Tin tức Đa Chiều
Góc Nhìn

‘Ai đã đặt tên cho dòng sông’?: Từ sông Hương mơ mộng đến sông Tô Lịch hồi sinh từ cõi chết

Sau khi đề thi môn Ngữ Văn kỳ thi THPT quốc gia được công bố thì cụm từ “Ai đã đặt tên cho dòng sông” trở thành chủ đề bình luận sôi nổi trên các diễn đàn. Thú vị là, trước đó không lâu, khi kỳ thi còn chưa bắt đầu, một con sông cũng đã thu hút sự chú ý của dư luận vì quá trình “cải tử hoàn sinh” của nó.

Đó không phải là dòng sông Hương thơ mộng thơm tho trong văn chương và cả ở ngoài đời thực, mà đó là sông… Tô Lịch.

Ai đã đặt tên cho dòng sông Tô Lịch?

Người Hà Nội ai còn lạ câu “Bẩn như nước sông Tô”. Con sông thơ mộng bậc nhất kinh thành xưa, ngày nay lại thành mương nước thải khổng lồ. Người ta ví nước đen đặc quánh và nặng mùi như nhựa đường pha trứng ung. Có người từng ném tàn thuốc lá xuống sông, không ngờ mặt sông bắt lửa cháy phừng phực!

Quay trở về câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Sông Hương từng mang nhiều cái tên thơ mộng khác nhau trong lịch sử, như “sông Hương Trà” (theo “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn), “sông cái Kim Trà” (theo “Ô châu cận lục” do Dương Văn An nhuận sắc vào năm 1555), “sông Linh” (theo “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi – 1435) v.v. Còn tên sông Tô Lịch tương truyền lấy từ tên một vị Thần tên là Tô Lịch sống vào thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao Chỉ, sông cũng từng được gọi là “Kim Giang”.

Người ta nói: “Dân ta phải biết sử ta/ Cái gì không biết thì tra Google”. Nhưng Google một vòng cũng chỉ biết nhiêu đó thôi, vẫn không biết “Ai đã đặt tên cho dòng sông” cả.

Mà ngẫm đi ngẫm lại, “Ai đã đặt tên cho dòng sông” thì có gì quan trọng chứ? Quan trọng hơn có lẽ là nội hàm mà cái tên sông đó gợi lên trong tâm trí người nghe. “Sông Tô Lịch” thời xa xưa có lẽ từng gợi lên phong cảnh thanh bình, “Hai bên là đồng ruộng, sát mép sông là bè rau muống” (1).

Nhưng bao năm nay, cùng với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá thì ba chữ “sông Tô Lịch” trong tâm trí người Hà Nội đều gợi lên cảm giác hôi thối đến nhăn mặt nhíu mày. Tên sông thì bao đời nay vẫn vậy, nhưng nội hàm của nó giờ khác xa!

Sông Tô Lịch “cải tử hoàn sinh”?

Mới đây, người ta bắt đầu dự án thí điểm làm sạch nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Bioreactor của Nhật Bản. Theo Tiến sĩ Tadashi Yamamura, chuyên gia Liên hợp quốc về môi trường, thì công nghệ này được ví như “nhà máy xử lý nước thải” ngay dưới lòng sông.

Lượng bùn tích tụ ở tầng đáy gây ra mùi hôi thối dưới tác động của các bọt khí kích thước nano và chất xúc tác Nano Bioreactor sẽ kích hoạt các vi sinh vật có lợi, phân giải tức thì các chất bẩn, bùn, vi khuẩn có hại thành khí CO2 và nước H2O.

Do vậy, không còn khí độc H2S hay NH3 gây ra mùi hôi thối độc hại ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Kết quả thu được ban đầu rất khả quan:

“Dưới dòng nước đen, bọt sủi như chiên cá. Dân trước đây bịt khẩu trang cũng không tập thể dục ở đoạn sông này, nay có thể đi bộ, đạp xe.

Đoạn sông bớt hẳn mùi thối. Nước đen chuyển dần sang nhờ nhờ trong, bùn giảm, lại có cá bơi” (2).

Tuy nhiên, nhiều băn khoăn lo ngại vẫn còn đó khi dọc sông Tô Lịch có gần 300 cống lớn nhỏ, hàng ngày có khoảng 150.000m3 nước thải sinh hoạt qua các cống này đổ trực tiếp xuống dòng sông.

Mặc dù chuyên gia Nhật Bản khẳng định rằng công nghệ Bioreactor sẽ cho phép lượng nước chảy vào được xử lý ngay trong ngày và sẽ không còn ô nhiễm, nhưng có lẽ thứ nước đã được “làm sạch” kia cũng vĩnh viễn không thể ngọt lành để vô tư uống vào như “con sông quê hương” thuở nào nữa.

Trong khi nhiều dòng sông ở Việt Nam đang bị ô nhiễm mà không có biện pháp xử lý tận gốc, thì ít ai biết rằng đã từ lâu rồi, có một vị tiến sĩ cũng người Nhật Bản đã khám phá ra một phương pháp làm sạch nước hiệu quả và vi diệu hơn nhiều.

Tiến sĩ Masaru Emoto – tác giả cuốn sách “Thông điệp của nước” đã tiến hành một loạt thí nghiệm khoa học trên các tinh thể nước, và phát hiện ra khả năng cảm thụ ngôn ngữ, âm nhạc, hình ảnh… tuyệt vời của nước. Tiến sĩ Emoto từng thực hiện một thí nghiệm, trong đó một nhóm người phát ra thiện niệm, chẳng hạn như “Cám ơn” và “Tình thương” vào một cái chai đựng đầy thứ nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Kết quả là, nước này đã được thanh lọc nhanh chóng.

Vào lúc 2 giờ ngày 2 tháng 2 năm 1997, 500 người từ khắp Nhật Bản đã hưởng ứng lời kêu gọi của tiến sĩ Emoto và phát thiện niệm vào một chai đựng nước máy được đặt trên bàn làm việc của tiến sĩ Emoto tại Tokyo. Mỗi người được yêu cầu nghĩ như sau: “Nước hãy trở nên tinh khiết bây giờ. Xin cám ơn”.

Thông điệp trìu mến này đã được phát ra cùng lúc bởi 500 người trên khắp Nhật Bản.

Không có quá trình xử lý nhân tạo nào đối với bức ảnh trên. Mặc dù nhóm nghiên cứu đã kỳ vọng kết quả này, tất cả họ đều đã rơi nước mắt khi thấy nó.

Thiện niệm có khả năng tịnh hoá thế giới

Có lẽ một số người còn cảm thấy sự liên hệ giữa thiện niệm và thanh lọc nước là khó tin: làm sao mà một thứ thuộc về tinh thần, chỉ có ở trong tâm trí con người lại có thể cải biến vật chất cách nó rất xa?

Thực ra, các nhà khoa học đã phát hiện rằng khi suy nghĩ, đại não của con người phát ra một dạng vật chất tương tự như sóng điện.

Rất có thể, trong vật chất này chứa đựng một năng lượng siêu thường, có khả năng kết nối siêu việt không gian, dưới những điều kiện nhất định sẽ thay đổi kết cấu phân tử nước hay các vật chất khác.

Vì bản chất nguyên sơ của nước là tinh khiết, cũng như bản chất nguyên sơ của con người là lương thiện, nên thiện niệm của con người có khả năng chấn động tới, kêu gọi nước ô nhiễm trở về với bản chất tinh sạch của nó.

Vậy thì, phải chăng đó là niềm hy vọng “cải tử hoàn sinh” dòng sông Tô Lịch, cũng là niềm hy vọng tịnh hoá rất nhiều dòng sông, tịnh hoá chính bản thân con người chúng ta? “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – câu trả lời là: chính chúng ta. Đừng xem nhẹ mỗi từng ý niệm của bản thân.

Lòng yêu kính thiên nhiên, thiện niệm của mỗi người có thể mang lại sự thuần khiết nguyên sơ cho mỗi dòng sông nước Việt.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Con dâu ăn không mời mẹ chồng: Thiếu văn hóa hay giới trẻ là thế?

Tin Tức Đa Chiều

7 sự thật về người giàu mà người bình thường chẳng bao giờ ngờ tới

Tin Tức Đa Chiều

Lính Mỹ liệu có được chào đón trên đất Việt Nam?

Science

Leave a Comment