Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Chuyên gia: Mất mát của Trung Quốc đem lại lợi ích cho Tập Cận Bình

Thế giới vào năm 2020 đã bị giáng một đòn nặng bởi đại dịch, bất ổn xã hội và thiên tai. Trong bối cảnh hỗn loạn đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tranh thủ mở rộng quyền lực của mình và sử dụng bộ máy tuyên truyền để bịt miệng những tiếng nói phản biện, theo Taiwan News.

Vào tháng 1/2020, sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng ở Vũ Hán bị cảnh sát đe dọa vì đã chia sẻ thông tin về một loại virus giống với SARS gây ra chứng viêm phổi nặng, các bệnh viện địa phương đã chật cứng những người mắc triệu chứng này.

Trong vòng vài tuần, chính quyền trung ương Trung Quốc đã nhận ra rằng họ đã bỏ lỡ “thời kỳ vàng” để ngăn chặn sự lây lan của loại virus gây chết người. Bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhanh chóng “ra quân” để giải quyết sự phẫn nộ của công chúng trước tình hình số ca tử vong vì dịch bệnh ngày càng gia tăng.

Tốc độ lây truyền cao của virus Vũ Hán là một con dao hai lưỡi, nó vừa khiến các bệnh viện tràn ngập bệnh nhân nhưng cũng tạo ra một cơ hội để ĐCSTQ lợi dụng và lan truyền một câu chuyện sai sự thật.

Phía Bắc Kinh đã đưa ra những tuyên truyền như: “Vũ Hán là nơi đầu tiên phát hiện ra virus nhưng không phải là nơi virus phát sinh”, hay “Loại virus này lần đầu tiên xuất hiện ở Ý vào năm ngoái”, hoặc “Quân đội Hoa Kỳ đã mang đại dịch đến Vũ Hán”. Mặc dù những lập luận này đã bị bác bỏ rộng rãi ở bên ngoài Trung Quốc, nhưng chính các tuyên truyền dối trá này đã trở thành một loại công cụ đắc lực để hỗ trợ ĐCSTQ củng cố quyền lực trong nước.

Tsai Wen-hsuan, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học chính trị Sinica, nói với tờ Taiwan News rằng: “Những lập luận của Bắc Kinh được đưa ra không phải là để thuyết phục nước ngoài mà để không làm phân tán tư tưởng của người dân Trung Quốc”. Theo ông: “Mặc dù không phải tất cả người dân Trung Quốc hoàn toàn tin những gì chính phủ của họ nói, nhưng khi nguồn gốc của virus được gắn với chủ nghĩa dân tộc, thì nơi sinh ra covid không còn quan trọng nữa. Bạn có phải là một người Trung Quốc và vì quê hương đất nước của mình hay không mới là điều mọi người quan tâm”.

Ông Tsai cho biết, các nhà ngoại giao “chiến binh sói” của Trung Quốc đã để lộ ra rằng, virus viêm phổi Vũ Hán là một mối đe dọa trực tiếp đối với sự cầm quyền của ĐCSTQ. Đó là lý do tại sao ĐCSTQ lại mô tả cuộc chiến chống lại virus Vũ Hán giống như một cuộc chiến vì nhân loại mà trong đó người Trung Quốc đã “hy sinh bản thân họ để ‘trì hoãn’ [hiểm nguy] cho cả thế giới” – một lời tuyên truyền đã khiến người dân cảm thấy “lâng lâng” vì sự cao quý và còn cho phép ĐCSTQ né tránh trách nhiệm.

Theo ông Tsai, đại dịch có thể là một điều gì đó gây rối cho Tập trong năm thứ bảy ông cầm quyền, nhưng nó không ngăn được ông siết chặt kiểm soát xã hội và đàn áp các đối thủ của mình.

Ông Tập ngoài là chủ tịch nước, ông còn nắm các vị trí quyền lực như chủ tịch Quân ủy Trung ương, tổng bí thư ĐCSTQ. Mặc dù ông chưa bao giờ tuyên bố rõ ràng rằng ông sẽ lãnh đạo đảng trong hơn hai nhiệm kỳ – vốn là một truyền thống do cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân thiết lập, tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy ông chưa sẵn sàng từ bỏ quyền lực của mình.

