Vào ngày 15/6, sau khi công bố hiệp định thương mại tự do Anh – Úc, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chỉ trích hành vi hung hăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Úc, thề sẽ “chung vai sát cánh với những người bạn của chúng tôi”. Trước đó, Anh cũng đã nỗ lực hỗ trợ quân sự với mục tiêu rõ ràng nhắm vào Trung Quốc.
Theo Daily Mail đưa tin ngày 16/6, Thủ tướng Anh đã đưa ra nhận xét trên sau khi công bố hiệp định thương mại tự do giữa Úc và Anh vào ngày 15. Mục tiêu của tuyên bố chính là nhà cầm quyền độc tài ĐCSTQ và nhấn mạnh hỗ trợ người đồng cấp Morrison tại Úc.
Ông Johnson nói: “Nếu bạn hỏi tôi về hành vi của Trung Quốc, tôi nghĩ điều đó rất rõ ràng. G7 rất rõ ràng và NATO cũng vậy. Tôi nghĩ tất cả đều rất lo ngại về những gì đã xảy ra với người Duy Ngô Nhĩ, cũng lo lắng về thực trạng đàn áp phổ biến đối với tự do của Hồng Kông cùng một số khu vực khác ở Trung Quốc, đặc biệt là hành vi đối với Úc”.
Ông Johnson cho biết, trước hành vi ngày càng hung hăng của ĐCSTQ đối với Úc, “chúng tôi sát cánh cùng các bạn, đó là lý do tại sao chúng tôi phải cử một nhóm tấn công tàu sân bay cùng các bạn”. Động thái đề cập đến chuyến đi kéo dài 7 tháng của tàu sân bay Queen Elizabeth, đã rời Anh tới Biển Đông vào tháng Năm.
Động thái hỗ trợ quân sự của Anh
Đi cùng căng thẳng giữa Trung Quốc và các nền dân chủ toàn cầu không ngừng leo thang, Anh đã gửi đến khu vực “tín hiệu sức mạnh trên biển và trên không” đặc biệt hùng hậu.
Tàu USS Queen Elizabeth rời Anh vào tháng 5 để triển khai hoạt động đầu tiên, động thái này sẽ khiến Nga và Trung Quốc tức giận.
Tàu chiến trị giá 5 tỷ USD này chở theo 8 máy bay chiến đấu tàng hình F35B của Không quân Hoàng gia Anh, lên đường đến châu Á vào ngày 24/5, đi cùng với 6 tàu của Hải quân Hoàng gia, trong đó có tàu hộ vệ của Hải quân Hoàng gia Anh, một tàu ngầm, 14 trực thăng hải quân và một đội Thủy quân lục chiến Hoàng gia.
Nhóm tấn công tàu sân bay sẽ đến thăm Ấn Độ, Singapore, sau đó qua Biển Đông đến Nhật Bản.
Ông Johnson nói rằng một trong những lý do để gửi con tàu trong chuyến đi kéo dài 7 tháng là để ủng hộ Úc chống lại ĐCSTQ. Ông nói: “Đây là mối quan hệ khó khăn, quan trọng là phải tiếp xúc với Trung Quốc theo cách tích cực nhất có thể. Nhưng ở nơi có khó khăn thì khó tránh được, đồng minh Anh – Úc cùng nỗ lực là rất quan trọng, và đây là một trong những lý do tại sao chúng tôi cử đi một nhóm tấn công tàu sân bay”.
Mặc dù thể hiện lập trường kiên định, nhưng ông Johnson cũng cho biết, “Không ai muốn rơi vào một cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc”.
Về phía Úc, ông Morrison đồng ý rằng sự hiện diện của các tàu chiến “giúp ích rất nhiều cho Úc”.
Khi đề cập đến hiệp định thương mại mới, ông nói: “Ý tôi là, khi bạn và một đối tác thương mại đôi khi xảy ra vấn đề, vậy thì có thể đa dạng hóa thương mại của bạn, hợp tác ngày càng nhiều quốc gia hơn là rất quan trọng. Tôi chân thành hoan nghênh cách nước Anh tham gia vào hiệp định vì cho thấy hiểu biết thực trạng. Từ đây sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn và khả năng phục hồi cao hơn cho các nhà xuất khẩu của Úc trên khắp thế giới”.
Thủ tướng Úc: Không hy sinh các giá trị để khôi phục quan hệ với TQ
Thông cáo chung của liên minh dân chủ nhắm vào Trung Quốc
Nhận xét cứng rắn [của ông Johnson về quân sự] được đưa ra sau cuộc họp của Nhóm G7 tại Cornwall vào cuối tuần qua. Tham gia cuộc họp có Mỹ, Anh, Ý, Canada, Nhật Bản, Đức, Pháp cùng các nước khách mời là Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc. Liên minh dân chủ này đã ra một Thông cáo chung, đặc biệt lên án ĐCSTQ về các vấn đề nhân quyền ở các khu vực Hồi giáo tại Tân Cương, kêu gọi duy trì mức độ tự trị cao cho Hồng Kông, và nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình với Đài Loan – đối với ĐCSTQ thì tất cả những vấn đề này đều rất nhạy cảm.
Thông cáo chung cũng kêu gọi tổ chức không minh bạch này (ĐCSTQ) cần minh bạch hơn về vấn đề chia sẻ dữ liệu liên quan nguồn gốc gây ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).
Ông Morrison hoan nghênh “sự ủng hộ rất mạnh mẽ của Anh trong khu vực nhằm thúc đẩy các nguyên tắc tự do và dân chủ”.
Giải pháp “không bỏ hết trứng vào một rổ”
Tháng 4 năm ngoái sau khi Chính phủ Morrison kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 – đại dịch lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán – thì mối quan hệ của Canberra với Bắc Kinh bắt đầu gia tăng xung đột.
Kêu gọi minh bạch của Úc đã khiến ĐCSTQ tức giận, họ đã trả đũa bằng cách áp đặt các lệnh cấm và thuế quan tùy tiện đối với hàng tỷ đô la hàng hóa của Úc, bao gồm lúa mạch, rượu vang, bông, hải sản, thịt bò, đồng và than đá.
Cãi vã ngoại giao giữa Úc và đối tác thương mại Trung Quốc lớn nhất của Úc là vấn đề không dễ dàng với Canberra khi khối lượng thương mại hàng năm [từ Úc vào Trung Quốc] xấp xỉ 175 tỷ USD. Ngược lại, hàng hóa của Úc đến Anh chỉ khoảng 15 tỷ USD.
Nhưng với hiệp định thương mại tự do Anh-Úc mới, các nhà sản xuất Úc [bị ảnh hưởng nặng nề từ trừng phạt của Trung Quốc] sẽ có được thêm giải pháp.
Về phía Anh, người lao động của Anh dưới 35 tuổi sẽ được phép sống và làm việc tại Úc trong 3 năm, không cần tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp. Đổi lại, Anh sẽ loại bỏ phần lớn các hàng rào thuế quan và giúp thúc đẩy xuất khẩu của Úc. Điều này có nghĩa là các nhà sản xuất Úc sẽ có thể xuất khẩu nhiều thịt bò, thịt cừu và pho mát hàng đầu thế giới của họ sang Anh.
Vào tối ngày 15/6 vừa qua, hai nhà lãnh đạo đã đạt được thỏa thuận mang tính bước ngoặt này trong một bữa ăn tối kéo dài 3 giờ đồng hồ được tổ chức tại số 10 Phố Downing. Mọi người đã nếm thử cá hồi Scotland, thịt cừu Welsh, thưởng thức rượu vang Úc – một sản phẩm mục tiêu khác mà ĐCSTQ muốn trả đũa.
Tin mới:
Đại sứ Mỹ: Washington sẽ chống lại ảnh hưởng độc hại của Bắc Kinh tại LHQ
Hungary hiến đất cho Trung Quốc xây đại học
Biden phủ nhận là ‘bạn cũ’ với Tập, nói TQ đang nỗ lực thể hiện là quốc gia có trách nhiệm
Hiệp định mang tính lịch sử về thương mại tự do Anh-Úc gồm những gì?
-Người Anh dưới 35 tuổi có thể xin “thị thực làm việc trong kỳ nghỉ” trong 3 năm tại Úc;
-Quy tắc quản lý công việc nông nghiệp được bãi bỏ;
-Người Úc cũng được xin cư trú làm việc tại Anh trong 3 năm;
-Hiệp định sẽ giúp nền kinh tế Úc tăng trưởng 1,3 tỷ USD mỗi năm;
– Sau khi bị ĐCSTQ trừng phạt thuế, hiệp định sẽ cung cấp cho các công ty Úc nhiều cơ hội bán hàng ở nước ngoài hơn;
-Anh đồng ý cuối cùng bãi bỏ thuế quan nông nghiệp, đem lại thêm cơ hội cho nông dân Úc;
– Điều này sẽ giúp thịt bò, thịt cừu, pho mát và đường của Úc vào Anh mà không bị đánh thuế;
-Nhưng cũng có lo lắng những thay đổi sẽ khiến Úc mất 10.000 công nhân nông trại mỗi năm;
-Úc cũng sẽ bãi bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Anh, bao gồm rượu whisky;
-Thuế đối với ô tô, máy móc, máy kéo và thuốc men của Anh cũng sẽ được bãi bỏ.
Tin nóng:
Món đồ không ngờ cất giấu trong 900kg dạ dày lợn