Tin tức Đa Chiều
Cuộc Sống

Cách đây hàng nghìn năm đã xảy ra chiến tranh hạt nhân?

Chiến tranh hạt nhân đã từng xảy ra cách đây hàng nghìn năm? Có nhiều dấu hiệu cách đây hàng nghìn năm cho thấy trong quá khứ xa xôi đã diễn ra các cuộc chiến tranh có sử dụng một nguồn nhiệt dữ dội. Liệu các cuộc chiến tranh này có phải là chiến tranh hạt nhân cách đây hàng nghìn năm?

Như chúng ta đã biết, quả bom hạt nhân đầu tiên được kích nổ vào ngày 16 tháng 7 năm 1945 tại Bãi thử White Sands ở Los Alamos, New Mexico, Mỹ. Nhưng đó có thực sự là lần đầu tiên Trái Đất chứng kiến một vụ nổ hạt nhân? Theo Mahabharata, một sử thi tiếng Phạn từ Ấn Độ cổ đại, chiến tranh hạt nhân đã xảy ra, khoảng 4.000 năm trước.

Vụ nổ hạt nhân ở Ấn Độ cổ đại?

Đây là một trong những nội dung trích trong cuốn sử thi trên: “Sức nóng tỏa ra của thứ vũ khí đủ nóng làm cho đất trời rung chuyển. Mặt trời cũng rung chuyển theo, động vật chết hàng loạt, các loài tôm cá bơi dưới nước hoàn toàn bị luộc chín, quân địch bị thiêu khô như những cây khô sau khi bị đốt. Không thể nhận diện được bất kỳ xác chết nào. Tóc, móng tay hoàn toàn biến mất, những con chim cũng chết ngay trên không trung, các loại đồ ăn bị nhiễm độc hoàn toàn”.

Mahabharata – Văn bản 1,8 triệu từ này kể câu chuyện về một cuộc xung đột tàn khốc mà đỉnh điểm là sự hủy diệt hoàn toàn điển hình trong trường hợp một vụ nổ nguyên tử. Các bản thảo nói rằng bằng cách sử dụng cỗ mày biết bay được gọi là Vimana, con người đã triển khai “một đường đạn mang tất cả sức mạnh của vũ trụ”, quả đạn này tạo ra một đám khói, lửa, nóng và “sáng như hàng vạn mặt trời”.

Trái Đất rung chuyển và những mũi tên lửa liên tục dội xuống. Cái nóng như thiêu như đốt đã giết chết cả động vật và con người. Nước sôi lên, giết chết tất cả các dạng sinh vật sống dưới nước. Ngay sau đó, tóc và móng tay bắt đầu rụng, thức ăn bị nhiễm độc và đồ gốm bị nứt vỡ vô cớ.

Những con chim mất phương hướng và lượn vòng không ngừng, chúng chuyển dần sang màu trắng và chết. Mahabharata được coi là thần thoại, nhưng người ta sẽ tự hỏi làm thế nào người ta có thể mô tả các chi tiết của một vụ nổ hạt nhân mà không cần chứng kiến tận mắt. Và sử thi cổ đại của Ấn Độ không phải là cuốn kinh duy nhất ám chỉ đến một thảm họa như vậy.

Vụ nổ hạt nhân được đề cập trong Kinh thánh?
Trong Kinh Thánh, chúng ta có câu chuyện về Giô-sép, được ghi lại trong sách Sáng thế ký. Sau khi bị bán làm nô lệ ở Ai Cập, anh ta đã thành công trong việc giành được sự sủng ái lớn của pharaoh bằng cách giải thích giấc mơ và cảnh báo về nạn đói sắp xảy ra – nạn đói kéo dài 7 năm trên khắp thế giới. Điều gì có thể gây ra nạn đói kéo dài 7 năm trên khắp thế giới vào thời điểm đó?

Một số ý kiến cho rằng kịch bản này tương thích với mùa đông hạt nhân diễn ra sau vụ nổ của một quả bom hạt nhân đủ mạnh. Một khía cạnh thú vị khác là tuổi thọ trung bình của những thế hệ trước Giô-sép là khoảng 200 năm, nhưng những thế hệ sau ông không quá 130 năm.

Theo Kinh thánh, sự kiện này diễn ra khoảng 2.000 năm trước khi Chúa giáng sinh. Một số người cho rằng Kinh thánh không thể được coi là một nguồn lịch sử hợp pháp, nhưng đôi khi việc kết nối các dấu hiệu này dẫn đến những kết quả thú vị.


Chiến tranh hạt nhân ở Atlantis?
Theo nhiều ghi chép cổ xưa, Atlantis là một nền văn minh sửo hữu công nghệ tiên tiến. Họ cũng có những cỗ máy bay được gọi là vailxi và họ cũng có những vũ khí hủy diệt hàng loạt đáng sợ. Đây phần lớn là những chi tiết được đề cập trong một tác phẩm do Plato tuyên truyền. Truyền thuyết về Atlantis đề cập đến việc cả một lục địa chìm xuống đáy đại dương trong một trận đại hồng thủy dường như lại có nhiều khả năng là hậu quả của chiến tranh hạt nhân.

Robert Oppenheimer, nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, giáo sư Đại học California tại Berkeley từng tham gia trong Dự án Manhattan cũng như chương trình tạo ra bom nguyên tử khi được một phóng viên hỏi: “Cảm giác thế nào khi trở thành cha đẻ của bom nguyên tử?” anh ta đáp lại bằng một câu hỏi khác: “Ý bạn là thời hiện đại?”. Điều này dường như ngầm chỉ ra rằng trong quá khứ, những nền văn minh phát triển đã từng chế tạo ra bom hạt nhân.

Bằng chứng về thủy tinh nóng chảy

Chủ đề này bị giới khoa học ngoan cố né tránh nhưng đã có bằng chứng chứng minh cho những sự thật này. Bằng chứng này thường xuất hiện dưới dạng các mảnh thủy tinh nóng chảy được tìm thấy ở nhiều sa mạc trên thế giới.

Những mảnh thủy tinh này gần giống với những mảnh thủy tinh được tìm thấy tại Khu thử nghiệm nguyên tử Alamogordo. Thủy tinh sa mạc hình thành khi nhiệt độ trên 1.800 độ C khiến các hạt cát tan chảy và kết dính lại với nhau.

Lần đầu tiên chúng được mô tả bởi Patrick Clayton, người đã tìm thấy chúng trong khi khảo sát Sahara vào năm 1932. Clayton đã phát hiện ra những mảnh thủy tinh khổng lồ, màu vàng lục trong cát và trình bày chúng cho các nhà địa chất đồng nghiệp của mình.

Tuy nhiên, gần 50 năm sau, sự bí ẩn của những mảnh thủy tinh này mới dần được hé lộ. Khi một trong những kỹ sư đã giúp tạo ra bom nguyên tử đang thăm lại địa điểm thử nghiệm ở New Mexico. Anh nhận thấy những mảnh thủy tinh tương tự như những mảnh thủy tinh mà anh đã thấy trên sa mạc, mặc dù nhỏ hơn nhiều.

Và theo những tính toán khoa học, để tạo ra thủy tinh sa mạc có kích thước bằng những mảnh mà Clayton tìm thấy, thì vụ nổ phải mạnh gấp 10.000 lần vụ nổ ở New Mexico.


Ở Châu Phi, trên sa mạc Sahara khu vực gần biên giới giữa Libya và Ai Cập, người ta đã phát hiện thấy cả một cánh đồng đá thủy tinh (hay kính thạch anh) màu xanh lục. Mốc niên đại của chúng là 28,5 triệu năm tuổi. Đây chính là sản phẩm “cát hóa kính thủy tinh”, tức loại thủy tinh được hình thành từ cát sau khi được nung chảy đến một mức nhiệt độ cao, vào khoảng 1.800 độ C.

Tuy nhiên, sau đó một lời giải thích rất hợp lý đã được đưa ra: những mảnh thủy tinh này đã được hình thành do các tác động của tiểu hành tinh/ sao chổi/ thiên thạch khổng lồ. Những tác động này chắc chắn sẽ phù hợp với các định luật vật lý, và chúng dễ dàng tạo ra lượng nhiệt khổng lồ cần thiết để nung chảy các tinh thể silicon.

Nhưng một tác động lớn như vậy cũng sẽ để lại một miệng hố lớn đáng kể, và trên thực tế, trong quá trình khám phá, giới khoa học không hề tìm thấy bất kỳ miệng hố lớn nào được hình thành do va chạm trong sa mạc. Thủy tinh được tìm thấy ở Sahara, Mojave và sa mạc Libya, tuy nhiên cả hình ảnh vệ tinh và sóng siêu âm đều không thể tìm thấy bất kỳ miệng hố hay núi lửa nào đi kèm. Hơn nữa, thủy tinh ở Libya có độ tinh khiết cực kỳ cao (hơn 99%). Trong trường hợp va chạm với thiên thạch, silicon chắc chắn sẽ hợp nhất với sắt trong chính thiên thạch, cũng như các chất pha tạp khác nên sẽ không thể có được độ tinh khiết cao như vậy.

Khi chúng ta đặt tất cả các manh mối lại với nhau, bức tranh sẽ trở nên rõ ràng hơn và chúng ta phải tự hỏi mình: có thực sự là vũ khí hạt nhân chỉ có thể là sản phẩm của con người hiện đại? Các nền văn minh cổ đại đã phát triển được công nghệ hiện đại trước chúng ta cả nghìn năm? Tại sao lại có những mô tả về vũ khí khủng khiếp có khả năng phá hủy toàn bộ thành phố được tìm thấy trong truyền thuyết của nhiều nền văn hóa, cách xa nhau cả không gian và thời gian?

Related posts

Trào lưu lấy cua cá làm “áo ngực” của gái trẻ

Science

Giám đốc Công an An Giang tố chủ tịch tỉnh ‘đem súng đạn trấn áp người về quê’

Tin Tức Đa Chiều

Đá “song phi” hụt ở cuộc chiến đường phố, võ sĩ đập mặt xuống đường bất tỉnh sau 10 giây

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment