Truyền thông Trung Quốc sẽ không trình chiếu lễ trao giải Oscar vào tháng tới do mâu thuẫn với Đạo diễn Anders Hammer và Chloe Zhao, hai ứng viên trong danh sách trao giải. Lệnh cấm được đưa ra vì cả hai nhân vật này đã thu hút phải các nhận xét tiêu cực từ giới chức Trung Quốc, Vision Times đưa tin.
Đạo diễn Chloe Zhao, sinh ra ở Trung Quốc, là nữ đạo diễn châu Á đầu tiên và là đạo diễn nữ thứ hai trong lịch sử từng giành giải Quả cầu vàng cho bộ phim Nomadland năm 2020. Bộ phim này kể về hành trình đi tìm việc làm của một góa phụ trên khắp đất Mỹ. Tại lễ trao giải, cô đã phát biểu:
“Lòng trắc ẩn là nhân tố phá vỡ mọi rào cản giữa chúng ta. Trái tim chúng ta liên kết với nhau. Nỗi đau của bạn là nỗi đau của tôi. Nó được hòa quyện và lan tỏa giữa chúng ta” và rằng “đây là lý do tại sao tôi say mê làm phim và kể chuyện. Bởi vì nó cho chúng ta một cơ hội để cùng nhau cười và cùng nhau khóc, và nó cho chúng ta cơ hội để học hỏi lẫn nhau và để chia sẻ đồng cảm với nhau hơn”. Bộ phim đã được đề cử cho các hạng mục Hình ảnh, Đạo diễn, Biên tập, Kịch bản chuyển thể, Quay phim và Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại lễ trao giải Oscar sắp diễn ra vào tháng tới.
Theo những gì chuyên gia về Trung Quốc Stanley Rosen nói với tạp chí Deadline, thái độ của ĐCS Trung Quốc đối với cô Zhao khá là phức tạp và không nhất quán. Họ có nhận thức rằng Nomadland đã phơi bày “một nước Mỹ đang suy tàn và sự tàn ác của một hệ thống tư bản”, và điều này đã nhận được sự ủng hộ của những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, cho đến khi những bình luận của Zhao được đưa ra vào năm 2013 khi đề cập đến việc Trung Quốc là “nơi có những lời nói dối ở khắp mọi nơi” lại nổi lên, gây ra một sự chấn động trong cộng đồng người hoa. Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 12/2020, cô đã nói rằng cô ấy “bây giờ” là một người Mỹ đang khuếch đại nhận thức tiêu cực về Trung Quốc, mặc dù cuộc phỏng vấn sau đó đã được sửa lại để nói rằng Zhao nói rằng cô ấy “không phải” là người Mỹ và “bây giờ” chỉ là một lỗi đánh máy.
Vì Trung Quốc đã trở thành một thị trường tiêu thụ lớn của phim Mỹ, cô Zhao có thể buộc phải rút lại những bình luận về năm 2013 của mình để có thể phát triển ở Trung Quốc với bộ phim Eternals sắp tới của Marvel, dự kiến phát hành tại Trung Quốc vào tháng 11.
Trong một bình luận trên Thời báo Hoàn cầu, tổng biên tập Hồ Tích Tiến cho biết “Zhao đã nói điều gì đó ‘xúc phạm đối với Trung Quốc’ vào năm 2013, nhưng cô ấy không phải là một trong những người bất đồng chính kiến đang biến giá trị của họ thành một lập trường chính trị và lợi dụng nó”, từ đó cung cấp cho Zhao cơ hội chuộc lỗi bằng cách ăn năn vì nhận xét trước đây của mình.
“Trung Quốc đã rất cố gắng để chứng tỏ rằng họ có thể nuôi dưỡng các tài năng sáng tạo dưới chế độ độc tài và các nghệ sĩ của họ có thể thành công bên ngoài Trung Quốc, cũng như trở thành một bộ phận trong ngành điện ảnh toàn cầu. Tôi nghĩ rằng họ chắc chắn muốn phát hành bộ phim [Eternals], và tất nhiên họ mong đợi Chloe Zhao Ting sẽ gặp họ ít nhất là một phần của chặng đường bằng cách làm rõ những nhận xét được báo cáo của cô. Cô không thể tránh bình luận nếu cô ấy tiếp tục trả lời phỏng vấn của giới truyền thông. Cô và những người đại diện của mình có thể tạo ra một thứ gì đó đủ để biến điều này thành một tình huống đôi bên cùng có lợi cho cô, cho Trung Quốc và cho bộ phim sắp ra rạp của Marvel”, chuyên gia Rosen về Trung Quốc cho biết .
Một đạo diễn khác bị coi là mối đe dọa và là một lý do để cấm trình chiếu giải Oscar ở Trung Quốc là Anders Hammer của Na Uy. Anh đã đạo diễn một bộ phim tài liệu ngắn dài 35 phút về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông có tên là ‘Do Not Split’ (Đừng chia cắt), được đề cử giải Phim tài liệu ngắn hay nhất. Tiêu đề của bộ phim tài liệu đề cập đến sự đoàn kết mà những người biểu tình đã cố gắng duy trì trong suốt các cuộc biểu tình của họ. Phim hiện có 81.000 lượt xem trên Vimeo và được chiếu tại Liên hoan Phim Tài liệu Quốc tế Đan Mạch và Liên hoan Phim New Orleans ở Mỹ.
Theo một bài báo của Global Times, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, bộ phim ‘Do Not Split’ “chứa đầy những lập trường chính trị thiên lệch” và “thiếu tính nghệ thuật”. Họ cũng cáo buộc giải Oscar là “công cụ chính trị” và đe dọa rằng việc chống lại Trung Quốc sẽ có hại cho sự thịnh vượng của thị trường điện ảnh Trung Quốc vốn đã “lần đầu tiên vượt Bắc Mỹ trở thành thị trường phòng vé lớn nhất thế giới vào năm ngoái”.