Trong khi tình hình đại dịch viêm phổi Vũ Hán không ngừng gia tăng, Trung Quốc đã bị cáo buộc sử dụng vắc-xin như một vũ khí ngoại giao. Sau cam kết cung cấp vắc-xin cho một số quốc gia, Trung Quốc gần đây tiếp tục cung cấp một đợt vắc-xin viêm phổi Vũ Hán khác cho quân đội Pakistan. Tuy nhiên, hiệu quả của nó vẫn luôn khiến thế giới bên ngoài không khỏi nghi ngờ, theo Vision Times.
Trước đó, Tân Hoa xã từng đưa tin rằng, quân đội Pakistan là quân đội nước ngoài đầu tiên nhận được viện trợ tiêm chủng từ quân đội Trung Quốc, nhưng không tiết lộ phía Trung Quốc đã cung cấp loại vắc-xin nào với số lượng bao nhiêu.
Theo trợ lý đặc biệt của Thủ tướng Pakistan về các vấn đề sức khỏe quốc gia – Faisal Sultan, thông báo hôm 8/2 theo giờ địa phương, phân tích thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của vắc-xin Ad5-nCoV được phát triển bởi nhóm của thiếu tướng Trần Vi và và công ty dược phẩm Cansino thực hiện ở Pakistan cho thấy, hiệu quả bảo vệ tổng thể của vắc-xin đạt 74,8% sau 28 ngày tiêm mũi thứ nhất.
Quan chức này cũng cho biết, dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của vắc-xin Ad5-nCoV chứng minh hiệu quả của vắc-xin đối với bệnh nhân nặng là 90,98% và hiệu quả bảo vệ tổng thể là 65,7% sau 28 ngày tiêm muix thứ nhất.
Được biết, việc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của vắc-xin viêm phổi Vũ Hán tái tổ hợp lần đầu tiên ddax được triển khai tại Pakistan vào ngày 22/9/2020. Hiện tại, hơn 40.000 đối tượng đã được tiêm chủng tại 5 quốc gia, bao gồm: Peru, Campuchia, Pakistan, Serbia và Chile.
Theo báo cáo của The Paper, trong thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, hiệu ứng giả dược để đánh giá hiệu quả, tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch của vắc-xin ở người lớn khỏe mạnh từ 18 tuổi trở lên.
Theo Global Times, Ad5-nCoV được phát triển bởi nhóm của Trần Vi và công ty dược phẩm CanSino, đã được đưa ra thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I và giai đoạn II tại Vũ Hán vào ngày 16/3/2020 và ngày 12/4/2020.
Trước đó, văn phòng Sở hữu Trí tuệ Nhà nước Trung Quốc đã đưa ra một thông báo vào năm ngoái cho biết, nhóm nghiên cứu do Trần Vi, thành viên của Học viện Khoa học Quân y thuộc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc kết hợp với công ty Cansino đã cùng nhau đăng ký bằng sáng chế vắc-xin Ad5-nCoV vào ngày 18/3 năm ngoái, sau đó được cấp và nhận bằng sáng chế vào ngày 11/8/2020.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc – CCTV cũng đưa tin rằng, Trần Vi đã dẫn đầu một nhóm chuyên gia quân y đến Vũ Hán vào ngày 26/1/2020, để tiến hành nghiên cứu về đột biến truyền mầm bệnh của virus viêm phổi Vũ Hán; công nghệ phát hiện nhanh và phát triển kháng thể vắc-xin… Sau đó, vắc-xin được phát triển vào ngày 16/3/2020 và được chấp thuận để chính thức bước vào giai đoạn đầu thử nghiệm lâm sàng, trở thành vắc-xin viêm phổi Vũ Hán đầu tiên được thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, vào tháng 3/2020, một bức ảnh về một lọ vắc-xin do nhóm của Trần Vi phát triển đã được lan truyền trên Internet, trên bao bì có ghi ngày sản xuất là 26/02/2020 và có giá trị đến ngày 25/2/2022. Vào thời điểm đó, một số người đã đặt câu hỏi rằng, vắc-xin do nhóm của Trần Vi phát triển có thể đã bắt đầu được sản xuất trước ít nhất là ngày 26/2/2020 và chỉ hơn một tháng trước khi thành phố Vũ Hán đóng cửa do bùng phát dịch bệnh vào ngày 23/1/2020.
Sau đó, một số bác sĩ tiêm chủng tiết lộ rằng, thời gian có hiệu lực của loại vắc-xin viêm phổi Vũ Hán này “trên lý thuyết” là từ 5 đến 6 năm, nhưng không nêu rõ hiệu quả của vắc-xin là như thế nào. Do đó, vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do nhóm của Trần Vi phát triển đã bị thế giới bên ngoài nghi ngờ.
Ngoài ra, theo Bloomberg News, trong 7 tuần kể từ khi ĐCSTQ chính thức đẩy mạnh tiêm chủng phổ cập, số lượng người tham gia tiêm chủng thực tế không đạt được như mong đợi, thậm chí thấp hơn nhiều so với tiến độ tiêm chủng ở các nước Âu Mỹ.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, tiến độ tiêm chủng chậm chạp ở Trung Quốc dường như liên quan đến nguyên nhân là mức độ sẵn sàng tiêm chủng của người dân là không cao. Theo thống kê hiện tại, Trung Quốc sẽ mất 5,5 năm để đạt được miễn dịch cộng đồng, lâu hơn nhiều so với 11 tháng và 6 tháng ở Hoa Kỳ và Anh.
Trương Văn Hồng, giám đốc Khoa truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn, trực thuộc Đại học Phục Đán ở Thượng Hải cho biết tại một hội nghị vào tháng 12 năm ngoái rằng: “Theo cá nhân tôi nhìn nhận, thì các vị lãnh đạo nên phải được tiêm chủng trước”. Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch viêm phổi bùng phát ở Vũ Hán, không có lãnh đạo cấp cao nào của chế độ ĐCSTQ đi đầu trong việc tiêm chủng vắc-xin trong nước sản xuất.
Theo dữ liệu được công bố bởi nền tảng theo dõi đột biến virus thời gian thực “NextsTrain”, tính đến tháng 1/2021, có tổng cộng khoảng 3931 biến thể virus trên toàn cầu. Do đó, thế giới bên ngoài vẫn luôn lo ngại rằng, vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do nhóm của Trần Vi phát triển vào năm ngoái thực sự có tác dụng hay không?
https://www.dkn.tv/