Quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) uy hiếp ông John Kerry rằng sự ủng hộ của Mỹ đối với vấn đề nhân quyền làm cản trở đến hợp tác Mỹ – Trung về biến đổi khí hậu.
“Tôi chắc chắn sẽ truyền đạt … bản chất của toàn bộ của thông tin mà tôi nhận được từ lãnh đạo Trung Quốc.” Đương nhiệm Đại sứ biến đổi khí hậu của ông Biden, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói với phóng viên hai ngày sau khi có cuộc hội kiến với các quan chức ngoại giao cấp cao của ĐCSTQ.
“Một mặt chúng tôi nói với họ, ‘các bạn phải làm nhiều việc hơn nữa để giúp đỡ ứng phó biến đổi khí hậu’. Một mặt, tấm pin năng lượng mặt trời của họ bị Mỹ chế tài, khiến họ càng khó tiêu thụ.”
Ông Kerry cam kết sẽ truyền đạt thông tin này cho ông Biden, người bổ nhiệm ông làm quan chức ngoại giao của Mỹ phụ trách chính sách về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trước đó, ông Kerry đã có cuộc gặp 2 ngày đối với quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Chính quyền Bắc Kinh đã lợi dụng lần đàm thoại này, một lần nữa yêu cầu Mỹ chấm dứt lên án việc xâm phạm nhân quyền và chính sách ngoại giao mang tính xâm lược của ĐCSTQ. Theo báo cáo, phía Trung Quốc đã từ chối thỉnh cầu hợp tác của ông Kerry.
“Trung Quốc đã có kế hoạch và lộ trình thực hiện mục tiêu về biến đổi khí hậu của riêng mình”, tờ Nam Hoa Tảo báo (SCPM) dẫn nguồn tin quen thuộc với vấn đề cho biết.
Chính quyền Biden chế tài doanh nghiệp Trung Quốc liên quan đến xâm phạm nhân quyền
Hồi tháng Sáu, chính quyền Biden đã tiến hành chế tài đối với ngành sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc, bao gồm cấm người Mỹ mua sản phẩm sản xuất bởi công ty Hoshine Silicon Industry Co. của Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ còn hạn chế xuất khẩu hàng hóa của mình cho 3 công ty Trung Quốc khác.
Các biện pháp chế tài này là nhắm vào việc các công ty Trung Quốc có liên quan đến sử dụng lao động cưỡng bức người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Trước đó, các nghị sĩ lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ cũng đều đồng ý gây áp lực để đưa những công ty này vào danh sách đen của Chính phủ Mỹ.
Chuỗi cung ứng tấm pin năng lượng mặt trời trên thế giới phân bố khắp Tân Cương, đó là quê hương truyền thống của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Tại đó, nhiều người bị tống vào các trại giam quy mô lớn, quan chức ĐCSTQ gọi việc đó là một phần của chính sách “tái giáo dục” của kế hoạch chống khủng bố của chính phủ.
Đội ngũ của ông Biden hồi tháng Sáu đã nói rằng, “Mỹ cho rằng lao động cưỡng bức được quốc gia (ĐCSTQ) hỗ trợ vừa là sự xúc phạm nhân phẩm vừa là một ví dụ về các hoạt động kinh tế không công bằng của Trung Quốc… Ngược đãi có tính hệ thống không chỉ giới hạn ở cưỡng bức lao động, còn bao gồm cả bạo lực tình dục và giam giữ cưỡng bức quy mô lớn, Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục thực thi tội ác diệt chủng tại Tân Cương làm nguy hại đến nhân loại.”
Ông Kerry nói với Washington Post, “Họ (chính quyền Bắc Kinh) cho rằng điều này (việc vừa đàm phán về khí hậu lại đồng thời thực thi chế tài) là một sự mâu thuẫn.”
Chính quyền Bắc Kinh đưa ra tín hiệu uy hiếp, Mỹ đáp lại một cách cứng rắn
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị một lần nữa yêu cầu quan chức Chính phủ Mỹ ngừng lên án chính quyền ĐCSTQ, đồng thời lấy đàm phán biến đổi khí hậu làm làm quân bài thương lượng, nhưng phía Mỹ không chấp nhận.
Theo một bản trích lược của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị nói với ông Kerry: “Hợp tác về biến đổi khí hậu không thể tách rời bối cảnh lớn của quan hệ Mỹ – Trung.”
Ông Vương Nghị đã trình bày chi tiết yêu cầu của ĐCSTQ, trích dẫn “hai danh sách” mà quan chức ĐCSTQ đã soạn thảo cho Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, trong đó bao gồm “danh sách hành vi sai lầm mà Mỹ cần chấm dứt”, và “3 lằn ranh” mà phía chính quyền Bắc Kinh đưa ra. Những “lằn ranh” này bao gồm yêu cầu Mỹ chấm dứt lên án chính sách của ĐCSTQ đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, tuy nhiên quan chức Mỹ cho rằng đó là tội ác diệt chủng, trong khi lãnh đạo ĐCSTQ lại nói đó là “vấn đề chủ quyền và vấn đề nội bộ” của Trung Quốc.
Ông Kerry đã thể hiện một bộ mặt dũng cảm trong cuộc xích mích giữa Mỹ và ĐCSTQ, ông nói với Washington Post rằng ngay cả khi không đạt được hiệu quả ngoại giao, ông cũng vẫn duy trì “ranh giới” không thỏa hiệp với ĐCSTQ.
“Trong ngoại giao, không phải lúc nào bạn cũng đạt được mọi thứ mình muốn chỉ bằng một hành động,” ông nói. “Chúng tôi đã có được một số tiến triển. Đây (từ chối yêu cầu của ĐCSTQ) là giới hạn thấp nhất.”