Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Đài truyền hình Úc dừng phát sóng chương trình của truyền thông Trung Quốc

Vision Times đưa tin, Đài truyền hình Úc SBS đã đình chỉ phát sóng chương trình của các kênh truyền thông Trung Quốc như CGTN và CCTV sau khi nhận được khiếu nại chống lại các kênh này từ tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders.

Đơn khiếu nại nói rằng kênh truyền thông CCTV của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát sóng khoảng 56 lời “thú tội” của các tù nhân từ năm 2013 đến năm 2020, hành vi này được xem là vi phạm nhân quyền. Hầu hết những tù nhân được cho là thú tội là các luật sư, nhân viên tổ chức phi chính phủ, nhà báo và những người khác. Đây đều là những người đã lên tiếng chống lại ĐCSTQ. Những người này đã bị tra tấn dã man bên trong các nhà tù và cuối cùng buộc phải thú nhận theo một kịch bản do các quan chức ĐCSTQ chuẩn bị sẵn.

Giám đốc của Safeguard Defenders, Peter Dahlin, đã bị buộc phải “thú tội” khi bị giam giữ ở Trung Quốc vào năm 2016. Ông đã yêu cầu SBS điều tra các cáo buộc chống lại CCTV và có hành động cần thiết để giải quyết vấn đề. Theo người phát ngôn của SBS, đài truyền hình hiện đang xem xét đơn khiếu nại.

“Do những lo ngại nghiêm trọng mà nó [các hãng truyền thông Trung Quốc] gây ra và sự phức tạp của tài liệu liên quan, chúng tôi đã đưa ra quyết định tạm dừng phát sóng các bản tin của CGTN và CCTV trong khi chúng tôi thực hiện đánh giá lại các dịch vụ này”, SBS cho biết trong một tuyên bố.

SBS phát sóng chương trình tiếng Quan thoại CCTV dài 30 phút và chương trình tin tức tiếng Anh CGTN dài 15 phút. Gần 80% tài trợ của SBS đến từ chính phủ Úc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc mô tả việc đình chỉ là một trường hợp “bức hại chính trị kinh điển” và yêu cầu các bên liên quan gạt bỏ “định kiến ​​ý thức hệ” của họ sang một bên. Bộ này lập luận rằng CGTN duy trì các nguyên tắc báo cáo chính xác và công bằng, và tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện tất cả các bước cần thiết để bảo vệ các phương tiện truyền thông Trung Quốc cùng lợi ích và quyền của họ.

Việc CGTN bị đình chỉ khiến xung đột truyền thông giữa Úc và Trung Quốc gia tăng. Tháng 9 năm ngoái, hai nhà báo Australia là Michael Smith và Bill Birtles, đã bị buộc phải rời khỏi Trung Quốc sau khi bị các quan chức an ninh nhà nước Trung Quốc thẩm vấn. Do đó, hiện tại không có sự hiện diện của giới truyền thông Úc tại Trung Quốc.

Lệnh cấm CGTN của Úc được đưa ra vài tuần sau khi Anh đã thực hiện một hành động tương tự. Quyết định cấm được London đưa ra sau khi cơ quan quản lý phát hiện rằng CGTN không thể đưa ra các ý kiến ​​độc lập với ĐCSTQ.

Bắt giữ nhà báo Úc

Trung Quốc gần đây cũng xác nhận vụ bắt giữ nhà báo doanh nghiệp Australia Cheng Lei, một người dẫn chương trình tin tức tiếng Anh trên CGTN. Vào tháng 8 năm ngoái, Lei đã bị giam giữ ở Trung Quốc, gia đình và bạn bè đã mất liên lạc với cô. Sự hiện diện của cô trên các bản tin của CGTN đã bị xóa.

Cô bị giám sát nơi ở tại một địa điểm bí mật ở Trung Quốc. Một tháng sau, cô bị buộc tội gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Vào ngày 5/2, các quan chức Trung Quốc đã thông báo chính thức bắt giữ Lei.

“Các nhà chức trách Trung Quốc đã thông báo rằng cô Cheng bị bắt vì nghi ngờ cung cấp trái phép bí mật nhà nước ra nước ngoài. Chính phủ Úc đã nêu lên những lo ngại nghiêm trọng về việc cô Cheng bị giam giữ, bao gồm cả về phúc lợi và điều kiện nơi cô bị giam giữ”, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne cho biết trong một tuyên bố. Gia đình của Lei đã bác bỏ các tuyên bố của Bắc Kinh chống lại cô và khẳng định rằng cô vô tội.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Mỹ: Nhân viên bưu điện được yêu cầu chỉ chuyển thư chứa phiếu bầu cho Biden

Tin Tức Đa Chiều

Biden giật thót mình khi nghe tin động trời

Science

Robot sát thủ châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang mới- Mối nguy hiểm lớn

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment