The Epoch Times đưa tin, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc Tang Jingyuan cho biết, những bình luận gần đây của chính quyền Biden cho thấy tân tổng thống Mỹ có thể không muốn đối đầu với chính quyền Trung Quốc trong những vấn đề hóc búa.
Trong khi đó, giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney, Feng Chongyi, cho rằng, tình trạng đối đầu Mỹ – Trung có thể vẫn không thay đổi.
Hãng truyền thông HKET ở Hồng Kông thì phân tích rằng, ông Biden có thể dành cho Bắc Kinh một “thái độ hờ hững”, vì ông chưa chính thức phản ứng trước cử chỉ “mềm nắn rắn buông” của Bắc Kinh.
Về phía Trung Quốc, sau khi các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ dự đoán ông Biden sẽ là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi điện chúc mừng vào ngày 25/11/2020 và kêu gọi thúc đẩy quan hệ Mỹ-Trung.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào ngày 7/12/2020 trong cuộc họp với phái đoàn Hội đồng Kinh doanh Mỹ – Trung tại Bắc Kinh đã kêu gọi rằng: “Trung Quốc và Hoa Kỳ nên làm việc cùng nhau để khởi động lại đối thoại, khôi phục mối quan hệ và tái xây dựng lòng tin”.
Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc sau đó bắt đầu sử dụng những lời lẽ có hơi hướng “dọa dẫm” nhắm vào Mỹ.
Trong bài phát biểu ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào ngày 25/1 được tổ chức qua Internet, ông Tập Cận Bình kêu gọi các nước nên từ bỏ tâm lý “chiến tranh Lạnh”. Ông Tập nói: “Đối đầu sẽ dẫn chúng ta đi vào ngõ cụt”, và nhấn mạnh rằng các nước “không được quay lại con đường của quá khứ.”
Sau đó, trong bài phát biểu trước Ủy ban quốc gia về Quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc vào ngày 1/2, nhà ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cảnh báo rằng Hoa Kỳ không nên vượt qua “lằn ranh đỏ” bằng cách giải quyết các vấn đề Hồng Kông, Tây Tạng, Tân Cương và Đài Loan.
Đồng thời, chính quyền Trung Quốc cho phép lực lượng hải cảnh của mình sử dụng vũ lực khi đối mặt với lực lượng của các quốc gia khác và tiến hành một cuộc tập trận ở Biền Đông từ ngày 27/1 đến ngày 30/1. Trung Quốc cũng điều hàng chục máy bay chiến đấu đến vùng biển này và eo biển Đài Loan.
Nhà bình luận Tang cho rằng, hình thức gây áp lực mềm và cứng này “là một chiến lược điển hình của chính quyền Trung Quốc”, phân tích rằng mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là “thúc giục chính quyền Biden đối thoại với Trung Quốc”.
Về phía Hoa Kỳ, vào ngày 2/2, trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jen Psaki và nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price đã trả lời các câu hỏi của phóng viên liên quan đến chính sách Hoa Kỳ – Trung Quốc.
Khi được hỏi liệu Biden có kế hoạch nói chuyện với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hay không, Psaki từ chối cho biết thông tin.
Từ những cuộc họp báo của Psaki và Price, HKET kết luận rằng Biden sẽ không thân thiện với Trung Quốc như chính quyền cựu Tổng thống Obama.
Tuy nhiên, nhà bình luận Tang đưa ra quan điểm trái lại. Ông cho rằng: “Chúng ta đều biết rằng chính quyền Trump đã đưa ra các chính sách rất khắc nghiệt đối với chế độ Trung Quốc. Không thể nào chính quyền Biden lại có thể thay đổi chính sách này trong một sớm một chiều”, ông Tang nói. Nhưng có một số hành động cho thấy chính quyền mới đang giảm áp lực đối với Bắc Kinh.
Giáo sư Feng của Đại học Sydney chỉ ra rằng, Hoa Kỳ và Trung Quốc có những khác biệt cơ bản khó giải quyết, chẳng hạn như các giá trị mà mỗi quốc gia trân trọng và hệ thống chính trị của họ.
Chính quyền Trump đã trừng phạt các quan chức cấp cao của Trung Quốc và Hồng Kông vì đã làm xói mòn quyền tự do của Hồng Kông, cũng như những quan chức hàng đầu của ĐCSTQ vì dính líu tới hành vi vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác bị đàn áp nghiêm trọng.
Nhà bình luận Feng tin rằng chính quyền Trump đã xây dựng cấu trúc chung để đối đầu với chế độ chuyên chế Trung Quốc. Ông tin rằng không chắc Biden có thể thay đổi được cấu trúc đó vào lúc này.
Nếu ông Biden làm vậy, “Biden sẽ cần lý do để sửa đổi các chính sách của Trump về Trung Quốc. Cho đến nay, các bài phát biểu của các quan chức Trung Quốc vẫn chưa đưa ra được những bào chữa cần thiết cho Biden”, ông Feng nói.
Hiên chưa rõ chính xác cách thức chính quyền mới của Mỹ sẽ giải quyết các mối đe dọa từ Bắc Kinh như thế nào, mặc dù các quan chức trong chính quyền Biden mô tả Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh toàn cầu” và cam kết sẽ hạn chế hành vi sai trái của họ.
https://www.dkn.tv/