Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra tín hiệu rõ ràng hơn cho chính sách với Trung Quốc: sẵn sàng hợp tác, nhưng không phải ở lĩnh vực công nghệ và thương mại.
Nhà Trắng ngày 3-6 (giờ Mỹ) công bố sắc lệnh của Tổng thống Joe Biden, trong đó mở rộng lệnh cấm đầu tư lên 59 công ty Trung Quốc. Đây là những công ty được cho có liên hệ với quân đội Trung Quốc cũng như các nỗ lực do thám của nước này.
Động thái mạnh mẽ
Theo lệnh cấm trên, các nhà đầu tư Mỹ sẽ không được phép đổ tiền, dính dáng lợi ích của 59 công ty Trung Quốc, với lo ngại các lợi ích này sẽ liên quan tới tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh. Lệnh cấm đầu tư mới nhất dự kiến có hiệu lực sau 0h ngày 2-8 (giờ New York) và các nhà đầu tư sẽ có một năm để thoái vốn hoàn toàn.
Nói cách khác, sắc lệnh này được đưa ra với một tinh thần rõ ràng, trong đó nhằm không để những đồng đôla Mỹ bỏ ra cho việc ủng hộ ngành quốc phòng của Trung Quốc, đồng thời nâng cao khả năng của Chính phủ Mỹ trong việc xử lý các mối đe dọa từ việc Trung Quốc do thám, “đàn áp và vi phạm quyền con người nghiêm trọng”.
Đây được xem là một trong những động thái mạnh mẽ nhất tới nay của chính quyền Tổng thống Biden đối với Trung Quốc. Truyền thông Mỹ cũng cho rằng sự kiện này tiếp tục là dấu hiệu cho thấy ông Biden có thể áp dụng hoặc thúc đẩy nhiều chiến thuật đối phó với Trung Quốc đã có từ thời cựu tổng thống Donald Trump.
Hồi tháng 11-2020, tổng thống Trump cũng có sắc lệnh cấm người Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc mà chính quyền cho rằng do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát. Danh sách đen của ông Trump khi ấy gồm 31 công ty, bao gồm công ty viễn thông Huawei và Hikvision, một trong những nhà sản xuất và cung ứng lớn trên thế giới trong mảng thiết bị do thám bằng video.
Tương tự thời ông Trump, “danh sách đen” 59 công ty do chính quyền ông Biden công bố cấm đầu tư hiện nay đa phần là công ty công nghệ và di động. Huawei và Hikvision cũng tiếp tục xuất hiện trong danh sách này.
Sắc lệnh này cho phép Mỹ ngăn cấm một cách có mục tiêu và phạm vi đối với các khoản đầu tư vào những công ty Trung Quốc đang hủy hoại an ninh và giá trị dân chủ của Mỹ và các đồng minh của chúng tôi.
Nhà Trắng viết trong một thông cáo ngày 3-6
“Chiến trường” công nghệ
Theo Đài CNN, sắc lệnh của ông Biden tiếp tục phản ánh mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong kinh tế và địa chính trị, đặc biệt khi hai bên tồn tại mâu thuẫn trong vấn đề thương mại chưa được tháo gỡ.
Ông Alex Capri, nhà nghiên cứu tại Quỹ Hinrich, nhận định rằng sắc lệnh của ông Biden là bước tiến gần hơn tới “sự tách biệt chiến lược trong ngành tài chính toàn cầu”. Capri khẳng định sắc lệnh trên “nhấn mạnh khó khăn mà các công ty tài chính Mỹ sắp đối mặt trong tương lai, trong đó phải cố gắng tìm ra khoản đầu tư nào của họ có liên quan tới Nhà nước Trung Quốc hay không”.
Trên thực tế, công nghệ đang là ưu tiên cạnh tranh của chính quyền ông Biden. Từ đầu tháng 3, Ủy ban An ninh quốc gia Mỹ về trí tuệ nhân tạo (NSCAI) tổ chức cuộc bỏ phiếu công khai cho bản báo cáo mới nhất về công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó khẳng định việc duy trì sự thống trị ở lĩnh vực này là một khoản đầu tư cần thiết, đồng thời sẽ mang lại vị thế lãnh đạo cho chính quyền Tổng thống Biden.
Không phải tên lửa hay số lượng binh lính, lúc này giới chuyên gia Mỹ khẳng định tiến bộ công nghệ đóng vai trò then chốt cho sức mạnh của quân đội Mỹ so với Trung Quốc.
Trong danh sách cấm đầu tư của ông Biden lần này, người ta cũng thấy sự xuất hiện của công ty bán dẫn Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC), từng lọt vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ năm 2020 thời ông Trump.
Tin mới:
Động thái mới của máy bay Mỹ sát bờ biển có khiến Trung Quốc nổi khùng?
Nhật Bản bất chấp mặc Trung Quốc phản đối, vẫn chuyển vaccine cho Đài Loan
Kyle Bass: Dự án trang trại gió của TQ ở Texas là mối đe dọa an ninh quốc gia
Như những nhà sản xuất chip toàn cầu khác, SMIC được biết phải dựa nhiều vào phần mềm, máy móc và các thiết bị khác do Mỹ cung ứng để thiết kế và sản xuất chất bán dẫn.
Trong một đánh giá cuối tuần qua, Ngân hàng Natixis (trụ sở Pháp) nhấn mạnh vai trò của chất bán dẫn, cũng cùng số phận của cuộc chạy đua trong lĩnh vực này khi cạnh tranh địa chính trị leo thang. Theo Natixis, các nước châu Á đặc biệt phải quan tâm tới gián đoạn chuỗi cung ứng về bán dẫn, vì đây là nguồn nhu cầu chip lớn nhất thế giới.
“Cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc khó có thể biến mất và có thể ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất bán dẫn, vốn sẽ thúc đẩy các liên minh và dòng vốn đầu tư. Với việc Mỹ thúc đẩy tận dụng lợi thế bán dẫn của mình để tạo ra một nút thắt nhằm kiềm chế Trung Quốc sẽ dẫn đến việc hình thành hai hệ sinh thái riêng biệt với chi phí liên quan lớn cho cả hai bên nhưng có khả năng Trung Quốc sẽ đối mặt vấn đề này nhiều hơn” – Natixis viết trong báo cáo mới đây.
Tin nóng:
Cả nhà giám đốc công ty điện kéo sang “hành hung” 1 phụ nữ
Chuyến bay hỗ trợ vắc-xin của Nhật cho Đài Loan có nhiều dấu hiệu ám chỉ đến thảm sát Lục Tứ