Năm 2017, ông Tập đã đưa tư tưởng và kỹ nghệ cầm quyền của mình vào hiến pháp Trung Quốc, đặt tên ông sánh hàng với người sáng lập đảng Mao Trạch Đông và “nhà cải cách” Đặng Tiểu Bình, và ông đã thành công trong việc loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ chức vụ của mình vào năm sau đó.

Hơn nữa, ông Tập đã không đề cử bất kỳ người kế nhiệm nào vào cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng, cũng như Bộ Chính trị Trung ương và cũng không có dự kiến gì cho việc chuẩn bị một cuộc chuyển giao quyền lực.

Sự phân bổ quyền lực của ĐCSTQ đã trải qua một sự thay đổi đáng kể sau khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2013. Ông đã thanh trừng hàng trăm quan chức, chủ yếu là những người thuộc phe Giang Trạch Dân, thông qua một chiến dịch chống tham nhũng, đồng thời lấp đầy quân đội và cac quan chức chính quyền địa phương bằng những người trung thành.

Ông cũng đã tái tạo sự sùng bái cá nhân dưới thời Mao bằng cách đưa “tư tưởng Tập Cận Bình” vào chương trình giảng dạy đại học và tạo ra một ứng dụng để các đảng viên và công chức sử dụng.

Trong lúc ông Tập đang nỗ lực nhằm củng cố hơn nữa quyền lực của mình, thì phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông ngày gia tăng đã trở thành cái gai đối với ông.

Chuyên gia Tsai cho biết, khuôn khổ “một quốc gia, hai chế độ” không chỉ đóng vai trò là một nền tảng cho tự do của Hồng Kông mà còn là một mô hình nhằm lôi cuốn Đài Loan vào sự thống trị của Trung Quốc. Tuy nhiên, hệ thống này chưa bao giờ trao cho người Hồng Kông quyền tự chủ mà họ mong muốn, vì thế phong trào chống Bắc Kinh đã gia tăng vào năm ngoái ở đặc khu đã trao cho ông Tập một cơ hội khác để củng cố quyền kiểm soát của mình đối với hòn đảo này.

Ông Tsai nói, phong trào ủng hộ dân chủ đã trao cho ông Tập một cái cớ để ông ta thực thi luật an ninh quốc gia hà khắc nhằm bỏ tù và đe dọa những người chỉ trích trong khi thay thế các quan chức cấp cao của Hồng Kông, vốn là tay chân cũ của Giang Trạch Dân, bằng những người ủng hộ mình. Kỷ nguyên mà phe cánh của Giang có thể tận dụng tình trạng bất ổn của Hồng Kông để chống lại sự tùy tiện của Tập đã đến hồi kết thúc.

Mặc dù Trung Quốc đang cố gắng hạ thấp tầm quan trọng kinh tế của Hồng Kông bằng cách phát triển các thành phố ven biển như Thâm Quyến, nhưng ông Tsai cho rằng để làm được điều đó, chính quyền Trung Quốc phải cần tới ít nhất 20 năm. Bởi theo ông Tsai: “Nền kinh tế sẽ luôn là sự ưu tiên hàng đầu của ĐCSTQ, và Hồng Kông có khả năng thu hút đầu tư nước nogài. Bên cạnh đó, thành phố này vẫn là nơi các “quan to” của đảng sở hữu tài sản và rửa tiền”.

Nhiều nhà quan sát cho rằng, giờ đây, vây quanh ông Tập chỉ là những người xu nịnh luồn cúi và ông không đủ sự tín nhiệm để duy trì quyền lực của mình, vì vậy, ông cần một guồng máy tuyên truyền nhất quán để củng cố tính hợp pháp trong địa vị của mình với tư cách là một nhà lãnh đạo có nhiệm kỳ kéo dài trong khi ông chống lại các kẻ thù chính trị của mình.

Nếu sáu thành viên khác trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương đều nghỉ hưu như dự kiến vào năm 2022, ông Tập sẽ có tiếng nói cuối cùng trong việc thành lập một ủy ban mới và đưa Trung Quốc vào một thời kỳ mới dưới quyền lực tối thượng của ông ta.

https://www.dkn.tv/t

Related posts

Nghệ An: 2 mẹ con hoảng loạn, không hiểu sao nằm bên vệ đường

Tin Tức Đa Chiều

“Cậu bé rừng xanh” được bầy sói nuôi dưỡng trong 12 năm tái hòa nhập cộng đồng

Science

Chặn đường ống Keystone để bảo vệ môi trường, chính sách Biden đang phản tác dụng?

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment