Chính quyền Bắc Kinh tiến hành phong tỏa bất cứ hoạt động chúc mừng nào của đạo diễn Triệu Đình – người giành được giải Oscar nhờ vào bộ phim “Vùng Đất Dân Du Mục” (Nomadland). Mười năm trước, trong hồi ức của nhà điện ảnh này nói rằng Trung Quốc – nơi bà sinh ra là một quốc gia “đâu đâu cũng là lời nói dối”.
Hôm 26/4, tờ The Times tại Anh đưa tin, không có bất cứ một kênh truyền thông quốc doanh nào của Đảng Cộng sản Trung Quốc báo cáo về thành tựu của bà Triệu Đình, lễ trao giải cũng không được phát sóng tại Trung Quốc. Ngoài ra, bất cứ thông tin nào đề cập nào đến thành công của bà Triệu Đình trên mạng truyền thông xã hội Trung Quốc đều bị chặn.
Đến chiều ngày 26/4, truyền thông tại Trung Quốc không có bất cứ báo cáo tin tức nào liên quan đến lễ trao giải Oscar lần này, Hồng Kông cũng lần đầu tiên không phát sóng trực tiếp lễ trao giải Oscar trong 52 năm qua. Đài TVB mọi năm vẫn phát sóng lễ trao giải cho biết, việc này “đơn thuần là cân nhắc đến tình hình kinh doanh”.
Trước đó vào năm 2013, bà Triệu Đình đã trả lời phỏng vấn của Tạp chí Filmmaker tại New York, những ngôn luận của bà đã gây ra một trận sóng gió. Tháng Hai năm nay, sau khi bà nhận được Giải thưởng quả cầu vàng cho Đạo diễn xuất sắc nhất, những ngôn luận này của bà lại một lần nữa xuất hiện.
Trong phỏng vấn, bà đã nhớ lại thời kỳ thanh thiếu niên của bà tại Trung Quốc, “ở nơi đâu đâu cũng là lời nói dối”. Bà nói: “Bạn cảm thấy bạn vĩnh viễn không cách nào thoát khỏi. Những thông tin mà tôi nhận được khi còn trẻ đều là không chân thực, tôi đã trở nên rất phản nghịch đối với gia đình tôi và bối cảnh của mình.”
Lần phỏng vấn này dẫn đến một cuộc phản kích. Những người ở Trung Quốc Đại Lục phản đối bà rằng điều này chứng minh bà thiếu chủ nghĩa yêu nước và “suy nghĩ sai lầm”. Bà thậm chí bị so sánh với những người tại Hồng Kông phản đối Luật An ninh Quốc gia mới và đàn áp của Bắc Kinh.
Bà Triệu Đình chưa bao giờ nói liệu bà vẫn còn là công dân Trung Quốc hay không. Năm 1982, bà sinh ra tại Bắc Kinh, bố là một nhân viên quản lý cấp cao trong một doanh nghiệp nhà nước. Mẹ kế của bà là Tống Đan Đan, là một cái tên mà ai ai cũng biết đến, cũng là một nữ diễn viên rất được chào đón. Năm 16 tuổi, bà Triệu Đình đến Anh nhập học tại trường Cao đẳng Brighton (Brighton College).
Trong cuộc phỏng vấn năm 2013, bà nói với Tạp chí Filmmaker rằng: “Học chính trị học tại trường khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, là một phương thức làm tôi sáng tỏ cái gì chân thực.”
Trong bài phát biểu nhận giải Oscar, bà Triệu Đình dùng tiếng phổ thông Trung Quốc nói, bà tin rằng con người khi sinh ra bản tính là thiện, quay bộ phim này giúp bản thân bà nhớ lại trải nghiệm khi còn nhỏ cùng bố mình chơi trò đọc thuộc các bài thơ, từ cổ, đồng thời cảm thụ một cách sâu sắc lý niệm “Nhân chi sơ, tính bản thiện” trong Tam Tự Kinh. Bà cho biết, 6 chữ này có ảnh hưởng sâu sắc tới bà, “Cho nên giải thưởng này là trao cho mỗi một cá nhân có niềm tin và dũng khí kiên trì vào cái thiện trong nội tâm mình, và dù bất kỳ thời điểm khó khăn nào vẫn giữ vững thiện tâm cho nhau,” bà nói.
Mặc dù các trang web tin tức và mạng truyền thông xã hội tại Trung Quốc phần lớn đều xóa những nội dung liên quan đến bà nhận được giải thưởng, nhưng tổng biên tập Hồ Tích Tiến của Thời báo Hoàn cầu thuộc tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại ngoại lệ. Ông biểu thị chúc mừng trên Twitter rằng: “Cô (Triệu Đình) là một đạo diễn ưu tú. Là một người Trung Quốc sinh ra tại Bắc Kinh, phấn đấu tại Mỹ, quan hệ Trung – Mỹ căng thẳng có thể mang đến cho cô một chút phiền phức. Hy vọng khi cô xử lý những phiền phức này thì cũng ngày càng trở nên thành thục hơn.”
Sau khi Triệu Đình nhận được giải thưởng, các tài khoản điện ảnh như “Điện ảnh Sina”, “Hóng Hollywood”, và cư dân mạng đã lan truyền thông tin này trên các mạng truyền thông xã hội như Weibo, Douban, v.v, đồng thời bày tỏ chúc phúc, nhưng họ rất nhanh chóng phát hiện bài đăng của mình bị xóa. Chủ đề “#Triệu Đình giành được Giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất của Oscar#” cũng bị chặn. Bộ phim dự định công chiếu tại Trung Quốc Đại Lục vào ngày 23/4 cũng bị dừng lại.
“Không thể ngờ tới, cái này cũng bị xóa. Tốc độ bánh xe còn nhanh hơn rất nhiều so với tưởng tưởng”, một người dùng Weibo nói.
“Vì sao chia sẻ, bấm thích đều có thể bị xóa? Đạo diễn người ta nói một chút lời chân thực liền nghe không được sao?”, một cư dân mạng khác chỉ trích.
Còn có cư dân mạng châm biếm: “Thật kỳ quái, năm nay Mỹ có làm giải Oscar hay không, sao đến tháng Tư rồi mà không có chút thông tin gì.”
Trên công cụ tìm kiếm Baidu tại Trung Quốc Đại Lục, tìm kiếm từ khóa “Triệu Đình” cũng không có bất cứ tin tức nào liên quan đến việc và nhận được giải thưởng.
Bị kiểm duyệt không chỉ là những từ khóa có “Triệu Đình” hoặc “Vùng Đất Dân Du Mục” (tạm dịch), thậm chí còn cả thông tin giải thưởng và video trao giải Oscar. Khi tìm kiếm “Giải Oscar” trên Weibo, kết quả hiển thị chỉ còn lại tin tức liên quan đến một tiết mục nghệ thuật Trung Quốc cùng tên của luyện tập sinh.
Để tránh bị xóa bài đăng, một số cư dân mạng Trung Quốc chỉ có thể sử dụng các từ tiếng Anh như “Normad-land” hoặc các từ tiếng Trung đồng âm với tên tiếng Trung của bộ phim, hoặc tên dịch theo phát âm từ tiếng Anh (ChloéZhao) sang tiếng Trung của bà Triệu Đình.
Tại Thượng Hải, sinh viên của trường Đại học New York tại đó đã tổ chức phát sóng trực tiếp lễ giao giải Oscar, vì để tránh tường lửa trên mạng internet của Bắc Kinh nên đã sử dụng VPN, nhưng VPN cũng bị phong tỏa gần 2 tiếng đồng hồ.
Bà Triệu Đình là người phụ nữ thứ 2 nhận được giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất của Giải Oscar. Trước bà, năm 2010, nữ đạo diễn Kathryn Bigelow cũng nhận được giải thưởng nhờ bộ phim The Hurt Locker.
Trái ngược với bà Triệu Đình, Đạo diễn Đài Loan Lý An và Đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon-ho lần lượt nhận được giải Đạo diễn xuất sắc nhất vào năm 2013 và năm 2020, họ không chỉ nhận được sự tiếp kiến của lãnh đạo cao nhất Đài Loan và Hàn Quốc, mà cũng được Trung Quốc Đại Lục thảo luận rộng rãi và chúc mừng.