Anh đã không ngờ khi hành động “khiêu khích” của họ lại bị QĐ Nga đáp trả nhanh và kiên quyết đến thế bởi đây chẳng chuyện đùa mà là mối đe dọa nghiêm trọng với Hạm đội Biển Đen.
Đừng quên rằng, trong Khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) thì Vương quốc Anh, tuy thời “Nữ hoàng của biển cả” đã là quá khứ, nhưng hiện giờ họ vẫn là một trong hai quốc gia đứng đầu NATO (chỉ sau Mỹ).
Điều đó có nghĩa là lực lượng quân sự Anh có sức mạnh chỉ sau Mỹ. Vương quốc Anh bây giờ “nói vẫn có người nghe và đe thì vẫn có người sợ”.
Vừa qua, sự kiện tàu khu trục HMS Defender (“Người bảo vệ”) đi vào vùng lãnh hải của bán đảo Crimea trong kế hoạch được Thủ tướng Anh phê duyệt không phải là chuyện đơn giản. Đây là một vụ khiêu khích chính trị chuẩn bị cho một hoạt động khiêu khích quân sự với Nga.
Khiêu khích chính trị?
Có thể nói, hành động của “Người bảo vệ” nước Anh cố ý đi vào lãnh hải Crimea không mang tính khiêu khích quân sự bởi mấy lý do sau đây:
Thứ nhất, khu trục hạm HMS Defender, “Người bảo vệ” như tên gọi, có tính năng kỹ, chiến thuật như là một hệ thống phòng không nổi, cỡ lớn trên biển mà không có tính tấn công hoặc khả năng tấn công là thứ yếu.
Đây là những tàu khu trục hiện đại lớn nhất của Anh, trong dự án Daring (tàu khu trục Type 45) được tạo ra để tạo ô phòng không phòng không bảo vệ cho các đội hình hải quân và các nhóm tấn công tàu sân bay.
Cụ thể, trên tàu Defender có một bệ phóng phòng không Sylver A50, với 48 ô được trang bị tên lửa tầm ngắn và tầm trung, tên lửa chống hạm Harpoon. Không có tên lửa tấn công nào như Tomahawk hay vũ khí chống ngầm…
Rõ ràng, hệ thống phòng không của “Người bảo vệ” rất mạnh và hiện đại vì chức năng nhiệm vụ của nó như đã biết trong nhóm tàu tác chiến sân bay.
Ở góc nhìn quân sự, “Người bảo vệ” không thể độc lập tác chiến và đặc biệt tại khu vực Biển Đen thì lại càng không.
Chính vì vậy, đưa một khu trục hạm “không có răng” như vậy vào “chảo lửa” như Biển Đen để “khiêu khích” quân sự Nga tại đây thì đúng là chẳng hay ho tí nào.
“Người bảo vệ” tách ra khỏi nhóm tàu tác chiến sân bay “Queen Elizabeth” đang ở Đông Địa Trung Hải đến Ukraine ký một thỏa thuận về Hải quân. Một ngày sau, ngày 23/6, “người bảo vệ” thực hiện hành vi trên (đi vào lãnh hải Crimea) nhằm:
1. Biểu hiện quyết tâm thực hiện thỏa thuận đã ký với Ukraine, bằng cách thách thức chủ quyền của Nga, coi Crimea là của Ukraine bị Nga xâm lược. Theo đó như London tuyên bố, rằng “Người bảo vệ” đi vào lãnh hải Crimea của Ukraine chứ không phải của Nga.
2. Chính sách chống Nga tích cực của Anh với sự tham gia của Kiev dường như không nhận được sự đồng thuận của Đức, nước đang làm việc với Paris và Moscow theo hình thức Normandy ở Ukraine và đề xuất tổ chức một cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU với Putin.
Việc Anh làm mình làm mẩy với Mỹ vì lo sợ một sự hợp tác với Nga trong tương lai hay không thì không chắc, nhưng Thủ tướng Anh Boris Jonhson muốn “lặp lại” chiến lược “kéo bức màn sắt” quanh Nga như cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đưa ra vào ngày 5/3/1946, báo hiệu sự bắt đầu của Chiến tranh Lạnh với Liên Xô là hiện hữu vì hàng trăm năm nay, âm mưu của người Anh với người Nga chưa bao giờ ngừng nghỉ…
3. Đây là hành động “nắn gân” Nga trước cuộc tập trận “Sea Brezee-2021” của Mỹ-NATO tại Biển Đen từ 28/6 – 10/7 để tạo cơ sở đầu vào cho hành động “thách thức chủ quyền Nga” tiếp theo tại Crimea, đồng thời để cho Bộ Tổng tham mưu Anh-Ukraine lập kế hoạch “vượt eo biển Kerch”…
Tuy nhiên, các thế lực “diều hâu” người Anh đã không ngờ khi hành động “khiêu khích chính trị” của họ lại bị Nga đáp trả bằng hành động quân sự nhanh, kiên quyết với một tinh thần “sẵn sàng cho một cuộc chiến với NATO nếu như nước Anh muốn”.
Vụ việc vừa qua cho thấy, người Anh đã không nghe thấy tuyên bố (lời nói) về chủ quyền Nga tại Crimea và chỉ đến khi tiếng 3 loạt pháo AK-630 cùng tiếng nổ 4 quả bom OFAB-250 của Nga, người Anh mới “nghe, hiểu”, để rời khỏi lãnh hải Crimea mà Nga tuyên bố chủ quyền.
Chiến dịch “vượt eo biển Kerch” của Anh-Ukraine!
Sau khi Crimea được sáp nhập, người Nga bắt đầu kiểm soát cả hai bờ eo biển Kerch, điều này trên thực tế đã biến Biển Azov thành vùng nội địa của Nga. Các cảng Mariupol và Berdyansk của Ukraine đã bị “nhốt” ở đó và cần phải có sự cho phép của Cơ quan Biên phòng FSB để đi qua cây cầu Crimea ra Biển Đen.
Vào ngày 25/11/2018, theo lệnh của Tổng tư lệnh Petro Poroshenko, ba chiếc tàu của Hải quân Ukraine, phớt lờ thực tế địa chính trị mới, lên đường đột phá, nhưng đã bị chặn lại và bị giam giữ. Vậy, liệu hành động như này có thể sẽ lặp lại một lần nữa không?
Tin mới:
Luân chuyển thêm 50.000 quân tới biên giới sát Trung Quốc, Ấn Độ toan tính điều gì?
Đằng sau lời đe dọa tấn công quân sự gây sửng sốt từ Trung Quốc nhằm vào Australia
Trước đây, Tổng thống Zelensky đã quyết định mở một căn cứ Hải quân mới tại cảng Berdyansk. Các tàu thuyền của Ukraine và Mỹ đã được vận chuyển tới đó bằng đường bộ có thể được sử dụng cho một nỗ lực khác nhằm “đột phá” qua Eo biển Kerch từ bên trong Biển Azov.
Bây giờ, khả năng để thực hiện ý đồ đó được củng cố, nâng cao khi trong thỏa thuận mà Anh với Ukraine mới ký trên tàu “Người bảo vệ” hôm 22/6 có một mục đáng chú ý là London đã hứa sẽ giúp Kiev xây dựng hai căn cứ quân sự, ở Ochakov và ở Berdyansk, tức là trên Biển Azov.
Với sự giúp đỡ của các đối tác phương Tây, Hải quân Ukraine đang chuyển sang một khái niệm mới về tiến hành chiến tranh trên biển: Chiến lược tác chiến phi đối xứng vì Ukraine đã có thứ xương sống cho chiến lược này, đó là vũ khí cho tác chiến phi đối xứng.
Đây không phải là chuyện đùa mà một mối đe dọa nghiêm trọng với Hạm đội Biển Đen Nga. Vì vậy, Nga sẽ không ngồi nhìn và tướng Sergei Shoigu sẽ thực hiện tư tưởng của Tổng thống – Tổng tư lệnh Putin: “Nếu một cuộc chiến không thể tránh khỏi thì phải ra tay trước”, ra sao, như thế nào… thì chúng ta chờ xem.
Tin nóng:
VN phấn khởi vì lừa hứa của Ngân hàng Thế giới
Người dân ở Hà Nội bị buộc phải đóng 400,000 đồng cho quỹ vaccine