Cơ quan Tình báo Đối ngoại Estonia trong một báo cáo tuyên bố rằng ĐCSTQ đang cố gắng trấn áp những lời chỉ trích và thống trị các công nghệ quan trọng ở Estonia cũng như các nước dân chủ khác. ĐCSTQ đã yêu cầu sửa đổi báo cáo này, nhưng đã bị Estonia từ chối, theo Epoch Times.
Vào ngày 12/2, Cơ quan Tình báo Đối ngoại Estonia đã đưa ra một báo cáo thường niên nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đã gia tăng sự thâm nhập và ảnh hưởng của mình ở phương Tây thông qua đòn bẩy kinh tế, giám sát công dân Hoa kiều và gây ảnh hưởng tới giới tinh hoa địa phương.
Bản báo cáo nói rằng ĐCSTQ muốn có “một thế giới do Bắc Kinh thống trị”.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Estonia cho rằng báo cáo này đầy định kiến và yêu cầu phải được sửa lại nhưng Ngoại trưởng Estonia đã từ chối yêu cầu của Bắc Kinh.
ĐCSTQ muốn thế giới phụ thuộc Trung Quốc
Cơ quan Tình báo Đối ngoại Estonia đã cảnh báo trong báo cáo rằng ĐCSTQ đã liên tục mở rộng sự thâm nhập vào Estonia thông qua đầu tư, mạng 5G và các phương tiện khác. Báo cáo nêu rõ mục tiêu rõ ràng của lãnh đạo ĐCSTQ là làm cho thế giới phụ thuộc vào công nghệ Trung Quốc.
Báo cáo đề cập đến mạng 5G của Huawei và hệ thống định vị Bắc Đẩu.
Trong thời chính quyền Trump, Hoa Kỳ đã thúc đẩy kế hoạch “mạng sạch” trên toàn cầu, tức là loại trừ các sản phẩm không an toàn của các nhà sản xuất bao gồm Huawei khỏi mạng 5G.
Vào ngày 22/11/2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc đó là Mike Pompeo tuyên bố rằng cho đến nay đã có 180 công ty viễn thông tại 53 quốc gia trên thế giới, trong đó có hàng chục công ty hàng đầu thế giới tham gia vào “mạng sạch” do Hoa Kỳ thúc đẩy, trong đó có 27 Quốc gia NATO. Estonia cũng đã tham gia kế hoạch này và hứa hẹn sẽ không sử dụng các sản phẩm của nhà cung cấp “không đáng tin cậy” cho mạng 5G của mình.
Báo cáo nói rằng nếu hiểu một cách ngây thơ về chính sách đối ngoại của ĐCSTQ hoặc tin vào cái gọi là “cộng đồng có chung tương lai”, thì sẽ giúp Bắc Kinh tạo ra một thế giới im lặng để họ dễ bề cai trị.
Báo cáo cũng tuyên bố rằng ĐCSTQ đang “đi theo tiền lệ của Nga” và truyền bá thông tin sai lệch.
Từ chối sửa báo cáo, bất chấp áp lực
VOA đưa tin, Đại sứ quán Trung Quốc tại Estonia ngày 14/2 đã ra thông cáo bày tỏ “sự phản đối mạnh mẽ” đối với phần báo cáo liên quan đến Trung Quốc, cho rằng nội dung đầy “sự thiếu hiểu biết, định kiến và tư duy Chiến tranh Lạnh”.
Đại sứ quán Trung Quốc cũng tuyên bố rằng bản báo cáo đã làm tổn hại đến quan hệ song phương và tình cảm của người dân Trung Quốc đối với người dân Estonia, đồng thời yêu cầu nhà chức trách Estonia sửa lại bản báo cáo.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Estonia, Urmas Reinsalu, đã từ chối yêu cầu của Đại sứ quán Trung Quốc.
Đài phát thanh công cộng Estonian (ERR) dẫn lời ông Reinsalu cho biết, “Đánh giá của cơ quan tình báo nước ngoài là đánh giá an ninh dựa trên chuyên môn của chính họ. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là chúng tôi sẽ phát triển hợp tác song phương với Trung Quốc từ góc độ an ninh chung và an ninh quốc gia của hai nước”.
Ông Reinsaru nói thêm rằng EU và NATO đang thảo luận về ảnh hưởng ngày càng tăng của ĐCSTQ trên thế giới.
“Chúng tôi chắc chắn sẽ chú ý theo dõi các diễn biến. Chính phủ Estonia cũng đã áp dụng các nguyên tắc chính sách của riêng mình đối với Trung Quốc”, ông nói.
ĐCSTQ muốn Mỹ-châu Âu khác biệt
AFP đưa tin Estonia luôn chú trọng đến nước láng giềng Nga. Trong những năm gần đây, quốc gia châu Âu nhỏ bé này ngày càng nói nhiều về sự xâm nhập của ĐCSTQ.
Cơ quan Tình báo Đối ngoại Estonia đã tuyên bố trong báo cáo thường niên rằng trước tình hình đối đầu ngày càng gia tăng với phương Tây, “Mục tiêu chính của ĐCSTQ là tạo ra sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Châu Âu”. “[ĐCS] Trung Quốc hiểu rất rõ rằng một châu Âu bị chia rẽ sẽ là một đối thủ yếu, và sự phản kháng của nó đối với [ĐCS] Trung Quốc không thể mạnh bằng Hoa Kỳ”.
Người đứng đầu đơn vị tình báo nước ngoài, Mikk Marran, đã tuyên bố trong lời nói đầu của báo cáo rằng “Các hoạt động của [ĐCS] Trung Quốc gây ra các vấn đề an ninh mới hàng năm”.
Ông Marran chỉ ra rằng “Hợp tác Trung – Nga ngày càng trở nên gần gũi hơn, và mối quan hệ giữa hai bên chủ yếu do Bắc Kinh chi phối”.
ĐCST ‘bẽ bàng’ với Hội nghị 17 + 1
Bắc Kinh đã phát triển các hoạt động gây ảnh hưởng ở châu Âu trong 9 năm, kể từ năm 2012, và cam kết thiết lập cái gọi là cơ chế “17 + 1” với các nước Trung và Đông Âu.
Trước khi Estonia công bố báo cáo trên, ông Tập Cận Bình đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với các quan chức từ 17 quốc gia Trung và Đông Âu chỉ trong tháng này. Tại cuộc họp, ông Tập Cận Bình hứa sẽ tăng nhập khẩu từ các nước này sang Trung Quốc. Nhưng Estonia và 5 quốc gia khác chỉ cử bộ trưởng thay vì tổng thống hoặc thủ tướng tham gia cuộc họp.
Andrea Brinza, phó chủ tịch Viện Châu Á – Thái Bình Dương ở Romania, nói với VOA rằng các nước Trung và Đông Âu đã chứng minh rằng họ chia sẻ các giá trị chung với Hoa Kỳ và NATO. Lạnh nhạt với Bắc Kinh, 6 quốc gia có tổng thống hoặc thủ tướng không tham dự hội nghị thượng đỉnh đều là thành viên NATO, ngoại trừ Bulgaria. Sáu quốc gia này gồm Romania, Slovenia, ba nước Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania.
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, bà Brinza nói rằng chính phủ các nước này hy vọng sẽ giành được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và cử tri của chính họ.
Bà Brinza cho biết “17 + 1” về cơ bản là một “cơ chế thây ma (zombie)”, bà nói với VOA rằng vì ĐCSTQ đã không cung cấp đầu tư thực sự hay tăng nhập khẩu trong nhiều năm, nên một số quốc gia rất thất vọng và thậm chí muốn rút lui.
Gary Schmitt, một nhà nghiên cứu chiến lược tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, nói với VOA rằng từ góc độ chính phủ, chiến lược của ĐCSTQ tương đối hiệu quả, khiến chính phủ một số nước đặt lợi ích kinh tế hạn chế lên trên lợi ích dài hạn. Tuy nhiên, một loạt hành động của ĐCSTQ ngày càng gây phẫn nộ dư luận trên trường quốc tế.
https://www.dkn.tv/