Do sự thiếu hụt vắc xin ngừa Covid-19, Ấn Độ đã cho phép các địa phương và các doanh nghiệp chủ động nhập khẩu để tiêm phòng gấp cho người dân, nhưng họ lại không chọn Trung Quốc.
Ấn Độ từ chối nhập khẩu vắc xin Covid-19 của Trung Quốc vì lý do chính trị?
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát căng thẳng, từ một quốc gia xuất khẩu vắc xin Covid-19, Ấn Độ lại thành nước có nhu cầu vắc xin khẩn cấp, do vậy Chính phủ của ông Modi đã giao quyền mua vắc xin cho nhiều bang và doanh nghiệp địa phương khác nhau.
Tuy nhiên có một thực tế là dường như không đơn vị nào can đảm nhập vắc xin của Trung Quốc vì đây được coi là một “quyết định chính trị”.
Theo báo cáo, Uttar Pradesh, bang đông dân nhất của Ấn Độ, sẽ mở thầu toàn cầu cho vắc xin và vắc xin Pfizer nằm trong danh sách này, nhưng bang này yêu cầu về vắc xin Pfizer và các điều kiện thuộc hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản, có nghĩa là chi phí nhập khẩu sẽ rất lớn và ước tính rằng rất khó để thương lượng.
Vậy liệu vắc xin Trung Quốc có được nhập khẩu vào Ấn Độ không? Một quan chức cấp cao của Uttar Pradesh cho biết, “Miễn là chúng tôi có thể cứu sống người dân, chúng tôi không có ý kiến về việc nhập khẩu vắc xin ở đâu, nhưng nhập khẩu vắc xin từ Trung Quốc là một quyết định chính trị”.
Câu cuối cùng này rõ ràng là chìa khóa mở ra những ý kiến khác nhau.
Các khu vực khác đã sử dụng ngôn ngữ trực tiếp hơn để từ chối vắc xin của Trung Quốc: “Không xem xét nhập khẩu vắc xin từ các quốc gia có chung biên giới trên bộ với Ấn Độ” – Ví dụ như trong thư mời thầu của Tổng công ty nhập khẩu thành phố Mumbai đã sử dụng cách diễn đạt này.
Tổng biên tập thời báo Hoàn Cầu, ông Hồ Tích Tiến cho biết, ông chưa nghe nhà sản xuất vắc xin nào của Trung Quốc đề nghị Ấn Độ xuất khẩu vắc xin, điều khiến ông ngạc nhiên là khi bệnh nhân Covid-19 chết hàng loạt, Ấn Độ vẫn coi “tính đúng đắn chính trị” là ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn vắc xin.
Ông Hồ Tích Tiến muốn nói rằng, không phải Ấn Độ đã nhập khẩu một số lượng lớn máy tạo oxy và máy thở từ Trung Quốc? Vì đó là sự lựa chọn duy nhất của họ.
Tôi hy vọng rằng người dân Ấn Độ có thể sử dụng vắc xin Pfizer cần được bảo quản ở nhiệt độ âm 70 độ. Vắc xin của Trung Quốc vốn đã khan hiếm, cung không đủ cầu.
Nếu không có một số bang của Ấn Độ chủ động từ chối vắc xin của Trung Quốc thì có lẽ người Trung Quốc đã không nghĩ rằng vắc xin của họ nên có một thị trường Ấn Độ vào thời điểm này. Đây không phải là điều đáng tiếc.