Thế giới chứa đựng nhiều điều bí ẩn, từ người ngoài hành tinh, không gian khác cho đến những hiện tượng siêu nhiên mà con người vẫn mãi chưa tìm ra lời ẩn đố. Trong số đó có một ngôi mộ kỳ lạ được chôn sâu dưới sa mạc Gobi. Đó chính là cổ mộ Đô Lan, nơi được mệnh danh là “tháp quỷ chín tầng” nghìn năm tuổi.
Huyện Đô Lan, thành phố Hải Tây, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc nằm ở phía Đông Nam của lưu vực bồn địa Sài Đạt Mộc, nơi đây mênh mông vô tận với sa mạc Gobi trải đẩy cát, cùng các dãy núi cao và thảm thực vật cằn cỗi, dân cư thưa thớt và cực kỳ hoang vắng.
Điều đáng ngạc nhiên là, dưới sa mạc Gobi ẩn giấu một ngôi mộ hoàng gia được chôn cất cách đây 1500 năm. Ngôi mộ kỳ lạ này lại chính là “Quỷ xuy đăng” trong “Cửu tầng yêu tháp” (tháp quỷ chín tầng). Nó bao gồm chín tầng nằm sâu dưới lòng đất. Việc phát hiện ra cổ mộ Đô Lan đã gây chấn động toàn bộ giới khảo cổ học.
Cổ mộ nghìn năm có cự long canh giữ?
Chuông lạc đà đã từng vang lên ở huyện Đô Lan, tỉnh Thanh Hải và các thương gia cũng từng dừng chân tại đây để xây dựng nên một tuyến đường quan trọng của con đường Tơ lụa.
Qua lời mô tả của những người dân du mục ở Đô lan, ngay từ năm 1996, đoàn khảo cổ đã tìm thấy “Tháp quỷ chín tầng” nghìn năm tuổi. Tuy nhiên, những người dân du mục địa phương đều khuyên đoàn khảo cổ không nên đến đó, vì tổ tiên của họ tương truyền rằng: Đây là một “cao lâu địa ngục của yêu quái” cực kỳ u ám.
Khi tới cổ mộ, cả đoàn đã vô cùng sửng sốt và chấn động, vì trong lăng mộ này có một sự tồn tại đặc biệt của ngôi mộ đồ sộ nhất trong quần thể lăng mộ, được gọi là đại mộ Huyệt vị số 1.
Mộ cổ Đô Lan được người dân nơi đây gọi với biệt danh là “Tháp quỷ chín tầng”, có một truyền thuyết địa phương không tốt về ngôi mộ này, họ truyền tai nhau rằng có yêu quái trong tháp chín tầng, điều này đã trùm lên nó một tấm màn huyền bí.
Trải qua giám định cho thấy, ngôi mộ này là của vương thất người dân tộc Thổ Dục Hồn, cũng là bá chủ của Tây Vực vào thời Tùy Đường. Đây là một chính quyền trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài từ năm 313 đến năm 663, và từng nhiều lần giao chiến với Trung Nguyên.
Đối với những người du mục, không nhất thiết phải thành lập thủ phủ, nhưng khi giao du với Trung Nguyên, họ đã dần cảm nhận được sự khác biệt giữa hai bên, vì thế mà xây dựng thủ phủ và lăng mộ.
Lăng mộ này quay mặt về hướng Bắc và hướng Nam, cao 33m, rộng 55m, phía trước giống như một Kim tự tháp, nên có tên khác là “Kim tự tháp Phương Đông”.
Lăng mộ trong quá trình xây dựng rất chú trọng đến phong thủy, nên hai dãy núi phía sau lăng trông như hai con cự long che chở cho viên bảo châu này. Bên cạnh lăng mộ có 9 tầng gỗ bách, được xếp từ trên xuống dưới làm tăng thêm vẻ huyền bí cho lăng mộ.
Theo tính toán của các chuyên gia khảo cổ, để xây dựng một lăng mộ lớn như vậy thì phải cần đến 10.000 người làm việc trong một năm, do đó có thể thấy được mức độ giá trị lăng mộ lớn như thế nào, vì thế nên các chuyên gia rất thận trọng trong việc dọn dẹp và khai quật.
Điều gì đã khiến các chuyên gia khai quật vội vã rút lui?
Khi đang trong quá trình khai quật tầng thứ hai, họ đã tìm thấy hơn 700 con vật, một lượng lớn tơ lụa, đồ trang sức bằng vàng và đĩa gỗ vv,… mà những tấm lụa này khi đào lên vẫn chắc như mới, hoa văn còn rõ ràng và màu sắc vô cùng tươi sáng.
Đến đây các chuyên gia đã dừng việc khai quật, vì nếu sâu hơn nữa, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến kết cấu của lăng mộ. Mặc dù kỹ thuật khảo cổ hiện nay tương đối tiên tiến, nhưng một số di văn vật sau khi khai quật đã mất đi sắc thái ban đầu, chưa kể khi đào sâu xuống bên dưới thì độ khó càng lớn hơn, do đó các chuyên gia nhất trí với nhau nên tiếp tục để các văn vật chôn dưới đất.
Cho đến ngày nay, ngôi mộ cổ “Tháp quỷ chín tầng” Đô Lan vẫn chưa được khai thác thêm, nó vẫn chôn giấu bí mật ngàn năm tuổi.
Cũng có người cho rằng, không phải vì sợ phá hủy đi kết cấu của lăng mộ mà các nhà khảo cổ dừng lại việc đó. Vì nếu nghĩ như thế ngay từ đầu, thì đã không quyết định động vào, khai thác đến tầng thứ hai.
Người ta truyền tai nhau rằng, đoàn khảo cổ khai quật “cao lâu địa ngục” đã nhận được lời cảnh báo từ một thế lực vô hình nào đó, nên họ mới dừng lại.
Cũng giống như việc khai quật kim tự tháp trên toàn thế giới, rất nhiều người nhận được lời cảnh báo rằng không nên, và nhất định đừng làm việc đó. Nhưng phớt lờ những cảnh báo trên, việc đào quật vẫn được tiến hành.
Kết cục không một ai thoát khỏi kết cục thảm như tự sát, tâm thần,…và chết không rõ nguyên nhân. Từ người đào mộ, nhà khoa học cho đến cách nhiếp ảnh gia, nhà báo và các cá nhân tham gia,..vv không một ai lọt khỏi cái mà người dân gọi là “lời nguyền” của các ngôi mộ.
https://tinhhoa.net/