Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Hình ảnh Bắc Kinh ‘tan vỡ’ năm 2020? 80% người Mỹ ghét ĐCSTQ

Một cuộc khảo sát gần đây của công ty tư vấn và phân tích Gallup cho thấy mức độ yêu thích của người dân Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Theo kết quả khảo sát, xếp hạng yêu thích của người Mỹ đối với Trung Quốc đã giảm mạnh xuống mức 20%, thấp hơn 13% so với mức 33% vào năm trước. Tuy nhiên, chỉ số này của Đài Loan đã tăng lên 72%, giúp quốc đảo này xếp vị trí số 8 trong danh sách xếp hạng quốc gia được ưa thích của người Mỹ.

Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 3 đến 18/2. Kết quả cho thấy sự ủng hộ của người Mỹ đối với Trung Quốc (do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền) ở mức cao nhất là 72% trong giai đoạn từ 1987-1988. Nhưng vào năm 1989, sau sự kiện thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6, xếp hạng yêu thích với nước này giảm xuống 34%.

Phải đến năm 2017 và 2018, chỉ số này mới quay trở lại hơn 50%. Kể từ đó, mức độ yêu thích với Bắc Kinh lại tiếp tục trượt dốc. Gallup nhận định, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, sự bùng phát dịch virus Corona, việc ĐCSTQ tranh chấp lãnh thổ, các cáo buộc gián điệp của sinh viên và học giả Trung Quốc cũng như cáo buộc ĐCSTQ đánh cắp công nghệ Hoa Kỳ có thể góp phần làm giảm xếp hạng yêu thích đối với quốc gia này.

Truyền thông Hoa Kỳ đưa tin, ngoài nguyên nhân về dịch COVID-19, người Mỹ ngày càng trở nên không khoan nhượng với những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ ở Tân Cương, Hồng Kông và Tây Tạng. Việc ĐCSTQ gây hấn với Ấn Độ, mở rộng quân sự ra Biển Đông trở thành một thách thức đối với vị thế của Hoa Kỳ. Những điều này càng làm dấy lên sự giận dữ của dân chúng Mỹ.

Các đảng viên Dân chủ thường có ý kiến ​​tích cực hơn về Trung Quốc hơn so với đảng Cộng hòa, và xu hướng này hiện vẫn xảy ra, với 35% đảng viên Dân chủ và chỉ 23% đảng viên Cộng hòa đánh giá tích cực về Trung Quốc. 39% người không theo đảng phái có quan điểm tích cực về Trung Quốc.

Xếp hạng của Gallup về Trung Quốc là một phần trong bản khảo sát hàng năm về quan điểm của người Mỹ đối với các nước lớn trên thế giới. Theo khảo sát năm nay, các quốc gia đầu tiên được người Mỹ yêu thích vẫn là Canada, tiếp theo là Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Israel, Đài Loan, Mexico và Ai Cập.

Sự ủng hộ của người Mỹ đối với Nga chỉ cao hơn một chút so với Trung Quốc, ở mức 22%. Theo khảo sát, chỉ số yêu thích của người Mỹ đối với Iran và Triều Tiên lần lượt là 13% và 11%.

Hình ảnh Bắc Kinh xấu đi trên toàn cầu

Theo báo cáo của Deutsche Welle vào tháng 9/2020, các học giả từ nhiều quốc gia đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với người dân ở 13 quốc gia châu Âu. Kết quả của cuộc khảo sát đã trở nên tiêu cực hơn trong ba năm qua: Chỉ 13% số người được khảo sát thay đổi ấn tượng của họ về Trung Quốc (do ĐCSTQ nắm quyền); 62,5% số người được hỏi có cảm giác không tin tưởng vào quốc gia này.

Năm ngoái, cuộc khảo sát được thực hiện tại 13 quốc gia châu Âu, bao gồm Anh, Pháp, Đức, Nga, Ý, Thụy Điển, Cộng hòa Séc, Tây Ban Nha, Ba Lan, Latvia, Serbia và Slovakia. Chủ đề là “Quan điểm của người châu Âu về Trung Quốc trong thời kỳ COVID-19”.

Vision times đưa tin, nhóm Chính sách Đối ngoại của Anh cũng đã công bố Báo cáo Thường niên về Thái độ của Công chúng Anh đối với Chính sách Đối ngoại và Các vấn đề Toàn cầu năm 2021. Báo cáo chỉ ra rằng, 41% số người được phỏng vấn coi ĐCSTQ là “mối đe dọa nghiêm trọng”,

Chỉ có 21% số người được hỏi ở Anh tin rằng Quốc hội Trung Quốc (do ĐCSTQ nắm giữ) hành động có trách nhiệm trên thế giới, con số này thấp hơn nhiều so với 89% ở Canada, 60% ở Liên minh châu Âu, 59% ở Nhật Bản, 43% ở Hoa Kỳ và 40% của Ấn Độ.

Vào ngày 10/12 năm ngoái, theo một báo cáo của đài truyền hình NHK của Nhật Bản, số liệu cụ thể từ Khảo sát Dư luận Nhật-Trung cho thấy ấn tượng xấu của công dân Nhật Bản đối với Trung Quốc cao tới 89,7%, tăng 5% so với năm ngoái, và mức độ ưa thích chỉ khoảng 10%.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Cựu đại sứ Nikkei Haley: Big Tech đang hành xử theo cách của ĐCSTQ

Tin Tức Đa Chiều

Sidney Powell: Bầu cử Mỹ bị gian lận trong nhiều năm, giống như ở các nước thế giới thứ ba

Tin Tức Đa Chiều

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến Việt Nam để làm gì?

Science

Leave a Comment