải cứu khỏi lò mổ Trung Quốc sống sót kỳ diệu với nhiều vết thương hiểm

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment