Tin tức Đa Chiều
Cuộc Sống

Đang yên đang lành, Trung Quốc cố làm điều này để lại bị “cà khịa”

Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là đặt chân vào cửa. Khi vào đến cửa rồi, nước này bắt đầu đưa ra điều kiện khiến cho các quốc gia nhận tiền phải khóc dở mếu dở.

Trung Quốc đang xây dựng một cảng quân sự mới trên bờ biển Đại Tây Dương của châu Phi. Cảng Bata ở Guinea Xích đạo thuộc Trung Phi được thiết lập để trở thành nền tảng hiện diện quân sự thường trực đầu tiên của Trung Quốc trên bờ biển Tây Phi.

Theo các quan chức Mỹ nói với The Wall Street Journal, với căn cứ mới, tàu chiến Trung Quốc sẽ xuất hiện ở một địa điểm đối diện với bờ biển phía đông của Mỹ, chỉ cách 10.000 km.

Đằng sau câu chuyện tìm chỗ đứng mới của Trung Quốc là những tranh cãi xoay quanh cách thức mà nước này áp dụng để đạt được mục đích.

Theo các nhà phân tích, Bắc Kinh sẽ đưa ra những khoản vay hậu hĩnh để cám dỗ các quốc gia châu Phi – những quốc gia chìm trong nghèo đói, bất ổn chính trị, sẵn sàng “bán linh hồn” mà không nghĩ đến hậu quả sau này.

Vào tháng 10, chính phủ Mỹ đã cử một cố vấn an ninh quốc gia cấp cao tới Guinea Xích đạo để kêu gọi các quan chức ở đây chống lại sự lấn lướt của Trung Quốc. Nhưng có vẻ như sứ mệnh đã không thành công.

Theo tạp chí The Economist, “Vịnh Guinea sẽ là một nơi hợp lý để tìm kiếm căn cứ. Ở đó cướp biển là một tai họa. Vì vậy, Trung Quốc có thể lập luận một cách chính đáng rằng nơi đây cần sự giúp đỡ”.

Cũng theo tạp chí này, tính chất của chính quyền Guinea Xích đạo cũng rất phù hợp cho mô hình “làm ăn” mà Bắc Kinh hướng tới.

5 năm sau khi xây dựng căn cứ nước ngoài đầu tiên ở Djibouti trên vùng Sừng châu Phi, khu vực bờ biển phía đông châu lục, Djibouti cho đến nay vẫn là pháo đài duy nhất ở nước ngoài của lực lượng vũ trang Trung Quốc.

Ryan Martinson của Học viện Hải chiến Mỹ nhận định, các nhà phân tích quân sự Trung Quốc đã công khai chủ trương “tiến ra các vùng biển xa nhà để chuyển hướng sự chú ý và nguồn lực của Mỹ khỏi vùng biển Trung Quốc”.

Martinson trích dẫn một cuốn sách của học giả Hu Bo ở Đại học Bắc Kinh, trong đó Hu thừa nhận rằng Hải quân Trung Quốc không thể cạnh tranh với Mỹ về vị trí tối cao ở các vùng biển xa.

Nhưng Hu gợi ý rằng Trung Quốc có thể “hạ gục” một số lực lượng Mỹ được gửi đến Đông Á.

Martinson cũng trích dẫn Liu Zhe, thuyền trưởng của tàu Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, người đã viết trong một bài xã luận vào năm 2017 rằng “chúng ta càng cách xa lãnh hải của mình, đất mẹ phía sau càng an toàn”.

Economist nói rằng Trung Quốc đang “trở thành một cường quốc hải quân mạo hiểm hơn”, tích lũy nhiều tàu hơn. Mặc dù không có nhiều tàu lớn hơn so với Hải quân Mỹ nhưng hầu hết các tàu này đều hoạt động ở vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Bán linh hồn

Khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ đầu tiên ở nước ngoài vào năm 2016 tại Djibouti, các quan chức Trung Quốc đã cố gắng xoa dịu sự lo lắng của phương Tây về sự hiện diện mở rộng của nước này.

Phía Bắc Kinh nói rằng căn cứ Djibouti được xây dựng chỉ để “hỗ trợ các nỗ lực chống cướp biển đa quốc gia, giúp đảm bảo các tuyến đường vận chuyển quan trọng và cho phép Trung Quốc bảo vệ công dân của mình trong khu vực”.

Năm 2011, Hải quân Trung Quốc giúp thực hiện một cuộc sơ tán khoảng 30.000 công dân Trung Quốc khỏi Libya khi quốc gia Bắc Phi rơi vào cuộc nội chiến.

Nhưng ở Kenya, phía nam Djibouti, người dân nơi đây lo lắng về nguy cơ tràn dầu, những tai nạn khó tránh mà Hải quân Trung Quốc gây ra, cũng như chi phí tài trợ cảng và đường sắt mới ở quốc gia này.

Theo một nhà báo nước ngoài sống ở Kenya, những người chỉ trích ở đó nói rằng Kenya “đã bán linh hồn của mình cho Trung Quốc và đang chìm trong khoản nợ không thể trả”.

Theo Financial Times, các chuyên gia lo ngại về khả năng trả các khoản vay Trung Quốc của các quốc gia châu Phi.

Trong một diễn đàn gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết cung cấp 40 tỷ USD cho các quốc gia Châu Phi bao gồm các khoản đầu tư, hạn mức tín dụng, tài trợ thương mại và quyền rút vốn đặc biệt.

Là chủ nợ song phương lớn nhất của châu Phi, Trung Quốc hiện nắm giữ hơn 20% nợ của châu lục. Các khoản thanh toán cho Trung Quốc cũng chiếm gần 30% nợ năm 2021. Riêng Angola đã chiếm gần 1/3.

Chidi Odinkalu, quản lý cấp cao về châu Phi tại Open Society Foundations, chỉ trích một số chính phủ châu Phi phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay từ quốc gia châu Á.

“Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là đặt chân vào cửa”, ông nói. “Bây giờ khi vào cửa rồi, họ bắt đầu đưa ra điều kiện”.

Related posts

Ấn Độ lần đầu tiên vượt quá 400.000 ca nhiễm trong ngày

Chiến sự Ukraine: Vì 1 thứ không thể “thắng”, Nga sẽ rút quân ra về?

Science

Giải mã bất ngờ loài ‘rắn thần’ có mào từng gây xôn xao VN

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment