Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Bình luận: Trung Quốc có tự ‘mua dây buộc mình’ sau màn ‘mắng nhiếc’ Mỹ-Nhật?

Chuyên gia bình luận các vấn đề thời sự Dương Uy đã cho thấy những phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc đang đưa chính họ đi vào bế tắc trên con đường đàm phán Mỹ – Trung sắp tới, theo Epoch Times.

Sau đây là phân tích của ông Dương:

Ngay trước thềm đàm phán Mỹ – Trung ở Alaska, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Triệu Lập Kiên bất ngờ chỉ trích Mỹ và Nhật Bản là “cấu kết với nhau để làm việc xấu”.

Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ 18/3, một phóng viên đã hỏi về phản ứng của ĐCSTQ đối với cuộc đàm phán Mỹ-Nhật 2 + 2. “Chiến lang” Triệu Lập Kiên một lần nữa đã có một bài phát biểu dài dòng, và phỉ báng Mỹ-Nhật “cấu kết với nhau để làm việc xấu”. Đây không phải câu lỡ miệng của ông Triệu, vì ngay lập tức Tân Hoa Xã (cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ) đã nhanh chóng đưa tin với tiêu đề: “Lời chỉ trích của ông Triệu về việc Mỹ và Nhật Bản cấu kết với nhau để làm việc xấu”, điều này thực sự thể hiện chính xác thái độ của các lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ, chứ không phải một sự lỡ lời.

Thật không dễ dàng để ĐCSTQ có cơ hội gặp gỡ đàm phán với Mỹ, và lần gặp này đối với ĐCSTQ là cuộc “đối thoại chiến lược” trên phương diện cấp cao, rõ ràng là Trung Quốc có vẻ đang đơn phương thúc đẩy cải thiện quan hệ Mỹ-Trung một cách mạnh mẽ khi Mỹ đang trừng phạt và gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp của Trung Quốc. Ngày 12/3, ông Triệu đã từng có phát ngôn nói rằng Mỹ “là một quốc gia không đáng tin cậy và không thể dựa vào”, nhưng vẫn khẳng định rằng sẽ có một cuộc “đối thoại chiến lược” giữa Mỹ-Trung. Vậy mà hôm nay, ĐCSTQ còn gọi Mỹ và Nhật Bản là “kẻ đáng xấu hổ”, như thế làm sao còn có “đối thoại chiến lược” giữa Mỹ-Trung đây?

Ông Triệu mắng người, nhưng vẫn tiếp tục gọi cuộc gặp sắp tới là “đối thoại chiến lược cấp cao Mỹ-Trung”. Rốt cuộc thì Bộ Ngoại giao ĐCSTQ thực sự có khí chất hay chỉ là kẻ miệng cọp gan thỏ đây? Ông Triệu còn nói “đối thoại” là do Mỹ đề xuất, ngụ ý rằng vì ĐCSTQ cho rằng Mỹ và Nhật Bản là “cấu kết với nhau để làm việc xấu”, cho nên ĐCSTQ hoàn toàn có thể từ chối “đối thoại”, và hủy bỏ “đối thoại” ngay lập tức.

Tất nhiên, ĐCSTQ không dám làm điều này, làm sao có thể dễ dàng từ bỏ cơ hội mà họ đang mong chờ này. Tuy nhiên trước câu hỏi của các phóng viên, ông Triệu chỉ có thể nói rằng “các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Hồng Kông và Tân Cương không nên được thảo luận trong cuộc đối thoại”, ông còn nói nếu Mỹ cố gắng tạo nhịp điệu và gây sức ép với Trung Quốc trước khi đối thoại sẽ không thành công. Tuy nhiên,Tân Hoa Xã không trích dẫn đoạn văn này, và luôn khẳng định rằng họ không “can thiệp vào công việc nội bộ”.

ĐCSTQ cáo buộc Mỹ “tạo nhịp điệu” trước khi đối thoại, chủ yếu là vì ĐCSTQ đang cố gắng “bắt nhịp” nhưng không thành công. ĐCSTQ đã cố tình tuyên bố về “đối thoại chiến lược cấp cao Trung-Mỹ”, và thậm chí còn ngụy tạo rằng đó là “lời mời” của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, không những thế họ còn nói “đối thoại chiến lược lần này không đáng tin cậy”. Tuy nhiên chính truyền thông của họ đã tự chế nhạo họ, rằng tuyên bố đàm phán bốn bên không hề đề cập đến ĐCSTQ quá nhiều.

Tuy nhiên tuyên bố của cuộc đàm phán 2 + 2 Mỹ-Nhật khá rõ ràng, nói rằng: “Hành vi của ĐCSTQ là không phù hợp với trật tự quốc tế hiện có, khi đặt ra những thách thức chính trị, kinh tế, quân sự và công nghệ cho các đồng minh và cộng đồng quốc tế. ĐCSTQ đã sử dụng hành vi cưỡng bức và gây hấn để làm xói mòn quyền tự chủ của Hồng Kông một cách có hệ thống, phá hoại nền dân chủ của Đài Loan, vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và Tây Tạng, và đưa ra các yêu sách hàng hải ở Biển Đông vi phạm luật pháp quốc tế”.

Từ khi người đứng đầu của ĐCSTQ một lần nữa được đưa lên nắm quyền, thì cái gọi là “Đối thoại chiến lược cấp cao Trung-Mỹ” không còn tồn tại nữa rồi. Các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ muốn tuyên truyền cấp cao để đối phó với đảng và lừa dối người dân mà thôi.

Tiêu đề “Chỉ trích Mỹ và Nhật cấu kết với nhau để làm việc xấu” của Tân Hoa xã đã phá vỡ hoàn toàn kế hoạch đàm phán sau cuộc gặp Trung – Mỹ. Hiện tại khó quay ngoắt 180 độ vì lỡ mắng “Mỹ và Nhật không biết xấu hổ”, giờ đây con đường cải thiện quan hệ Mỹ – Trung đã bị chính tay chân của ĐCSTQ chặn mất rồi. Điều này không chỉ khiến giới truyền thông ĐCSTQ đau đầu mà Dương Khiết Trì và Vương Nghị còn gặp nhiều khó khăn hơn.

Qua những lời phát ngôn của ông Triệu, ĐCSTQ dường như đã chuẩn bị sẵn sàng để giả vờ thực hiện một số cử chỉ nhẹ nhàng trong các cuộc hội đàm. Trong những ngày gần đây, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ và các cơ quan truyền thông của ĐCSTQ đã nỗ lực hết sức để kiềm chế đối với Mỹ, tuy nhiên, Mỹ vẫn tiếp tục tỏ ra cứng rắn và công bố các biện pháp trừng phạt mới nhất đối với 24  quan chức ở Trung Quốc và Hồng Kông. Vì thế lần này Dương Khiết Trì và Vương Nghị khó có thể diễn vở kịch “Đối thoại chiến lược cấp cao Trung – Mỹ” đã được sắp xếp ban đầu, chỉ có thể cắn viên đạn mà viết lại kịch bản.

Hiện tại, ĐCSTQ đã không còn dám đắc tội với Mỹ, nên đã gieo rắc sự tức giận lên Nhật Bản. Ông Triệu nhấn mạnh rằng “Nhật đã đóng vai trò là chư hầu chiến lược của Mỹ … phá hoại quan hệ Trung-Nhật để thỏa mãn những lợi ích ích kỷ làm cản trở sự trỗi dậy và phục hưng của Trung Quốc”. Tuy nhiên, khi  phóng viên hỏi: “ông  vừa nói Nhật Bản và Mỹ đã hợp lực để ngăn chặn sự trỗi dậy và phục hưng của Trung Quốc, điều này không phù hợp với tuyên bố của chính phủ Nhật, và mâu thuẫn khi đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc được bổ nhiệm, ông Torihide nói rằng Nhật không có mục đích ngăn chặn sự phục hưng của Trung Quốc. Tuyên bố trên là ý kiến ​​của cá nhân ông hay ý kiến ​​của Bộ Ngoại giao Trung Quốc?” Ông Triệu vẫn khăng khăng gọi Nhật là “ Sẵn sàng trói mình vào cỗ xe tăng Mỹ, sẵn sàng làm chư hầu chiến lược của Mỹ”.

Với tư cách là người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, kiến ​​thức của ông Triệu thực sự đáng lo ngại. Phải biết rằng sau khi đầu hàng trong Chiến tranh Thái Bình Dương, Nhật đã sửa đổi hiến pháp, chấm dứt chủ nghĩa quân phiệt, từ bỏ các hoạt động quân sự ở nước ngoài và mời Mỹ hỗ trợ quốc phòng. Khi quân đội Nhật xâm lược Trung Quốc, chính sự can thiệp của Mỹ đã giúp Trung Quốc giành được thắng lợi cuối cùng. Năm 1949, Mỹ hy vọng tiếp tục là đồng minh với Trung Quốc và cùng tranh đấu với Liên Xô cũ, Stuart Leiden lưu lại Nam Kinh để chờ liên lạc với ĐCSTQ, nhưng ĐCSTQ đã đuổi Stuart đi. Mỹ cuối cùng đã thành lập một liên minh với Nhật để chiến đấu chống lại Liên Xô cũ và ĐCSTQ. Trong Chiến tranh Triều Tiên, Nhật đã trở thành căn cứ dự phòng mạnh nhất cho quân đội Mỹ.

Ông Triệu vẫn không hiểu rằng ĐCSTQ đã đẩy Nhật đến với Mỹ khi nó thiết lập quyền cai trị của mình. Ngày nay, các hành động khiêu khích của ĐCSTQ ở Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan và Biển Đông là mối đe dọa trực tiếp đối với Nhật Bản và một lần nữa thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong cuộc hội đàm 2 + 2 giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, Hoa Kỳ một lần nữa tái khẳng định cam kết an ninh của mình đối với quần đảo Điếu Ngư, và “Luật Cảnh sát Hàng hải” của ĐCSTQ đã thất bại.

Giờ đây, ĐCSTQ không chỉ khiến Hoa Kỳ trở thành kẻ thù, mà các nước láng giềng cũng trở thành kẻ thù. Bản chất của ĐCSTQ thực sự không thể thay đổi được. Các nước trên thế giới ngày càng nhận thức rõ hơn và các lệnh trừng phạt của EU đã và đang diễn ra. Dù ĐCSTQ có thúc đẩy “đối thoại chiến lược” đến đâu, tôi e rằng điều đó sẽ không giúp ích được gì.

Related posts

TNS Rick Scott trình dự luật ngăn chặn Hamas tiếp cận tiền viện trợ cho Palestine

Báo động biến thể mới của nCoV với tỷ lệ đột biến cao bất thường

Tin Tức Đa Chiều

Quan chức của Biden liên tục đổ lỗi cho chính quyền Trump vì khủng hoảng biên giới

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment