Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Bác sĩ Mỹ: Giới y tế im lặng trước tội ác thu hoạch tạng của ĐCSTQ vì sợ bị trả đũa

Tại hội nghị thượng đỉnh nhân quyền toàn cầu, một vị bác sĩ đã cho biết nỗi sợ hãi về sự trả đũa kinh tế của Bắc Kinh ở một mức độ nào đó đã khiến thế giới nhắm mắt làm ngơ trước việc chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giết người vô tội và cưỡng bức mổ cướp nội tạng để kiếm lời.

“Hội nghị thượng đỉnh thế giới về chống và ngăn chặn cưỡng bức thu hoạch nội tạng” (World Summit on Combating and Preventing Forced Organ Harvesting) được khai mạc vào thứ Sáu (ngày 17/9) và diễn ra trong thời gian 2 tuần, có tổng cộng 6 hội thảo được tổ chức trực tuyến. Trong ngày đầu tiên, hơn 2.000 khán giả đã tham gia vào buổi phát sóng trực tuyến.

Theo kết quả điều tra của một tòa án độc lập ở London vào năm 2019, hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng được nhà nước hậu thuẫn đã được thực hiện trên “quy mô lớn” ở Trung Quốc trong nhiều năm. Nạn nhân bị ngược đãi chủ yếu là người tập Pháp Luân Công, một tổ chức tín ngưỡng vẫn đang bị bức hại.

Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người
Ngay sau khi Tòa án công bố báo cáo cuối cùng, Tiến sĩ Weldon Gilcrease, một chuyên gia về ung thư đường tiêu hóa tại Đại học Utah, đã liên hệ với người đứng đầu hệ thống y tế của trường, với hy vọng sẽ thảo luận về vấn đề họ nên đối phó với những hành vi tàn bạo như vậy như thế nào với tư cách là một tổ chức.

Ông Weldon Gilcrease cho biết tại một hội nghị chuyên đề trực tuyến ngày 17/9: “Về cơ bản, ông ấy nói với tôi rằng theo ý kiến ​​của ông ấy, không nghi ngờ gì rằng ĐCSTQ có thể thực hiện những hành động tàn bạo như vậy, hơn nữa những hành động tàn bạo đó thực sự đang xảy ra. Tuy nhiên, nếu chúng ta nói gì đó về vấn đề này, ĐCSTQ sẽ gửi tất cả sinh viên quốc tế đến tiểu bang Texas.”

Ông Weldon Gilcrease là phó giám đốc điều hành của Tổ chức Bác sĩ Chống Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng (Doctors Against Forced Organ Harvesting), đây là một tổ chức vận động y tế có trụ sở tại Washington. Sau đó, ông nói với tờ Epoch Times rằng ông cảm thấy có chút kinh ngạc về việc “vì quan hệ kinh tế nên sợ hãi như thế khi nói về việc này”.

Trả lời phỏng vấn, ông nói: “Ở tầng diện cá nhân, bạn chắc chắn sẽ có được sự ủng hộ, nhưng khi bạn cố gắng nâng sự ủng hộ này lên tầng diện tổ chức thì sẽ xuất hiện sự im lặng đến mức khiến bạn bừng tỉnh.”

Ông Weldon Gilcrease nói rằng những gì ông đã phát hiện ra trong nhiều năm là việc các chuyên gia y tế mà ông gặp thường không sẵn sàng đưa ra lập trường về việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng, không phải vì họ nghi ngờ rằng việc này đang xảy ra. Thay vào đó, họ cố gắng giữ khoảng cách với việc này để tránh sinh ra cảm giác “tham gia chính trị”.

Ông nói rằng đối với ĐCSTQ thì “đây chính là vũ khí mà họ sử dụng để giữ mọi người im lặng… Nếu bạn nói điều gì đó, bạn sẽ tham gia vào chính trị. Vì vậy, vẫn là không nên nhúng tay vào.”

Ông cho rằng quan điểm trái với ý kiến của ĐCSTQ thì mới là chính xác.

Vị bác sĩ này nói trong hội thảo trực tuyến rằng tránh xa chính trị “không có nghĩa là tránh lựa chọn lập trường khiến người khác không thoải mái. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là nếu ĐCSTQ muốn … thu nạp và biên chế lĩnh vực của chúng ta, các chuyên gia của chúng ta, bác sĩ nội khoa của chúng ta và bác sĩ ngoại khoa của chúng ta, thì chúng ta nên chống lại ĐCSTQ.”

Ông nói rằng “rất nguy hiểm nếu hợp tác với một hệ thống y tế do một chính quyền tà ác kiểm soát”. Ông chỉ ra rằng một số người giúp thành lập các trung tâm cấy ghép nội tạng của Trung Quốc đã được đào tạo y tế ở Mỹ và các nước phương Tây khác.

Ông nói rằng sự hợp tác tương tự giữa Mỹ và ĐCSTQ đã đạt được “những kết quả có hại” về mặt ngoại giao và kinh tế. Trong những năm gần đây, một số lượng lớn các nhà khoa học và bác sĩ người Hoa đã buộc phải từ chức vì họ không tiết lộ chính xác mối quan hệ kinh tế của mình với chính quyền Bắc Kinh. Trong đó bao gồm 3 chuyên gia y tế từ Trung tâm Ung thư MD Anderson của Houston (Houston’s MD Anderson Cancer Center), và 6 chuyên gia y tế từ Trung tâm Ung thư Moffitt của Tampa (Tampa’s Moffitt Cancer Center).

Theo ông Weldon Gilcrease, những lo ngại về mối liên hệ này (với ĐCSTQ) đã vượt qua mức tính toàn vẹn của nghiên cứu y sinh học của Mỹ. “Điều này là đang tự trói mình vào một hệ thống đã được chứng minh hết lần này đến lần khác rằng đang lợi dụng hệ thống y tế để phạm tội.”

Ngay cả trong thời kỳ đại dịch, các bác sĩ Trung Quốc dường như vẫn tiếp tục thực hiện các ca cấy ghép nội tạng bắt buộc, đồng thời cố gắng lợi dụng các nghiên cứu và phát hiện của các ca cấy ghép này để tạo dựng uy tín trên các tạp chí y tế quốc tế.

Hồi tháng 7/2020, Biên niên sử về Phẫu thuật (Annals of Surgery) đã công bố một nghiên cứu đề cập đến hai bệnh nhân cao tuổi có các triệu chứng giai đoạn cuối của COVID-19 (virus Trung Cộng). Khoảng 3 ngày sau khi vào hệ thống cấy ghép nội tạng của Trung Quốc thì họ đã được ghép phổi.

Bệnh nhân thứ hai, 70 tuổi, được ghép hai phổi vào ngày 8/3. Chỉ trước đó 3 ngày, các bác sĩ đã tiến hành đánh giá toàn diện về tình trạng của ông, và quyết định đăng ký bệnh nhân vào hệ thống phân phối tạng ghép.

Ông Ray Scalettar, giáo sư tại Trung tâm Y tế Đại học George Washington (George Washington University Medical Center), nói rằng bài báo cáo nghiên cứu này “đã đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về đạo đức, tức là làm thế nào mà người nhận tạng trong thời gian ngắn lại có thể nhận được phổi của người khác”. Ông giải thích rằng số lượng người hiến tạng tình nguyện ở Mỹ “lớn hơn nhiều” so với ở Trung Quốc. Mặc dù vậy, “thời gian chờ đợi ngắn nhất của loại hình người hiến tặng này là 15 ngày”.

Ông Ray Scalettar sau đó đã viết một bình luận cho tác giả của báo cáo này, nhưng hồi đáp “hoặc là vô nghĩa, hoặc là né tránh không nói đến vấn đề quan trọng”.

Theo ông Weldon Gilcrease, phần lớn những người trong ngành y tế ở Mỹ vẫn “cực kỳ thiếu nhận thức” về việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ — chỉ khoảng 5% đến 10% đã số người là nghe nói về nó. Tuy nhiên, ông nói rằng việc chính quyền Bắc Kinh liên tục che đậy dịch bệnh gần đây có thể đã mang lại sự thay đổi trong cách nghĩ của cộng đồng y tế.

Ông nói: “Ít nhất, giới y học cũng hiểu được nhiều hơn rằng chúng ta đang giao thiệp với loại người như thế nào.”

Related posts

Forbes: Nhiều tài phiệt Trung Quốc từng ở tình cảnh của Jack Ma

Tin Tức Đa Chiều

Cuộc chiến tiếp theo của Mỹ sẽ diễn ra ở đâu?

Tin Tức Đa Chiều

Đối đầu với Trung Quốc, Australia lựa chọn “sát cánh” Mỹ

Leave a Comment