Wesley J. Smith là Chủ tịch của Trung tâm về Chủ nghĩa Duy Con người thuộc Viện Discovery của Mỹ. Ông đã có những nhìn nhận sâu sắc và chân thực về hiện trạng kiểm duyệt văn hóa ở Mỹ với các học thuyết của phe cánh tả trong một bài viết đăng trên Epoch Times. Sau đây là toàn văn bài bình luận:
“Thật điên rồ!” Chúng ta đã nói câu này bao nhiêu lần rồi? Chuỗi lải nhải có thể tiếp tục mãi như vậy.
Nhà văn và nhà giáo dục trẻ em lỗi lạc nhất thế kỷ XX, Tiến sĩ Seuss đột nhiên trở thành một người không được hoan nghênh. Sáu cuốn sách của ông đã bị đình chỉ xuất bản với lý do “phân biệt chủng tộc” và “ngôn luận thù hận”. Thật điên rồ!
J.K. Rowling, tác giả loạt truyện “Harry Potter”, đã liên tục hứng chỉ trích vì dám tuyên bố rằng bé trai được sinh ra là nam và bé gái được sinh ra là nữ. Thật điên rồ!
Bức tượng Tổng thống Abraham Lincoln đã bị phá hủy, và những ngôi trường được đặt theo tên Nhà Giải phóng Nô lệ Vĩ đại này đã bị buộc phải đổi tên nhằm “chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc”. Thật điên rồ!
Các ‘nhà giáo dục’ theo chủ nghĩa thức tỉnh (woke) này khiển trách giáo dục toán học chính thống, vì theo họ việc tìm kiếm một “đáp án chính xác” cho một bài toán là biểu hiện của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và chế độ phụ quyền mang tính áp bức. Đột nhiên, toán học bị đưa lên đàn rầy la vì bằng cách nào đó có liên hệ đến vấn đề công bằng xã hội. Thật điên rồ!
(Woke là một thuật ngữ dùng để chỉ nhận thức về các vấn đề liên quan đến công bằng xã hội và công bằng chủng tộc, một dạng của chủ nghĩa cấp tiến (progressive)).
Không, sự thực không phải là như vậy. “Bị hủy bỏ”, như cách gọi của nó, là một chiến lược được tính toán với một mục đích ác ý. Mục đích không phải để thuyết phục. Sự bài xích xã hội, việc bị “hất cẳng” khỏi các trang mạng xã hội [như trường hợp Twitter và Facebook cấm tài khoản của TT Trump] và việc chà đạp các truyền thống cổ xưa đáng trân quý không phải có mục đích căn bản là cải cách hệ thống hoặc thúc đẩy tiến bộ xã hội. Thay vào đó, trọng tâm của nó là tiêu diệt mọi hệ thống tôn giáo, xã hội và chính trị truyền thống, vốn là “thủ phạm chính” trong việc kiến lập nền văn minh phương Tây, nhằm mục đích tối hậu là tái thiết lại một xã hội theo chủ nghĩa thức tỉnh.
(Chú thích của người dịch: Cách mạng Pháp là một cuộc cách mạng nổ ra ở Pháp vào ngày 14/7/1789. Vương triều Bourbon cai trị nước Pháp trong nhiều thế kỷ và chế độ quân chủ của nó sụp đổ trong vòng ba năm. Cách mạng Pháp gắn liền với sự nổi dậy của Công xã Paris, tiền thân của cuộc Cách mạng Sô-viết sau này. Cách mạng Mỹ đề cập đến một loạt các sự kiện và kết quả là các thuộc địa của Anh ở 13 bang Bắc Mỹ tách khỏi Đế quốc Anh và tạo ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào nửa sau thế kỷ 18. Cuộc Chiến Độc lập Mỹ 1775-1783 là một phần của cuộc cách mạng).
Cuộc Cách mạng Pháp ư? Tôi có bị ấm đầu không?
Tôi không nghĩ vậy. Tất nhiên, tình huống thời đó với bây giờ là khác nhau. “Antifa” và đồng bọn “wokester – những kẻ thức tỉnh [trong phong trào woke]” của họ sẽ không phải tấn công một vị vua đang sống trong nhung lụa trong khi những người dân thường đang chết đói. Và chắc chắn rồi, sẽ chẳng có chiếc máy chém nào được đặt ở quảng trường công cộng để xử tử ai cả, ít nhất là không phải theo nghĩa đen.
Nhưng tôi tin rằng chúng ta đang mắc kẹt vào trong một xã hội Mỹ hỗn loạn cũng chẳng kém cực đoan và mang tính hủy diệt hơn so với cuộc cách mạng đã chia rẽ nước Pháp vào cuối thế kỷ 18. Mục đích của cuộc cách mạng này là phá hủy hoàn toàn các giá trị truyền thống của nước Mỹ y hệt cách thức mà chế độ quân chủ Pháp từng bị hủy hoại.
Cách mạng Pháp không chỉ là một sự kiện lịch sử, nó còn có thể được coi là một phép ẩn dụ mô tả một phong trào cuồng tín không tưởng có sức hủy diệt đặc biệt.
Tương tự, Cách mạng Mỹ không chỉ liên quan đến những sự kiện đặt nền móng cho việc thành lập nước Mỹ, mà nó còn là hiện thân của một bộ hệ thống giá trị của sự tự do có trật tự và tự do cá nhân. Các giá trị ẩn trong hai cuộc biến động mạnh mẽ này, dù là trên phương diện lịch sử hay là với ý nghĩa ẩn dụ, đều đối nghịch nhau như đen với trắng.
Cách mạng Pháp mới và Cách mạng Mỹ không phải là một nhưng chia sẻ nhiều thuộc tính của nhau, gồm:
● Cách mạng Pháp hướng đến sự không tưởng, tin tưởng vào sự hoàn mỹ của xã hội và để đạt được điều đó đòi hỏi thiết lập một kết cấu tập quyền mạnh mẽ. Trái lại, Cách mạng Mỹ mang tính bảo thủ (bảo tồn truyền thống), và trung tâm quyền lực của nó là những cá nhân tự do.
● Cách mạng Pháp chú trọng phóng túng tự ngã. Cách mạng Mỹ trái lại chú trọng khắc chế tự ngã.