Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Báo cáo: Trung Quốc tuyển dụng hàng trăm học giả Úc cho chương trình Ngàn Nhân tài

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyển dụng hơn 300 nhà khoa học và học giả tại các cơ sở nghiên cứu đại học và chính phủ Úc thông qua các chương trình tuyển dụng nhân tài. Con số này có thể lên tới 600 người, mội dung một bản đệ trình mới đây cho cuộc điều tra của quốc hội Úc tiết lộ.

Tờ The Australian cho hay, bản đệ trình của chuyên gia Trung Quốc Alex Joske cảnh báo rằng các chương trình tuyển dụng bí mật có thể liên quan đến khoản gian lận tài trợ lên tới 280 triệu USD, đồng thời làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh có thể có được quyền truy cập cửa hậu vào các công nghệ nhạy cảm và các công nghệ sinh lợi của Úc.

Vào tháng 8, tờ The Australian của Úc tiết lộ hàng chục nhà nghiên cứu đã được tuyển dụng như một phần trong Kế hoạch Ngàn nhân tài của Bắc Kinh. Chương trình này mang lại cho họ mức lương và đặc quyền hậu hĩnh nhưng yêu cầu các phát minh của họ phải được cấp bằng sáng chế tại Trung Quốc và buộc họ phải tuân thủ luật pháp Trung Quốc.

Báo cáo mới đã tiết lộ cách thức một số học giả trong tầm ngắm của kế hoạch này đã hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu có ứng dụng quân sự, mà theo mô tả của giám đốc FBI Christopher Wray thì đây vừa là hoạt động gián điệp kinh tế của Bắc Kinh vừa là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với nước sở tại.

Ủy ban Liên hợp Quốc hội về điều tra tình báo và an ninh đã được thành lập sau khi Úc tiết lộ rằng chính phủ Trung Quốc đang tích cực tuyển dụng các nhà khoa học của Úc để tham gia vào một chương trình bí mật trong đó yêu cầu các sở hữu trí tuệ phải được cấp bằng sáng chế ở Trung Quốc.

Bản đệ trình của ông Joske cho cuộc điều tra đã làm nổi bật cách thức một số lượng đáng kể các học giả đã nhận được học bổng trị giá từ 1 triệu đến 3 triệu đô-la từ Hội đồng Nghiên cứu Australia, trong khi họ vẫn duy trì công việc ở Trung Quốc đại lục.

Tuy nhiên, ông Joske ước tính rằng Kế hoạch Ngàn nhân tài chỉ đại diện cho hơn một phần ba các trường hợp mà ông đã xác định được trong lần đệ trình gần đây của mình cho cuộc điều tra của quốc hội, thể hiện khả năng bao trùm của các chương trình tuyển dụng nhân tài của ĐCSTQ.

“Tôi nghĩ điều đó thực sự đáng lo ngại,” ông Joske nói với tờ The Australian.

“Kết hợp với mức độ tiềm năng của gian lận tài trợ và các dạng thức hành vi sai trái khác liên quan đến hoạt động này, đây thực sự là một vấn đề đáng báo động”.

Giáo sư George Zhao của Đại học Queensland đã nhận được khoảng 3,9 triệu đô-la tài trợ từ hai tổ chức, một trong số đó vẫn đang tiếp diễn, mặc dù đang điều hành một công ty pin ở Thanh Đảo với vốn đăng ký 13 triệu đô-la kể từ năm 2014 và là giám đốc danh dự tại một viện nghiên cứu của Trung Quốc.

Ông Joske cho biết 325 người tham gia mà ông xác định được “có lẽ chỉ là một số ít các trường hợp… và có thể có tổng cộng hơn 600 trường hợp tuyển dụng như vậy”. Ông cho biết so với các quốc gia khác, việc thúc đẩy tuyển dụng nhân tài của ĐCSTQ tập trung vào Úc một cách “không cân xứng”.

Ông nói: “Một trong những kết luận chính là Kế hoạch Ngàn nhân tài là đặc biệt quan trọng, nhưng nó chỉ là một phần của bức tranh lớn hơn về việc tuyển dụng nhân tài của chính phủ Trung Quốc”.

“Nhưng tất cả các chương trình này đều gây ra những lo ngại tương tự”.

Một giáo sư khác, Brad Yu Changbin, đã nhận được nhiều học bổng của chính phủ Úc trong khi đang làm việc trong các dự án máy bay không người lái do bộ quốc phòng Trung Quốc tài trợ, trong đó ông được đào tạo như một nhà khoa học của Quân đội Giải phóng Nhân dân. Ông hiện là kỹ thuật viên trưởng của chương trình máy bay không người lái cánh cố định của quân đội Trung Quốc.

Tổng cộng, ít nhất 59 cá nhân đã nhận được học bổng từ Hội đồng Nghiên cứu Australia trong khi đồng thời đang làm việc tại Trung Quốc, điều mà ông Joske ước tính có thể liên quan đến hành vi gian lận tài trợ lên tới 280 triệu USD trong hai thập kỷ qua.

Mặc dù Giáo sư Zhao thừa nhận rằng ông đã làm sai khi cho công ty năng lượng Trung Quốc mượn tên mình và trở thành giám đốc điều hành trên thực tế, nhưng ông vẫn khẳng định rằng mình chưa bao giờ thu được lợi nhuận tài chính, cũng như chưa từng đóng góp bất kỳ công sức nào cho doanh nghiệp này.

Ông cũng cho biết ông đã nói với ĐH Queensland về vị trí của mình tại Đại học Thanh Đảo, nhưng không phải là khoản trợ cấp 500.000 nhân dân tệ (100.000 USD) mà ông được trao.

Trong nghiên cứu được công bố vào tháng 8, ông Joske đã xác định 57 “trạm tuyển dụng” được thiết lập để phát hiện và tuyển dụng nhân tài ở Úc, một phần trong số 500 trạm được phát hiện trên toàn cầu. Trong khi hoạt động tuyển dụng dường như đạt đến đỉnh điểm vào năm 2017, ông Joske cho biết có khả năng điều này vẫn diễn ra ở mức cao nhưng đã trở nên khó phát hiện hơn.

Bản đệ trình là một phần trong cuộc điều tra của quốc hội Úc về các rủi ro an ninh quốc gia ảnh hưởng đến lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục đại học của Úc, dự kiến ​​sẽ được báo cáo với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Peter Dutton vào tháng 7 tới.

Các trường hợp tuyển dụng nhân tài đã trở nên khá nổi bật ở tất cả các trường đại học hàng đầu tại Úc. Đại học Monash có số lượng người tham gia tuyển dụng nhân tài cao nhất với 35 người, theo sau là ĐH Queensland với 31 người và ĐH New South Wales với 27 người.

Một phát ngôn viên của Hội đồng Nghiên cứu Australia cho biết họ chưa nhận được bất kỳ chi tiết nào về những cáo buộc mà ông Joske đưa ra, nhưng hội đồng mong đợi “tiêu chuẩn cao nhất về tính liêm chính trong mọi khía cạnh của quỹ nghiên cứu”.

Bà nói: “Tất cả các trường đại học đều có nghĩa vụ đảm bảo rằng việc thẩm định phù hợp được thực hiện”.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Con dâu ông Trump có thể được đề cử vào Thượng viện

Tin Tức Đa Chiều

Dữ liệu bùng nổ: Hơn 500.000 phiếu của ông Trump chuyển sang Biden nhờ phần mềm

Tin Tức Đa Chiều

Người ủng hộ ông Trump xếp hàng dài ở Florida ‘Chào mừng TT về nhà’

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment